[Vật Lí 7]Các tác dụng của dòng điện (Lí thuyết vs bài tập) [có cả BT thực hành]

S

sakura_thix_sasuke

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Dây may so trong ấm nước điện.
B. Đèn báo ti vi.
C. Công tắc.
D. Dây dẫn điện của mạch điện gia đình.
Câu 2: Xét các dụng cụ sau: Quạt điện; nồi cơm điện; máy thu hình (tivi); bàn là; máy thu thanh (rađiô); ấm điện.
Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ:
Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ:
Nồi cơm điện.
Ấm điện.
Bàn là.
Quạt điện.
Máy thu hình (tivi).
Máy thu thanh (rađiô).
Hãy quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện.
Nam châm điện là gì? Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Tiết 25:
Bài 23:
I. Tác dụng từ:
1. Tính chất từ của nam châm:
3. Tìm hiểu chuông điện:
II. Tác dụng hoá học:
* Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp………………….
III. Tác dụng sinh lí:
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật.
TÁC DỤNG TỪ-TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
2. Nam châm điện:
* Kết luận:
- Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là……………………
- Nam châm điện có…………..…vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
nam châm điện.
tính chất từ
vỏ bằng đồng.
IV. Vận dụng:
Cấu tạo của nam châm điện:
Nguồn điện
Cuộn dây
Dùng dây dẫn mãnh có võ cách điện quấn nhiều vòng xung quanh lõi sắt non ta có cuộn dây.
Nối 2 đầu cuộn dây với nguồn điện và công tắc để dòng điện chạy qua ta được nam châm điện.
Khi mở công tắc cuộn dây có còn là nam châm điện không? Tại sao?
C1. a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt, các mẫu dây đồng. Quan sát xem hiện tượng gì xảy ra khi công tắc đóng và công tắc mở.
Các em hãy mắc sơ đồ mạch điện như hình 23.1 và tiến hành thí nghiệm như câu C1.
Hiện tượng gì xảy với các đinh sắt khi công tắc mở?
Hiện tượng gì xảy với các đinh sắt, dây đồng khi công tắc đóng?
Khi công tắc đóng: cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng.
Khi công tắc mở: các đinh sắt rơi ra.
b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc.
Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy.
Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.
Quan sát hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
Hãy đảo đầu cuộn dây và quan sát hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm?
Nguồn điện
Cuộn dây
Lá thép đàn hồi
Miếng sắt
Tiếp điểm
Đầu gõ chuông
Chuông
Tìm hiểu cấu tạo chuông điện
Chốt kẹp
C3. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm? Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm?
C2. Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?
C4. Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?
Hoạt động
chuông điện

Các em hãy mắc sơ đồ mạch điện như hình bên và tiến hành thí nghiệm theo nhóm để trả lời câu C2, C3, C4.
C2. Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?
Khi đóng công tắc, dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông, chuông kêu.
Hoạt động chuông điện
Hoạt động chuông điện
C3. Ngay sau đó mạch bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này.
Miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.
Hoạt động
chuông điện
C3. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm?
Khi đó mạch hở, cuộn dây không có dòng điện đi qua, không có tính chất từ nên không hút miếng sắt nữa. Do tính chất đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì sát vào tiếp điểm.
Hoạt động
chuông điện
C4. Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?
Khi miếng sắt trở lại tì sát vào tiếp điểm, mạch kín và cuộn dây lại có dòng điện chạy qua và lại có tính chất từ. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào làm chuông kêu. Mạch lại bị hở. Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng.
Hoạt động
chuông điện
Đầu gõ chuông chuyển động làm chuông kêu liên tiếp. Đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện. Các động cơ điện như máy quạt, máy bơm nước… hoạt động dựa trên tác dụng này của dòng điện.
-
+
Hình 23.3
II. Tác dụng hoá học:
Quan sát thí nghiệm của giáo viên.
Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao em biết?
Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện. Vì đèn trong mạch sáng.
Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
Nhận xét màu của thỏi than nối với cực âm ?
Lớp đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách ra khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
III. Tác dụng sinh lí:
Khi sử dụng mạng điện gia đình các em phải đảm bảo an toàn không thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiện trong y học dòng điện dùng để chữa bệnh
VD: Như dùng xung điện thích hợp có thể làm cho những bệnh nhân tim đã ngừng đập có thể hoạt động trở lại....
Ở Nam Mĩ 1 loại cá điện có khả năng làm tê liệt các động vật và người ở dưới sông.
Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể thì sẽ như thế nào?
Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể thì sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.
Vậy dòng điện qua cơ thể có lợi hay có hại? Nêu ví dụ?
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào?
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật.
IV. Vận dụng:
A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.
C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
C7. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
D. Một đoạn băng dính.
A. Làm tê liệt thần kinh.
B. Làm quay kim nam châm.
C. Làm nóng dây dẫn.
C8. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
D. Hút các vụn giấy.
23.3/24 (SBT) Tác dụng hóa học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ?
A. Làm dung dịch này nóng lên.
B. Làm dung dịch này bay hơi nhanh lên.
C. Làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D. Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp về nội dung giữa chúng.
Tác dụng sinh lý
Tác dụng nhiệt
Tác dụng hoá học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng từ
Chuông điện kêu.
Bóng đèn bút thử điện sáng.
Mạ điện.
Cơ co giật.
Dây tóc bóng đèn phát sáng
1
2
3
4
5
6
7
8
Một trong hai cực của nguồn điện?
Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng?
Vật cho dòng điện đi qua?
Một tác dụng của dòng điện?
Lực tác dụng của hai điện tích cùng loại?
Một tác dụng của dòng điện?
Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài?
Vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất?
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
+ Học thuộc ghi nhớ.
+ Xem lại từ bài 17 đến bài 23 để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra 1 tiết.
+ Đọc phần “Có thể em chưa biết”
 
Last edited by a moderator:
M

mimibili

hình như bạn sakura-thix-sakuke cho đề rồi giải luôn thì phải?????????????
nếu vậy thì nên viết cho rõ ràng nha bạn! người khác đọc vào cứ tưởng bạn cung cấp một loạt đề thi như thế để người khác giải đó!
bạn làm mình giải một lúc rồi phải xoá đi vì thấy có đáp án
 
4

40phamkinhvy

Câu 1: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Dây may so trong ấm nước điện.
:DB. Đèn báo ti vi.
C. Công tắc.
D. Dây dẫn điện của mạch điện gia đình.
Câu 2: Xét các dụng cụ sau: Quạt điện; nồi cơm điện; máy thu hình (tivi); bàn là; máy thu thanh (rađiô); ấm điện.
Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ:nồi cơm điện , bàn là , ấm điện .
Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ còn lại
Hãy quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện.
Nam châm điện là cuộn dây có lõi sắt khi có dòng điện chạy qua. Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ
 
4

40phamkinhvy

Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng?\Rightarrowdòng điện
Vật cho dòng điện đi qua?\Rightarrowvật dẫn điện
Một tác dụng của dòng điện?\Rightarrowt/d từ
Lực tác dụng của hai điện tích cùng loại?\Rightarrowđẩy
Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài?\Rightarrownguồn điện
Vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất?\Rightarrow nhựa
;)
 
V

voxuanthai

Câu 1B. Đèn báo ti vi.
Câu 2Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ:Ấm điện.
Bàn là.
Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ:Quạt điện.
Máy thu hình (tivi).
Máy thu thanh (rađiô)
 
H

huonggiang_0405

<vật dẫn điện thông dụng><vạt cách điện thông dụng>=<nhôm><nhựa> :D:D:D
 
M

mylinh998

bạn viết thế thì ai muốn làm hết "đề" của bạn đây, lần sau bạn nhớ viết không dài dòng và rõ rằng nhé, trong nội dung còn có cả "học ghi nhớ", "xem giáo viên thí nghiệm",... như là một giáo án vậy. lưu ý nhé
 
Top Bottom