[Vật lí 7] Bài tập

K

kinnaam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 tại sao trong các lớp học người t thường gắn nhiều bóng đèn ở vị trí khác nhau mà khôngdùng 1 bóng đèn lớn (độ sánh của bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại) đặt tại 1 vị trí bất kì trong lớp. hẫy giải thích
câu 2vì sao đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn dây tóc thì bóng của bàn tay rõ nét còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe
câu 3 tiếng sét và tia chớp đc tạo ra gần như 1 lúc nhưng ta thường nhing thấy tia chớp trc khi nghe thấy tiếng sét? hãy giải thích?
 
L

leemin_28

3

Đây là một trong những câu hỏi mà ai cũng đã từng suy nghĩ khi gặp sấm chớp. Thường thì bạn nhìn thấy chớp hoặc sét rồi một lúc sau (thường là một đến vài giây) sẽ thấy tiếng sấm. Hồi bé, tôi còn hay bịt tai lại mỗi khi nhìn thấy sét để khỏi phải nghe thấy tiếng sấm sau đó. Vậy có phải là ở trên trời thì sấm và sét được tạo ra không cùng nhau, sét được tạo ra trước, sấm được tạo ra sau nên chúng ta mới nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm hay không? \"Lightning Ngay từ cách đây 2300 năm, Aristotle đã nghĩ rằng sấm được tạo ra khi có một khối không khí bị “giam hãm” trong các đám mây được giải phóng ra. Sau đó, sét mới được hình thành do khối không khí này bị đốt cháy và do chúng ta nhìn thấy sét trước nên chúng ta nghĩ rằng sét tạo ra trước. Tuy nhiên, sau đó thì con người lại cho rằng đương nhiên sét được tạo ra trước bởi chúng ta nhìn thấy nó trước. Cho tới ngày nay, các nhà khoa học đã giải thích được rằng sấm và sét được tạo ra cùng một lúc. Sét là hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trái dấu (đám mây và mặt đất). Không khí xung quanh vụ phóng điện này có sức nóng lên tới 50000 độ F (tức là gấp 5 lần nhiệt độ tại bề mặt của mặt trời). Sức nóng đột ngột này tạo ra một chấn động mạnh trong không khí xung quanh và truyền tới tai chúng ta và cái mà chúng ta gọi là sấm chính là sự lan truyền chấn động này. Vậy tại sao chúng ta lại nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm? Đơn giản là do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng. Ánh sáng đi với vận tốc xấp xỉ 300.000 km/s, trong khi đó tốc độ âm thanh trong không khí chuẩn có 344 m/s. Do đó, tuy cùng diễn ra tại một thời điểm và địa điểm nhưng ánh sáng lại đi tới chúng ta nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh. Bạn cũng đã biết rằng cứ 10 người bị sét đánh thì chỉ có 1 người vĩnh biệt chúng ta mà thôi. Nếu bạn thích tính toán, hãy thử giải bài toán xem nếu như chúng ta biết được khoảng cách về thời gian (tính bằng giây) giữa việc chúng ta nhìn thấy sét và chúng ta nghe thấy sấm thì liệu chúng ta có tính được khoảng cách từ chỗ chúng ta đang đứng cho tới chỗ xảy ra hiện tượng sét đánh hay không nhé?
 
R

rutifuentoran

vật lí 7

2. Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.
Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng nửa tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe
3.Trong hiện tượng sét, ta nghe được tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp vì vận tốc của ánh
sáng trong không khí (300.000.000 m/s) lớn hơn vận tốc của âm thanh trong không khí (340m/s)
 
Last edited by a moderator:
H

hoa02hoa

Câu 3:- V(âm thanh)=340(m/s)
- V(ánh sáng)=300000000(m/s)
Vì vận tốc âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng nên ta thường thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sét.
 
T

tieuyetdethuong1

Câu 1:Việc lắp đặt các bóng đèn trong lớp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-Thứ nhất:phải đủ độ sáng cần thiết
-Thứ 2 :Học sinh không bị chói lóa khi nhìn lên bảng
-Thứ 3:Tránh bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà khi tay học sinh viết bài tạo ra.
Một bóng đèn lớn chỉ thỏa mãn yêu cầu thứ nhất,không thỏa mãn 2 yêu cầu còn lại.Trong khi đó nếu dùng nhiều đèn lắp ở các vị trí thích hợp sẽ thỏa mãn cả 3 yêu cầu.Chính vì vậy trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở nhiều vị trí khác nhau.
Câu 2:Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.
Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng nửa tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.
Câu 3:Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh sáng trong không khí là 300 000km/s, chính vì vậy ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét.
 
S

sonsuboy

để hoc tốt vật lí

lắp nhiều bóng đèn ở vị trí khác nhau:đủ ánh sáng,tránh hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối,học sinh không bị lóa khi nhìn lên bảng
 
U

uzimakinaruto

3)-ta có
Vận tốc âm thanh 340m/s
Vận tốc ánh sáng 300000000m/s
từ đó suy ra vận tốc âm thanh nhỏ hơn vận tốc ánh sáng nên thấy tia chớp trước tiếng sét.
 
Top Bottom