[Vật lí 6]-Sự nở vì nhiệt của các chất.

V

vinhthang1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) vì sao rót nước vào cốc dày lại khó vỡ hơn rót nước vào cốc mỏng?
2) vì sao giữa 2 ống nước lại được nối với nhau bằng ống cao su?
3) Vì sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực thủy ngân lúc đầu tụt xuống rồi sao đó mới dâng lên?
 
0

0872

1.
Kinh nghiệm cho thấy cốc bằng thủy tinh dày khi rót nước sôi vào thì dễ vỡ, cốc bằng thủy tinh mỏng ít khi bị vỡ hơn. Đối với cốc thủy tinh dày, phần thủy tinh tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nở ra vì nhiệt, phần không tiếp xúc với nước sôi vẫn giữ thể tích như trước. Ở chỗ tiếp giáp giữa hai phần đó, một bên thì vẫn giữ thể tích như cũ, một bên thì tăng thể tích. Chỗ đó bị nứt ra, làm cho cốc bị vỡ. Đối với cốc thủy tinh mỏng, không có hai phần rõ rệt như thế. Thủy tinh nở vì nhiệt một cách đều đặn và cốc không bị vỡ. Để tránh hiện tượng đó, khi rót nước nóng vào cốc ta nên để thêm một chiếc thìa kim loại hoặc trước khi rót nước sôi vào cốc ta nên rót một ít nước nóng vào đáy cốc và lắc lên một lát, sau đó mới từ từ rót nước sôi vào.

3.
Lúc đầu ống thủy tinh bị nóng đã nở ra trước nên thủy ngân trong ống bị tụt xuống một chút.
Sau đó thủy ngân trong ống mới nóng và nở ra, Nhưng thủy ngân là chất lỏng đã nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống dâng lên.
 
T

taxben

Câu 2 mình cũng không rõ,hình như là cao su để hạn chế sử nở vị nhiệt(Hoặc làm không có)
Câu3: Do sự nở vì nhiệt,ban đầu khi nhúng vào thì thủy ngân nở mạnh ra,sau đó mới từ từ tăng lên.(à,hình như nóng quá là nó nổ đấy)
 
Top Bottom