[Vật lí 6] Nhiệt kế đây

  • Thread starter be_pingpong97
  • Ngày gửi
  • Replies 21
  • Views 3,745

B

be_pingpong97

Last edited by a moderator:
B

be_pingpong97

Nè ! Bà con ơi ! có ai giảng lại hộ cái bài nhiệt kế - nhiệt giai được k0 ? Bí wá ha` !:p
Nhiệt giai là chi zậy ta ?:)| Chẳng bít mấy cái Xenxiut với lại Fahrenhai là chi ha ! Nhờ bà con giảng giúp !!!:D:p !!!!!!!

Vật lý đó có ai hỉu k0 ha !giảng nhanh nhanh hộ ta ! sắp kiểm tra rồi đó !
 
C

co_be_ban_diem

Nhiệt kế,nhiệt giai.
1.Nhiệt kế:
-Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ được dùng phổ biến ở nước ta.
-Đơn vị đo độ C.
-Trong nhiệt kế,nhiệt độ của nước đá đang tan là [TEX]0^0[/TEX] C,nhiệt độ của nước đang sôi là [TEX]100^C[/TEX].
-Có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau như:nhiệt kế rượu,nhiệt kế y tế,……
2.Nhiệt giai:
-Nhiệt giai thường được dung phổ biến ở các nước Phương Tây.
-Có 2 loại được dung phổ biến:
+Nhiệt giai Xenxiut:Đơn vị : độ C(học thêm trong SGK)
+Nhiệt giai Fahrenheit: Đơn vị :độ F (học thêm SGK)
 
I

iburatino

Nhiệt giai gần giống như là đơn vị để đo nhiệt độ ấy mà! Còn nhiệt kế là thứ để đo nhiệt độ. Nói thế bạn hiểu rùi ha!
 
S

spring_summer1996

sách giáo khoa nói rất rõ rồi mà, kiến thức của bạn bị hổng đó , xem lại đi

_
Độ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ là nước đá đông và 0 độ là nước sôi ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và 100 là nước sôi.[1] Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông.[2] Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ "bách phân" cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông.
_
http://vi.wikipedia.org/wiki/Celsius
còn độ F mình post sau, hiiiiiihihihihiihihhihihihihi
cái này mình lấy ở trang Bách Khoa toàn Thư Việt Nam đó
 
Last edited by a moderator:
B

baybydethuong_1997

nhiệt kế xẽniut là tên của người sáng tạo ra nhiệt giai thui.và farenhai cũng như vậy
còn nhiệt giai thì mình bí
 
N

nguyenquynhtrang1012

ui xời dễ mà.
nhiệt kế chính là dụng cụ để đo nhiệt độ. Còn nhiệt giai là cái tờ giấy nhỏ, dài đặt trong nhiệt kế. Được chia theo vạch.
Nhiệt giai xexinut do nhà bác học xexinut phát hiện ra.Trong nhiệt giai này, nhiẹt độ của đá đang tan là 0 độ C,nhiệt độc của nc sôi là 100 độ C.nhiệt giai Farenhai do nhà khoa học Farenhai đề nghị làm ra. Trong nhiẹt giai này, nd của nc đá tan là 32 độ F, nhiệt độc của nc sôi là 212 độ F.
Cậu chịu khó đọc lại. Bài này rất đơn giản
 
K

keobong_291097

Nè ! Bà con ơi ! có ai giảng lại hộ cái bài nhiệt kế - nhiệt giai được k0 ? Bí wá ha` !
Nhiệt giai là chi zậy ta ?:)| Chẳng bít mấy cái Xenxiut với lại Fahrenhai là chi ha ! Nhờ bà con giảng giúp !!!:D:p !!!!!!!

trong sách giáo khoa có ghi tõ roài mà bn, bn coi lại đi ha.cũng chúc bn kiểm tra được điểm cao nha
 
S

spring_summer1996

Lịch sử

Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7,5 độ, điểm sôi là 60 độ, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.

Fahrenheit chọn điểm số không trên thang nhiệt độ của ông là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708/1709, một mùa đông khắc nghiệt, ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông. Bằng một hỗn hợp „nước đá, nước và Ammoniclorid (NH4Cl)“ (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8 °C) này. Fahrenheit muốn bằng cách đó tránh được nhiệt độ âm, như thường gặp ở thang nhiệt độ Rømer-Skala trong hoàn cảnh đời sống bình thường.

Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32 °F) và điểm chuẩn thứ ba là "thân nhiệt của một người khỏe mạnh" (ở 96 °F).[1]

Theo các tiêu chuẩn hiện nay thì các điểm chuẩn trên và dưới khó có thể tạo lại một cách thực sự chính xác được. Vì thế mà thang nhiệt độ này về sau đã được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước, tức là 32 °F và 212 °F. Theo đó, thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6 °F (37 °C), chứ không phải là 96 °F (35,6 °C) như Fahrenheit đã xác định nữa.

Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.

[sửa] Sử dụng

Thang nhiệt độ Fahrenheit từng được sử dụng chủ yếu trong đo đạc thời tiết, công nghiệp và y tế ở hầu hết các nước nói tiếng Anh cho đến những năm 1960. Vào nửa cuối những năm 1960 và 1970, thang nhiệt độ Celsius dần dần được các chính phủ đưa vào sử dụng trong kế hoạch chuẩn hóa hệ thống đo lường.

Những người ủng hộ thang nhiệt độ Fahrenheit cho rằng sự phổ biến của nó trước kia là do yếu tố tiện dụng. Đơn vị của nó chỉ bằng 5⁄9 của một độ Celsius, cho phép thể hiện chính xác hơn các đo đạc nhiệt độ mà không cần sử dụng đến các đơn vị lẻ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí môi trường ở hầu hết các vùng cư dân trên thế giới thường cũng không vượt xa giới hạn từ 0 °F đến 100 °F, vì thế mà thang nhiệt độ Fahrenheit được cho là thể hiện nhiệt độ mà con người có thể cảm nhận được, thể hiện theo từng cấp 10 độ một trong hệ thống Fahrenheit. Hơn nữa, đồng thời mức thay đổi nhiệt độ nhỏ nhất có thể cảm nhận được là một độ Fahrenheit, nghĩa là một người bình thường có thể nhận biết nếu có chênh lệch nhiệt độ ở mức chỉ một độ.

Nhưng cũng có những người ủng hộ thang nhiệt độ Celsius lập luận rằng hệ thống của họ cũng rất tự nhiên; ví dụ như họ có thể nói rằng nhiệt độ từ 0–10 °C là lạnh, 10–20 °C là mát mẻ, 20–30 °C là ấm áp và 30–40 °C là nóng.

Ở Mỹ, hệ thống Fahrenheit vẫn là hệ thống được chấp nhận là chuẩn cho mục đích phi khoa học. Mọi quốc gia khác đã áp dụng thang nhiệt độ chính là Celsius. Fahrenheit đôi khi vẫn được thế hệ cũ sử dụng, đặc biệt là để đo nhiệt độ ở các mức cao.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Fahrenheit
 
Last edited by a moderator:
Z

zz_nslhn_zz

I Nhiệt Kế:
Nhiệt kế(NK)là dụng cụ đo nhiệt phổ biến ở nước ta
Có 3 loaị NK cơ bản, đó là:
1NK y tế: để đo nhiệt độ cơ thể người
2NK rượu : để đo nhiệt độ phòng
3 NK thuỷ ngân: dùng để đo nhiệt đọ chai, lọ
NHiệt giai
Xenxiut: c
 
T

tuanhbeo

nhiet giai xenxiut :có nhiệt độ nước đang sôi là 100 độ
có nhiệt độ nước đá đang tan là 0 độ
Xenxiut là tên người sáng tạo ra loai nhiệt giai nay
còn Fahrenhai la gi minh cũng wên rùi ah
 
V

vananhhin

nhiệt giai là cái xenxiut với farenhai đó bạn, cái này là tên gọi của 2 nhà bác học xenxiut và farenhai đó ,ko hiểu chỗ nào thì cứ giở sách ra nhá chúc bạn học tốt thi tốt nha:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-;););););););););););)
 
V

vuduyhungchuot

Nè ! Bà con ơi ! có ai giảng lại hộ cái bài nhiệt kế - nhiệt giai được k0 ? Bí wá ha` !
Nhiệt giai là chi zậy ta ?:)| Chẳng bít mấy cái Xenxiut với lại Fahrenhai là chi ha ! Nhờ bà con giảng giúp !!!:D:p !!!!!!!
Để tớ giảng cho:
1.Nhiệt kế:
Có rất nhiều loại nhiệt kế, nhưng hay dùng nhất là:nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế.
( thế thôi, giảng nhẹ, gọn, dễ nhớ hơn dài dòng văn tự).
2.Nhiệt giai:
-Giống như các đơn vị đo trong bảng đo lường ấy.
-Có 3 nhiệt giai thường dùng, là độ C (của ông Celsius), độ F, và độ K.
Nhớ xem lại sách nhé.
 
N

ngominhbaotin2009

TRả lời câu hỏi

nhiệt kế thì gồm nhiều loại. Nhưng mọi loại nhiệt kế đều có chung mức đo nhiệt độ là độ c.
còn nhiệt giai thì gồm 2 loại một loại là nhiệt giai xexanut thì cũng là nhiệt nhiệt kế=> nhiệt kế=nhiệt giai. còn nhiệt giai farenhai thì đơn vị đo nhiệt độ là độ f. 1 độ f= 1,8 độ c. nhiệt độ nước đá đang tan trong nhiệt giai farenhai là 32 độ f, của hơi nức đang tan là 212 độ f. giờ thì bạn đã hiểu chưa nào.:)
 
H

hathhoang

dài dòng quá đê.giãi cho nghe naz`.
I)-nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
-nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
-có nhiếu loại nhiệt kế khác nhau như:nhiệt kế rượu,nhiệt kế thủy ngân,nhiệt kế y tế...
II)-trong nhiệt giai xenxiut nhiệt độ của nước đá tan là 0 độ c.nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 độ c.
-trong nhiệt giai farenhai nhiệt độ của nuớc đá đang tan là 32 độ f,nhiệt độ của hơi nước đang sôi là là 212 độ f.
muốn đổi từ nhiệt kế sang nhiệt giai thì cũng đơn giản thoy.
vd:đổi 20 độ c sang độ f?
20độ c=0 độ c+20 độ c
=32độ f+(20nhân 1,8 độ f)
=32độ f+ 36độ f
=68 độ f
0độ c=32độ f dựa vào đó mà tính.còn nhân 1,8 vì ng` ta bắt buộc đóa
 
H

hathhoang

Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7,5 độ, điểm sôi là 60 độ, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.

Fahrenheit chọn điểm số không trên thang nhiệt độ của ông là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708/1709, một mùa đông khắc nghiệt, ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông. Bằng một hỗn hợp „nước đá, nước và Ammoniclorid (NH4Cl)“ (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8 °C) này. Fahrenheit muốn bằng cách đó tránh được nhiệt độ âm, như thường gặp ở thang nhiệt độ Rømer-Skala trong hoàn cảnh đời sống bình thường.

Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32 °F) và điểm chuẩn thứ ba là "thân nhiệt của một người khỏe mạnh" (ở 96 °F).[1]

Theo các tiêu chuẩn hiện nay thì các điểm chuẩn trên và dưới khó có thể tạo lại một cách thực sự chính xác được. Vì thế mà thang nhiệt độ này về sau đã được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước, tức là 32 °F và 212 °F. Theo đó, thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6 °F (37 °C), chứ không phải là 96 °F (35,6 °C) như Fahrenheit đã xác định nữa.

Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.
 
H

hathhoang

Thang nhiệt độ Fahrenheit từng được sử dụng chủ yếu trong đo đạc thời tiết, công nghiệp và y tế ở hầu hết các nước nói tiếng Anh cho đến những năm 1960. Vào nửa cuối những năm 1960 và 1970, thang nhiệt độ Celsius dần dần được các chính phủ đưa vào sử dụng trong kế hoạch chuẩn hóa hệ thống đo lường.

Những người ủng hộ thang nhiệt độ Fahrenheit cho rằng sự phổ biến của nó trước kia là do yếu tố tiện dụng. Đơn vị của nó chỉ bằng 5⁄9 của một độ Celsius, cho phép thể hiện chính xác hơn các đo đạc nhiệt độ mà không cần sử dụng đến các đơn vị lẻ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí môi trường ở hầu hết các vùng cư dân trên thế giới thường cũng không vượt xa giới hạn từ 0 °F đến 100 °F, vì thế mà thang nhiệt độ Fahrenheit được cho là thể hiện nhiệt độ mà con người có thể cảm nhận được, thể hiện theo từng cấp 10 độ một trong hệ thống Fahrenheit. Hơn nữa, đồng thời mức thay đổi nhiệt độ nhỏ nhất có thể cảm nhận được là một độ Fahrenheit, nghĩa là một người bình thường có thể nhận biết nếu có chênh lệch nhiệt độ ở mức chỉ một độ.

Nhưng cũng có những người ủng hộ thang nhiệt độ Celsius lập luận rằng hệ thống của họ cũng rất tự nhiên; ví dụ như họ có thể nói rằng nhiệt độ từ 0–10 °C là lạnh, 10–20 °C là mát mẻ, 20–30 °C là ấm áp và 30–40 °C là nóng.

Ở Mỹ, hệ thống Fahrenheit vẫn là hệ thống được chấp nhận là chuẩn cho mục đích phi khoa học. Mọi quốc gia khác đã áp dụng thang nhiệt độ chính là Celsius. Fahrenheit đôi khi vẫn được thế hệ cũ sử dụng, đặc biệt là để đo nhiệt độ ở các mức cao.
 
H

hathhoang

Trong hệ thống đo lường quốc tế, kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được kí hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.

Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác 0K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ. Ngay cả những trạng thái vật chất rất lạnh như ngưng tụ Bose-Einstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0K. Quan sát này phù hợp với nguyên lý bất định Heisenberg; nếu vật chất ở chính xác 0K, luôn tìm được hệ quy chiếu trong đó vận tốc chuyển động của chúng là 0 và vị trí không thay đổi, nghĩa là đo được chính xác cùng lúc vị trí và động lượng của hệ, vi phạm nguyên lý bất định.
 
Top Bottom