Bài 1:
Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thuỷ),rồi đậy nút lại ngay thi nút hay bị bật ra?Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Bài 2:
Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Bài 3:
Hai chốt A và B của mạch điện tự động,vẽ ở hình 21.1a và 21.b sẽ tiếp xúc nhau khi nhiệt độ tăng hay giảm?Hãy vẽ trạng thái của các băng kép ở các mạch điện này khi nhiệt độ tăng.
View attachment 150151
Bài 4:
Lấy 3 ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tế.
Bài 1:
Khi rót nước ra có một lượng không khí nóng lên và dãn ra, lượng khí này có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một ít mới đóng nút lại.
Bài 2:
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra làm chèn ép các phân tử thủy tinh dẫn đến cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài có thể cùng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không vỡ.
Bài 3:
Khi nhiệt độ đủ nóng, vì không có phần mềm nên em tự vẽ nha
Bài 4:
1. Khi một quả bóng bàn bị kẹp, ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
2. Khi ta nung nóng một băng kép, băng kép sẽ nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép.
3. Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống.
1 . Khi rót nước khỏi phích rồi đậy ngay thì nhiệt độ từ nước sẽ làm nóng không khí bên trong => nở ra => quá đầy làm nút bật ra . Muốn tránh hiện tượng này phải để nước bay hết hơi rồi mới đậy nút .
2 . Vì khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh đầy thì lớp thủy tinh bên trong sẽ nóng trước và nở ra trước , còn lớp thủy tinh ngoài thì chưa kịp nóng lên và ko kịp giãn nở nên bị lớp thủy tinh bên trong tạo ra lực đẩy và vỡ .
3 . Khi nhiệt độ tăng , còn vẽ trạng thái của các băng kép thì bạn tự làm .
4 . Tháp Eiffel cao hơn vào mùa hè .
Có 1 quả cầu kim loại đủ để lọt qua 1 cái vòng cũng bằng kim loại nhưng khi bạn hơ nóng quả cầu thì nó ko lọt qua vòng được nữa .
Mái tôn bị nở ra khi trời nắng nóng .
Bài 4:
Lỏng: khi đun nước, nếu đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng lên nước sẽ tràn ra làm tắt lửa -Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống
Rắn: người ta lợp mái tôn có hình sóng vì khi nở ra vì nhiệt mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở -trên đường ray tàu hỏa không phải là cả một đoạn đường sắt liền nhau mà là những thanh nối .và chúng được đặt cách nhau 1 khoảng hình như là 20 cm vì khi vào mùa hè sắt có sự giãn nở nên những khoảng đó là không giang cho những thanh sắt đó giãn ra
Khí: vào mùa hè nếu bạn bơn bánh xe quá căng nó sẽ bị nổ vì các phân tử khí dãn nở không có không gian chứa ( vì thế vào mùa hè không nên bơn xe quá căng) - Không nên đậy nắp ngay vào phích khi vừa rót nước vào nếu không sẽ bật nắp ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên.
Nguồn hoc 24
Bài 2:
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ.
Bài 1:
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
Nguồn baitapsgk
Bài 1 :
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
nguồn : baitápgk
Bài 2 :
Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
nguồn : hoc.247
Bài 3 :
Đun nước để lâu tràn ra ngoài .
Thép để ngoài trời nóng sẽ nở ra
Mọi người cú ý hộ mình là ứng dụng chứ không phải ví dụ nha, 2 cái này nghĩa khác nhau hoàn toàn đó