[Vật lí 6]cả dễ cả khó

  • Thread starter congchuahoahong2000
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 9,264

C

congchuahoahong2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 tại sao khi ta rót nước ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? làm thế nào để tránh hiện tượng này
2 tại sao khi rót nc nóng vào cốc thuỷ tinh dầy dễ vỡ hơn là khi rót nc nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng
3 để ghép chặt 2 tấm kim loại vào nhau ta thường dùng phương pháp tán rive. nung nóng đỏ đinh rivê rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua 2 tấm kim loại. dùng búa tán đầu rivê còn lại cho bẹt ra. khi nguội đinh rivê sẽ xiết chặt 2 tấm kim loại giải thích vì sao
4 lấy kéo cắt 1 băng dài từ tơ giấy bạc trong bao thuốc lá dung tay căng băng theo phương nằm ngang mặt nhôm nằm ở phía dưới rồi di chuyển băng đi lại trên ngọn lửa sao cho băng không cháy mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích
5 ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là 1 khung nhẹ hình trụ đc bọc vải hoặcgiaays, phía dưới treo 1 ngọn đèn hoặc 1 vật tẩm dầu dễ cháy. tại sao khi đèn hoặc 1 vật tẩm dầu đc đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao ?
giúp tớ nhé các bạn ơi :p:p:p:p:p:p:p:eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::eek::|o=>@-)
 
N

ngobin3

1/ Vì khi rót nước nóng ra thì một lượng không khí ở ngoài đã tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
2/ Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày phần bên trong cốc nóng lên nở vì nhiệt còn phần bên ngoài chưa nóng kịp nên chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh ngoài chịu một lực từ trong ra và cốc bị vỡ. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cùng nóng lên và dãn nở gần như đồng thời do đó cốc không bị vỡ.
3/ Khi nguội thì đinh rivê sẽ co lại, ép chặt 2 tấm kim loại
4/ Hiên tượng xãy ra khi nhiệt độ lớp nhôm mỏng chưa đạt nhiệt độ cháy của giấy là lớp nhôm mỏng sẽ bị bong tróc ra khỏi lớp giấy do sự giản nở vì nhiệt giữa nhôm và giấy là khác nhau. Khi lớp nhôm có nhiệt độ bằng nhiệt độ cháy của giấy (nhiệt độ cháy của giấy ở điều kiện thường thoáng khí thấp hơn rất nhiều so với nhôm) thì lớp giấy sẽ cháy.
5/ Đèn và giấy rất nhẹ. Khi nó được đốt lên thì toả ra nhiệt, làm không khí nóng lên và nở ra, trở nên nhẹ hơn không khí bình thường khiến cho đèn bay lên được!
 
Last edited by a moderator:
L

lethikimthoa52

câu 1

khi rót nước ra khỏi phích rồi đậy lại ngay thì nút hay bị bật ra vì khi mở nắp sẽ có một lượng không khí từ ngoài tràn vào trong bình , khi ta đậy ngay nắp lại thì không khí trong bình nóng lên , nở ra và đẩy nắp bình bật ra ngoài
để tránh hiện tượng này ta phải chờ cho không khí trong bình nóng lên và tụ thoát ra ngoài , lúc này không khí trong bình đẵ đủ nóng và sẽ không còn nở ra nữa , ta có thể đậy nút lại dễ dàng
 
Top Bottom