[vật lí 12]TrNg lí thuyết điện XC ??

P

pntnt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào sau đây là đúng:
A, Hệ số công suất của đoạn mạch giảm
B, Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng
C, Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ tăng
D, Hiệu điện thế hiệu dụng trên cuộn cảm giảm

Câu 2: Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]:
A, Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
B, Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không
C, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch giảm
D, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch tăng

Câu 3: Đối với máy phát điện xoay chiều công suất lớn, người ta cấu tạo chúng sao cho:
A, Bộ phận đứng yên là phần ứng và bộ phận chuyển động quay là phần cảm
B, Stato là phần cảm và roto là phần ứng
C, Stato là một nam châm vĩnh cữu lớn
D, Roto là một nam châm điện

Câu 4: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có:
A, Tần số rất lớn
B, Chu kì rất lớn
C, Cường độ rất lớn
D, Hiệu điện thế rất lớn

Thầy giúp em phân tích từng câu đáp án được ko ạ ? Mấy câu dạng này em chỉ làm theo cảm tính !!
 
V

vietnhat02

câu 1: Đáp án A
câu 2: Đáp án C
câu 3: Đáp án B
stato là bộ phận đứng yên, còn roto là bộ phạn quay mà trong máy phát điện xoay chiều công suất lớn thì cuộn dây(phần cảm) đứng yên, nam châm (phần ứng) quay
 
P

pe_kho_12412

Câu 1: Trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào sau đây là đúng:
A, Hệ số công suất của đoạn mạch giảm
B, Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng
C, Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ tăng
D, Hiệu điện thế hiệu dụng trên cuộn cảm giảm

nếu tăng tần số dòng điện thì đồng nghĩa với việc tăg
[TEX]W[/TEX]. khi tăng [TEX]W[/TEX] thì
[TEX]Z_L [/TEX] tăng còn [TEX] Z_C [/TEX]sẽ giảm\Rightarrow [TEX]Z_L > Z_C[/TEX] \Rightarrow [TEX]Z[/TEX] tăng. mặt khác
[TEX]R[/TEX] không đổi.
ta biết là
[TEX]cos_\varphi= \frac{R}{Z}[/TEX] từ đây thì bạn chọn A được rồi chứ ;)

Câu 2: Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]:
A, Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
B, Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không
C, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch giảm
D, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch tăng
bạn phải vẽ giản đồ ra(cái này phải nắm kĩ pp giải bằng giản đồ, khi đi thi thì phải có cái này trong đầu rồi, để tưởg tượng đỡ mất thời gian vẽ nhé!) ta thấy vì :
dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn [TEX]\frac {\pi}{2}[/TEX]nên mạch điện dang có tính cảm kháng \Rightarrow loại ngay A;), B lại càng ko:D. phân vân giữa C và D:
vì ở trên ta nói là mạch đang có tính cảm kháng, tức là
[TEX]Z_L < Z_C[/TEX] theo lập luân tương tự câu 1, thì ta có nếu tăng [TEX]f[/TEX] vào lúc này thì tổng trở [TEX]Z[/TEX]bắt đầu tăng dần \Rightarrow[TEX]I[/TEX] giảm

hơi dài dòng nhưng không biết bạn hiểu không nữa.

chúc bạn học tốt:)
 
H

hocmai.vatli

Câu 1: Trong đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào sau đây là đúng:
A, Hệ số công suất của đoạn mạch giảm
B, Cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng
C, Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ tăng
D, Hiệu điện thế hiệu dụng trên cuộn cảm giảm

Câu 2: Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX]:
A, Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
B, Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không
C, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch giảm
D, Nếu tăng tần số của DĐ lên một lượng nhỏ thì CĐ hiệu dụng qua đoạn mạch tăng

Câu 3: Đối với máy phát điện xoay chiều công suất lớn, người ta cấu tạo chúng sao cho:
A, Bộ phận đứng yên là phần ứng và bộ phận chuyển động quay là phần cảm
B, Stato là phần cảm và roto là phần ứng
C, Stato là một nam châm vĩnh cữu lớn
D, Roto là một nam châm điện

Câu 4: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có:
A, Tần số rất lớn
B, Chu kì rất lớn
C, Cường độ rất lớn
D, Hiệu điện thế rất lớn

Thầy giúp em phân tích từng câu đáp án được ko ạ ? Mấy câu dạng này em chỉ làm theo cảm tính !!

Hocmai.vatli chào em!
Các bài em hỏi em có thể tham khảo lời giải của các bạn, các bạn ấy giải thích đúng rồi đấy a ak.
Tuy nhiêu đối với câu 2 thì đáp án là D chứ không phải C lí do như sau:
Do u đang trễ pha hơn i một góc nhỏ hơn [TEX]\frac{\sqcap }{2}[/TEX], chứng tỏ mạch có RLC và [TEX]Z_C>Z_L[/TEX]
Khi f tăng \Rightarrow w tăng, [TEX]Z_L[/TEX]tăng, [TEX]Z_C[/TEX] giảm. ta thấy rằng một số lớn hơn thì giảm đi, còn số bé hơn thì tăng lên như vậy khoảng cách sai khác giữa
[TEX]Z_L[/TEX] và [TEX]Z_C[/TEX] giảm, hay [TEX]\left | Z_L-Z_C \right |[/TEX] giảm \RightarrowZ giảm \Rightarrow I tăng
Cần chú ý trong câu này lúc đầu: [TEX]Z_C>Z_L[/TEX], còn trong câu 1 lúc đầu [TEX]Z_C=Z_L[/TEX] nên khi [TEX]Z_L[/TEX] và [TEX]Z_C[/TEX] thay đổi thì dẫn đến [TEX]\left | Z_L-Z_C \right |[/TEX] tăng \RightarrowZ tăng
Chúc các em học tốt!
 
Top Bottom