[Vật lí 12] Tính chất sóng ánh sáng

C

chaovan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi, bây giwof đọc nhiều quá trong thời gian ngẵn tui có cảm giác như sắp "tẩu hỏa nhập ma" ruùi. Thế này nhé:
1a:Mặt trời là một nguồn phát quang phổ liên tục
1b: Quang phổ của Mặt trời thu được trên Trái đất là quang phổ vạch hấp thụ
( Đồng ý cả hai tay luôn. Nhưng mình hứng ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, vẫn thu được dải màu từ đỏ tới tím mà, có thấy vạch đen nào đâu. Vậy đó là loại gì vậy? ( Thí nghiệm hẳn hoi luôn, k phải tưởng tượng đâu!))

2a: Ánh sáng trắng( hoặc một ánh sáng phức tạp) khi qua một môi trường trong suốt sẽ bị tán sắc.
2b: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng
( Vậy khi qua lớp khí quyển Trái đất, thì ánh sáng Mặt trời đã bị tán sắc chưa nhỉ?

Mong các bạn truyền cho tui ít công lực với. Đa tạ nhiều nhiều!
 
V

vietdreamerz

Bần tăng thấy thế này:
-Về 1a, 1b của thí chủ: Hứng as qua lăng kính ko thấy vạch đen nào vì đơn giản đó chỉ là hiện tượng tán sắc thôi. Còn cái máy quang phổ hoạt động chỉ là dựa trên hiện tượng tán sắc nhưng nó khác với hiện tượng này. Nếu ko cái ống chuẩn trực với cái buồng tối để làm gì nhỉ.^^.
-Về 2a, 2b thì như sau: á trắng hay phức tạp có bị tán sắc hay ko chỉ dựa vào chiết suất của môi trường và góc lệch khi đi qua mặt tiếp xúc của 2 môi trường đó thôi. Bần tăng nghĩ trong suốt hay ko thì cũng vậy.^^.
Đó là ý kiến của bần tăng. Chả bít có đúng hok nữa^^
Thí chủ nào có cao kiến gì thì xin mời.
 
L

lucgiac

Re: Tính chất sóng ánh sáng

chaovan said:
Các bạn ơi, bây giwof đọc nhiều quá trong thời gian ngẵn tui có cảm giác như sắp "tẩu hỏa nhập ma" ruùi. Thế này nhé:
1a:Mặt trời là một nguồn phát quang phổ liên tục
1b: Quang phổ của Mặt trời thu được trên Trái đất là quang phổ vạch hấp thụ
( Đồng ý cả hai tay luôn. Nhưng mình hứng ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, vẫn thu được dải màu từ đỏ tới tím mà, có thấy vạch đen nào đâu. Vậy đó là loại gì vậy? ( Thí nghiệm hẳn hoi luôn, k phải tưởng tượng đâu!))

2a: Ánh sáng trắng( hoặc một ánh sáng phức tạp) khi qua một môi trường trong suốt sẽ bị tán sắc.
2b: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng
( Vậy khi qua lớp khí quyển Trái đất, thì ánh sáng Mặt trời đã bị tán sắc chưa nhỉ?

Mong các bạn truyền cho tui ít công lực với. Đa tạ nhiều nhiều!

Về việc ánh sáng MT qua Lăng kính là dải liên tục, thì thực ra các vạch của nó bạn không thấy rõ là phải,bởi nó chỉ có một vài vạch nhỏ xíu. Bạn thử dùng thêm thấu kính để hội tụ các dải đằng sau thấy kính xem. Mà cơ hội thành ông cũng ít, các thiết bị nghiên cứu có độ chuẩn xác cực lớn, tức phân biệt các vạch cực nhỏ, chứ nếu chỉ bằng mắt thường cũng nhìn thấy thì chắc từ thời Newton đã biết tới quang phổ hấp thụ hay phát xạ rồi.

Về ánh sáng qua các môi trường bị tán xạ, thực ra là môi trường phải đậm đặc tí chút, chứ không khí thì sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng là quá nhỏ, không thể thấy được. Nhưng với các đám mây thì bạn có thể thấy,vào các buổi chiều bạn nhìn về hướng mặt trời lặn xem, sẽ thấy ở rìa các đám mây có nhiều màu sắc rất đẹp ( ở quê mình gọi là mây lưỡi trai), hoặc bạn nhìn hiện tượng Quầng của Mặt Trăng. đó cũng do ánh sáng bị tán sắc qua những hạt hơi nước nhỏ .
 
C

chaovan

Cảm ơn lucgiac nhiều nhiều nhé. Bận chuyển qua coi phần sóng điện từ đi, mình thỉnh giáo tí chút với!
 
Top Bottom