[Vật lí 12]Phản hồi về chuyên mục Tổng hợp những bài Vật Lý điển hình và phương pháp giải

R

rocky1208

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khu vực gửi phản hồi về chuyên mục Tổng hợp những bài Vật Lý điển hình và phương pháp giải

_____________ :-S văn phòng tiếp dân :-S _____________

Khu vực này để nhận các phản hồi của các mem về các bài trong pic Tổng hợp những bài Vật Lý điển hình và phương pháp giải. Các bạn có thể post các bài:

1. Phản ánh những chỗ sai sót trong các bài giải & phương pháp
2. Đề xuất dạng mới, phương pháp mới, hay
3. Các vấn đề khác liên quan đến pic​

Yêu cầu:

1. Không spam, post bài linh tinh nhảm nhí :|
2. Không post các bài ngoài phạm vi phổ thông, các dạng bài thi quốc gia, quốc tê, olympic, ... Lý do: pic mở chủ yếu phục vụ các mem ôn thi ĐH nên cần focus

Hy vọng mọi người đóng góp cùng giúp nhau tiến bộ và học tập tốt.

Thân ái,

Rocky :)>-

 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

E muốn hỏi a. Bên đó là chỉ tổng hợp lý thuyết và pp giải thôi ạ

E nghĩ sau mỗi dạng a có thể ghi thêm một số bài tập tự ứng dụng k? < có đáp số >

Thanks a :x


Tiếp

DAO ĐỘNG CƠ


Phần 4: Dao động tắt dần và các vấn đề khác

Chỗ này tức là bao hàm luôn cả dao động cưỡng bức luôn ạ ?

Vì e thấy bài cô cho trắc nghiệm về lý thuyết toàn xoáy nhiều vào dao động cượng bức...

và dễ sập:|
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Chào em, anh sẽ trả lời các câu hỏi của em :)

E muốn hỏi a. Bên đó là chỉ tổng hợp lý thuyết và pp giải thôi ạ
Thực ra về lý thuyết a cũng chưa có thời gian để làm trọn vẹn được, vì vậy các bạn phải tự đọc và hiểu lý thuyết cơ bản. Anh chỉ đưa những cái nào thật sự cần thiết thôi :)

Pic lập ra là để "sưu tầm" những đề bài & pp giải phát sinh trong quá trình hỗ trợ các bạn giải bài tập. Tất cả những bài điển hình hoặc bài hay cùng lời giải sẽ được đưa và. Nếu anh post bài giải của mem nào đó thì anh sẽ ghi rõ tên của mem đó bên cạnh :)

Phần 4: Dao động tắt dần và các vấn đề khác

Chỗ này tức là bao hàm luôn cả dao động cưỡng bức luôn ạ ?
Uhm, anh tống hết dao động tắt dần vào cưỡng bức vào hết khu vực này, thực ra quanh quẩn có mấy dạng thôi, nhưng ít gặp với nó lạ nên nhiều mem ko biết làm :)

Vì e thấy bài cô cho trắc nghiệm về lý thuyết toàn xoáy nhiều vào dao động cượng bức...

và dễ sập:

Cái này cũng tuỳ thôi. Khi kiểm tra chương, phạm vi kiến thức hẹp có thể cô cho nhiều. Đề thì ĐH nó rộng, phân tán khắp chương trình nên mỗi phần chỉ được một hai câu, cũng chẳng biết trúng phần nào nữa :( Ngoài việc học hành chăm chỉ ra thì như các cụ bảo rồi đấy: cũng tuỳ "cái số" nữa ;)
 
Last edited by a moderator:
J

jumongs

Em xin đóng góp 1 số bài có thể gọi là hay và có khả năng ra trong năm nay:
1. SÓng giao thoa: Trong TN giao thoa với 2 nguồn phát sóng giống nhau A, B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song AB, cách AB khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx' là:
A. 1,42cm
B. 1,5cm
C. 2,15cm
D. 2,25cm
2. Con lắc đơn: Một con lắc đồng hồ đếm giây có chu kì T=2s mỗi ngày chạy nhanh 120s. Để đồng hồ chạy đúng fai điều chỉnh chiều dài con lắc so với chiều dài ban đầu là:
A. giảm 0,3%
B. tăng 0,3%
C. tăng 0,2%
D. giảm 0,2%
Em thấy 1 số chuyên mục còn trống wa, nên sẽ cố đóng góp thêm 1 số dạng sau
 
R

rocky1208

Em xin đóng góp 1 số bài có thể gọi là hay và có khả năng ra trong năm nay:
1. SÓng giao thoa: Trong TN giao thoa với 2 nguồn phát sóng giống nhau A, B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song AB, cách AB khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx' là:
A. 1,42cm
B. 1,5cm
C. 2,15cm
D. 2,25cm
2. Con lắc đơn: Một con lắc đồng hồ đếm giây có chu kì T=2s mỗi ngày chạy nhanh 120s. Để đồng hồ chạy đúng fai điều chỉnh chiều dài con lắc so với chiều dài ban đầu là:
A. giảm 0,3%
B. tăng 0,3%
C. tăng 0,2%
D. giảm 0,2%
Em thấy 1 số chuyên mục còn trống wa, nên sẽ cố đóng góp thêm 1 số dạng sau

Em chú ý nhé, gọi là "đóng góp" thì phải kèm pp hoặc lời giải chứ :) Anh muốn sưu tập cả dạng bài và lời giải hay. Thi trắc nghiệm nên rất quan trong đến "công thức tổng quát cuối cùng". Vì vậy khi đóng góp thì nên đưa ra lời giải hoặc xây dựng công thức cho TH tổng quát. Rồi anh sẽ tống vào bộ sưu tập, có kèm tên tác giả bên cạnh ;) Nếu cần thiết sẽ lập một cái bảng gọi là "Tổ Quốc Ghi Công" như ở cái nghĩa trang liệt sỹ gần trường anh ấy :))

Bây giờ mới lập nên còn sơ sài. Trong quá trình quản lý box anh sẽ "góp nhặt" dần, chẳng mấy mà đầy. Muốn nó đầy nhanh thì em và các bạn tích cực đóng góp vào ;)

Thân,

Rocky
 
V

vanthanh1501

Anh ơi em có mấy phương pháp giải nhanh muốn đóng góp nhưng việc vẽ hình cung tròn hay vẽ tọa độ không biết phải dùng công cụ gì . Anh có thể cung cấp thêm cho em công cụ để vẽ không.
Em cám ơn
 
R

rocky1208

Anh ơi em có mấy phương pháp giải nhanh muốn đóng góp nhưng việc vẽ hình cung tròn hay vẽ tọa độ không biết phải dùng công cụ gì . Anh có thể cung cấp thêm cho em công cụ để vẽ không.
Em cám ơn

Em dùng phần mềm Paint tích hợp sẵn trong Win để vẽ. Anh cũng toàn dùng cái này, nó đơn giản, nhanh gọn, cũng ko đến nỗi tệ :) Chủ yếu vẽ thêm hình để lời giải rõ ràng, dễ hiểu hơn, ko cần cầu kỳ lắm.

Để lấy Paint ra em làm các bước như hình vẽ dưới nhé:
22.png


Đến bước cuối, nếu em click vào thằng Pain, rồi giữ chuột, rê nó ra ngoài desktop thì nó sẽ tạo shortcut ở desktop, lần sau e chỉ cần click vao shortcut đó là dùng ngay, ko phải làm 4 bước như trên nữa :)
 
S

silvery21

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là


đề thi A-2010 . no' gần giống dạng mà anh nói thề năm nay ko thi ( hình như là vậy thì fair )

đ/a án đề thi đại học là [TEX]10\sqrt{30}[/TEX] nhưng thầy em giải ra [TEX]40\sqrt{2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hunggary

" Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là "
" đ/a án đề thi đại học là [TEX]10\sqrt{30}[/TEX] nhưng thầy em giải ra [TEX]40\sqrt{2}[/TEX]"
@@ Điêu quá nhể .... t cũng làm ra [TEX]40\sqrt{2}[/TEX]...ko tìm ra chỗ sai...mọi người xem lại nha :D

[TEX] \large\Delta {W_d} = A_{luc ko the}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{1}{2}.K.x^2_{CB} + \frac{1}{2}.m.v^2_{max} - \frac{1}{2}.K.A^2 = - \mu . N . 0,08 [/TEX]

[TEX]\left{\begin{A=10}\\{x_{CB}=-2}[/TEX]

[TEX]=> v_{max} = 4040\sqrt{2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
V

vanthanh1501

Có lẽ nhiều người cũng biết tới pp này rồi nhưng mình vẫn muốn post lên đây để chúng ta cùng nhìn lại

1.jpg

2.jpg

3.jpg

4.jpg

4.jpg

4.jpg

4.jpg

4.jpg

4.jpg
 
R

rocky1208

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là


đề thi A-2010 . no' gần giống dạng mà anh nói thề năm nay ko thi ( hình như là vậy thì fair )

đ/a án đề thi đại học là [TEX]10\sqrt{30}[/TEX] nhưng thầy em giải ra [TEX]40\sqrt{2}[/TEX]

Bài này anh cũng ra [tex]40\sqrt{2}(cm/s)[/tex]

[TEX]v_{max}[/TEX] khi [TEX]a=0[/TEX]. Tức hợp lực lên vật bằng 0 [TEX]\Rightarrow F_{ms}=F_{dh} \Rightarrow \mu mg=kx \Rightarrow x=\frac{\mu mg}{k} = 0,02 (m) = 2(cm)[/TEX]. Chú ý là [TEX]x=0,02 m[/TEX] này nằm giữa biên mà lò xo bị nén với vị trí lò xo ko nén giãn, như thế thì [TEX]F_{ms}[/TEX] và [TEX]F_{dh}[/TEX] mới ngược chiều (hình vẽ)
26.png

Áp dụng bảo toàn cơ năng tại vị trí [TEX]x=0,02 (m)[/TEX] này ta có:
[TEX]\frac{1}{2}kx^2+\frac{1}{2}m.v^2+\mu m.g.s=\frac{1}{2}k(\Delta l_{max})^2[/TEX]

Với [TEX]x=0,02 m[/TEX], [TEX]s=0,08 m[/TEX], [TEX]\Delta l_{max}=0,1 m[/TEX]
Vậy [TEX]v_{max}=\sqrt{0,32} (m/s)=\frac{2sqrt{2}}{5} (m/s) =40\sqrt{2} (cm/s)[/TEX]

p/s: Nếu Bộ ra đáp án là [tex]10\sqrt{2}(cm/s)[/tex] thì anh em ta làm đơn kiện đê :))
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

@ vanthanh1501

Cám ơn em nhé, phương pháp sử dụng đường tròn vào giải toán dao động điều hoà rất hay sử dụng, anh cũng đã post một vài dạng sơ lược ở phần đầu rồi. Bài của em khá chi tiết, nhưng nó hơi dài, nên anh sẽ thêm nó vào mục bổ sung.

Thân,

Rocky
 
V

vanthanh1501

Xin gửi đến mọi người hương pháp vecto trượt để giải nhanh trắc nghiệm vật lí : dòng diện xoay chiều. Mình post lên cách làm tổng quát ( dĩ nhiên đây không phải do mình biên soạn rồi :D) để mọi người cùng tham khảo . Mình đọc được ít hôm rồi nên cũng biết áp dụng chút chút.
Các bạn nào không hiểu cách áp dụng hoặc có bài nào khó có thể áp dụng được thì đưa lên để tụi mình làm chung với nha.

1-1.jpg

2-1.jpg

3-1.jpg

4-1.jpg

5-1.jpg

6-1.jpg

7-1.jpg

8-1.jpg

9-1.jpg

10-1.jpg

11-1.jpg

12-1.jpg

13-1.jpg


@@Anh rocky ơi anh tạo dùm em cái topic đem cái này bỏ vô để tụi em bàn luận về pp này nha anh:p:p
 
Last edited by a moderator:
D

duyvu09

Anh rocky ơi hình như ở chỗ sơ lược lí thuyết phần sóng,cái pt tổng hợp sóng anh ghi nhầm dấu (-) thành (+) rồi!.
Còn về bài tập.
một đồng hồ quả lắc chạy đúng tại một nơi trên mặt đất. người ta đưa đồng hồ từ mặt đất lên độ cao h=5km, bán kính trái đất R=6400km (coi nhiệt độ không đổi). mỗi ngày đêm đồng hồ đó chạy:
a, nhanh 68s b, chậm 68s c, nhanh 34s d, chậm 34s.

Em lại tính ra chạy chậm anh nhỉ!!:D.
Mà phần con lắc đơn hình như anh thiếu mất CLĐ bị vướng đinh.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Anh rocky ơi hình như ở chỗ sơ lược lí thuyết phần sóng,cái pt tổng hợp sóng anh ghi nhầm dấu (-) thành (+) rồi!.
Ý em là đoạn này à ?
Giả sử M cách hai nguồn S1, S2 là d1, d2 có PT sóng:
[tex]u_{1}=a\cos(\omega t + \varphi_1)[/tex]
[tex]u_{2}=a\cos(\omega t + \varphi_2)[/tex]​
Pt sóng tại M do S1, S2 truyền đến là:
[tex]u_{1M}=a\cos(\omega t + \frac{2\pi d}{\lambda}+\varphi_1)[/tex]
[tex]u_{2M}=a\cos(\omega t + \frac{2\pi d}{\lambda}+\varphi_2)[/tex]​
Tổng hợp lại
[tex]u_M=2a\cos(\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}+\frac{\Delta\varphi}{2})cos(\omega t+\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}+\frac{\varphi_1 + \varphi_2}{2}[/tex]​

Có bị nhầm cái nào đâu nhỉ? [TEX]\Delta \varphi[/TEX] của anh là [TEX]\varphi_1-\varphi_2[/TEX] nhé :)

Còn về bài tập.
một đồng hồ quả lắc chạy đúng tại một nơi trên mặt đất. người ta đưa đồng hồ từ mặt đất lên độ cao h=5km, bán kính trái đất R=6400km (coi nhiệt độ không đổi). mỗi ngày đêm đồng hồ đó chạy:
a, nhanh 68s b, chậm 68s c, nhanh 34s d, chậm 34s.

Em lại tính ra chạy chậm anh nhỉ!!:D.
[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g\prime}}[/TEX]
Ở độ cao h thì [TEX]g\prime=g(\frac{R}{R+h})^2 < g[/TEX] nên [TEX]g\prime[/TEX] giảm tức [TEX]T[/TEX] tăng -> con lắc chạy chậm lại. ok đã edit lại :) thanks em nhé

Mà phần con lắc đơn hình như anh thiếu mất CLĐ bị vướng đinh.

Anh đang cập nhật dần dần. Bây h nhiều việc quá nên chưa thể hệ thống hết được các dạng. Con lắc vướn đinh cũng đơn giản, thực chất mấu chốt là sự thay đổi độ dài của con lắc nhưng ở một bên. Bao h rảnh rỗi a sẽ bổ sung thêm.
 
Last edited by a moderator:
M

meoxinhtuoi

E thấy trong dạng tìm cực đại, cực tiểu trên đường nối 2 nguồn nên dùng công thức giải nhanh thì hay hơn. đêy là công thức tính em hay dùng, thấy cũng đúng lắm.
s1s2/lamda=a,b
2 nguồn cug pha: số CD: 2a+1
số CT:-b>=5 :2a+2
-b<5:2a
2 nguồn ngược pha: số CT:2a+1
số CD:-b>=5:2a+2
-b<5:2a
 
R

rocky1208

E thấy trong dạng tìm cực đại, cực tiểu trên đường nối 2 nguồn nên dùng công thức giải nhanh thì hay hơn. đêy là công thức tính em hay dùng, thấy cũng đúng lắm.
s1s2/lamda=a,b
2 nguồn cug pha: số CD: 2a+1
số CT:-b>=5 :2a+2
-b<5:2a
2 nguồn ngược pha: số CT:2a+1
số CD:-b>=5:2a+2
-b<5:2a
Thực ra cái em nói chính là cái này
1. Hai nguồn cùng pha (đồng bộ) ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi[/TEX])[/COLOR]

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

2. Hai nguồn ngược pha pha ([TEX]\Delta\varphi=(2k+1)\pi[/TEX])
Ngược lại với đồng pha:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda}{2}[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

3. Hai nguồn vuông pha ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi+\frac{\pi}{2}[/TEX])

Biên độ của M là: [TEX]A_M=2A\mid\cos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{4})\mid[/TEX]
Vậy:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{4})\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{3}{4})\lambda[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k-\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

Bản chất nó là một. Ví dụ hai nguồn A, B đồng pha có [TEX]\lambda=4 cm[/TEX] cách nhau 10 cm. hỏi trên đoạn thẳng nối hai nguồn có bao nhiêu điểm cực đại.

Ta chỉ cần tính [TEX]\frac{AB}{\lambda}=\frac{10}{4}=2,5[/TEX]. Vậy có thể suy ra được 5 vân cực đại ứng với [TEX]k=\pm 2, \pm 1, 0[/TEX]
 
D

duyvu09

Dạ,không có gì ạ!.
Sóng truyền từ 2 nguồn S1S2 đến M vậy pt sóng tại M phải trễ pha vậy phải là -2pid/lamda
Vậy tổng hợp lại thì phải .U=...cos(wt-pi(d1+d2)/lamda.....) chứ anh nhỉ!.
 
R

rocky1208

Dạ,không có gì ạ!.
Sóng truyền từ 2 nguồn S1S2 đến M vậy pt sóng tại M phải trễ pha vậy phải là -2pid/lamda
Vậy tổng hợp lại thì phải .U=...cos(wt-pi(d1+d2)/lamda.....) chứ anh nhỉ!.

À thấy rồi. Anh tưởng em đang nói đến cái độ lệch pha [TEX]\Delta \varphi[/TEX]. Ok, anh đã edit lại rồi. Thanks e nhé :)
 
D

duyvu09

Dạ không có gì ạ!,cảm ơn anh đã post những kiến thức rất có ích!,em đọc thấy rất hay!.
 
Top Bottom