[Vật lí 12] Ôn tập tổng hợp

  • Thread starter ngomaithuy93
  • Ngày gửi
  • Replies 21
  • Views 2,791

N

ngomaithuy93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong TN giao thoa I-âng, a=2mm, D=1,2m.
Nguồn sáng S phát a/s trắng có bước sóng từ 0,4\mum đến 0,76 \mum.
Trên màn quan sát cách vân TT 1mm có ? bức xạ cùng cho vân sáng tại M?

2. Hai nguồn sóng S1, S2 phát ra 2 sóng cùng phương:
[TEX]u1=U0sin \omega t[/TEX]
[TEX]u2=U0cos \omega t[/TEX]

[TEX]K/c S1S2=13 \lambda[/TEX]. Số điểm dao động CĐ trên đoạn S1S2 là?

3. Trong ntử hidro, e chđ trên các quỷ đạo dừng có bk [TEX]R_n=r_0.n^2[/TEX].
Tốc độ của e trên quỹ đạo dừng thứ 2 là?

4. Cho cuộn dây có [TEX]L=\frac{0,1}{\pi}[/TEX] và điện trở R.
Đặt vào 2 đầu cuộn dây[TEX] u=200\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/TEX] thì công suất tiêu thụ trong mạch là 2kW.
Mắc nối tiếp cuộn dây với tụ điện vào điện áp trên thì công suất tiêu thụ vẫn như trc.
C=?

5. Chiếu a/s có [TEX]\lambda=0,5 \lambda_0=0,273 \mu m[/TEX] vào tâm O của catot U=-4,55V. Các e đi về phía anot khoảng xa nhất là?

6. Một âm thoa có tần số dđ riêng là f=850 Hz đặt sát miệng ống hình trụ cao 80cm.
Đổ nc dần vào ống nghiệm đến độ cao 30cm so với đáy thì thấy âm đc khuếch đại rất mạnh.
Tốc độ truyền âm trong KK là?

7. Một cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L mắc nối tiếp 1 tụ điện có điện dung C thay đổi đc.
Đặt vào 2 đầu đoạn mạch [TEX]u=30\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/TEX].
Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt CĐ [TEX]U_{Cmax}=50V[/TEX].
Điện áp hiệu dụng trên cuộn dây khi đó là?

8. Máy phát điện có 2 cặp cực và 2 cuộn dây mắc nối tiếp, suất điện động hiệu dụng [TEX]100\sqrt{2}V[/TEX], f=50Hz.
Biết từ thông CĐ qua mỗi vòng dây là 5mWb. Số vòng dây của mỗi cuộn dây là?

9. Một ống tia X phát ra bức xạ có [TEX]\lambda min=5.10^{-10} \mu m[/TEX].
Tốc độ CĐ của e khi đập vào catot là?

10. Vạch đầu tiên của dãy Laiman và vạch cuối cùng của dãy Banme là 121,5nm và 365nm.
Năng lượng ion hóa của ntử hidro là?
 
H

huutrang93

1. Trong TN giao thoa I-âng, a=2mm, D=1,2m.
Nguồn sáng S phát a/s trắng có bước sóng từ 0,4\mum đến 0,76 \mum.
Trên màn quan sát cách vân TT 1mm có ? bức xạ cùng cho vân sáng tại M?
[TEX]x=ki=k\frac{\lambda .D}{a} \Rightarrow \lambda =\frac{ax}{Dk}=\frac{5}{3k}[/TEX]
[TEX]0,4< \lambda <0,76 \Rightarrow 2,19<k<4,17[/TEX]
Vậy có 2 bức xạ cùng cho vân sáng tại M
2. Hai nguồn sóng S1, S2 phát ra 2 sóng cùng phương:
[TEX]u1=U0sin \omega t[/TEX]
[TEX]u2=U0cos \omega t[/TEX]

[TEX]K/c S1S2=13 \lambda[/TEX]. Số điểm dao động CĐ trên đoạn S1S2 là?
[TEX]u_{1M}=U_0.cos(2\pi ft-2\pi \frac{d_1}{\lambda} - \frac{\pi}{2})[/TEX]
[TEX]u_{2M}=U_0.cos(2\pi ft-2\pi \frac{d_2}{\lambda})[/TEX]
[TEX]u_M=u_{1M}+u_{2M}=2cos(2\pi ft-\pi \frac{d_1+d_2}{\lambda} - \frac{\pi}{4}).cos(\pi \frac{d_2-d_1}{\lambda} + \frac{\pi}{4})[/TEX]
Điểm dao động cực đại thì
[TEX]\pi \frac{d_2-d_1}{\lambda} + \frac{\pi}{4}=k\pi \Rightarrow d_2-d_1=-\frac{\lambda}{4}+k\lambda[/TEX]
[TEX]d_2+d_1=13\lambda \Rightarrow d_2=6,375\lambda + 0,5k\lambda [/TEX]
[TEX]0<d_2<13\lambda \Rightarrow -12,75<k<13,25[/TEX]
Vậy có 26 điểm dao động cực đại
3. Trong ntử hidro, e chđ trên các quỷ đạo dừng có bk [TEX]R_n=r_0.n^2[/TEX].
Tốc độ của e trên quỹ đạo dừng thứ 2 là?
Lực coulomb làm vật chuyển động tròn đều
[TEX]k\frac{e^2}{R_n^2}=\frac{mv^2}{R_n} \Rightarrow v=\sqrt{\frac{k.e^2}{R_n.m}[/TEX]
4. Cho cuộn dây có [TEX]L=\frac{0,1}{\pi}[/TEX] và điện trở R.
Đặt vào 2 đầu cuộn dây[TEX] u=200\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/TEX] thì công suất tiêu thụ trong mạch là 2kW.
Mắc nối tiếp cuộn dây với tụ điện vào điện áp trên thì công suất tiêu thụ vẫn như trc.
C=?
Công suất tiêu thụ không đổi tức độ lệch pha không đổi
[TEX]\Rightarrow Z_L=Z_C-Z_L \Rightarrow Z_C=2Z_L=20 (\Omega) \Rightarrow C=\frac{5.10^{-4}}{\pi} (F)[/TEX]
5. Chiếu a/s có [TEX]\lambda=0,5 \lambda_0=0,273 \mu m[/TEX] vào tâm O của catot U=-4,55V. Các e đi về phía anot khoảng xa nhất là?
6. Một âm thoa có tần số dđ riêng là f=850 Hz đặt sát miệng ống hình trụ cao 80cm.
Đổ nc dần vào ống nghiệm đến độ cao 30cm so với đáy thì thấy âm đc khuếch đại rất mạnh.
Tốc độ truyền âm trong KK là?
7. Một cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L mắc nối tiếp 1 tụ điện có điện dung C thay đổi đc.
Đặt vào 2 đầu đoạn mạch [TEX]u=30\sqrt{2}cos100\pi t(V)[/TEX].
Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng trên tụ đạt CĐ [TEX]U_{Cmax}=50V[/TEX].
Điện áp hiệu dụng trên cuộn dây khi đó là?
8. Máy phát điện có 2 cặp cực và 2 cuộn dây mắc nối tiếp, suất điện động hiệu dụng [TEX]100\sqrt{2}V[/TEX], f=50Hz.
Biết từ thông CĐ qua mỗi vòng dây là 5mWb. Số vòng dây của mỗi cuộn dây là?
9. Một ống tia X phát ra bức xạ có [TEX]\lambda min=5.10^{-10} \mu m[/TEX].
Tốc độ CĐ của e khi đập vào catot là?
10. Vạch đầu tiên của dãy Laiman và vạch cuối cùng của dãy Banme là 121,5nm và 365nm.
Năng lượng ion hóa của ntử hidro là?

Nhìn đau mắt quá, lúc khác giải tiếp
 
N

ngomaithuy93

Tiếp :)

1. Nguyên tử hidro gồm một hạt nhân và một electron quay xung quanh nó. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân là lực tương tác điện. Khi chuyển động trên quỹ đạo có bán kính ro = 5,3.10-11m vận tốc và số vòng quay của electron trong một đơn vị thời gian có thể nhận những những giá trị nào sau đây?

A. v = 2,2.104m/s; f = 6,6.1018vòng/giây.
B. v = 2,2.106km/s; f = 6,6.1015vòng/giây.
C. v = 2,2.106km/s; f = 6,6.1015vòng/phút.
D. v = 2,19.106m/s; f = 6,6.1015vòng/giây.



2. Trong nguyên tử hidro, giá trị các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo K, L, M, N, O lần lượt là: -13,6eV, -3,4eV, -1,51eV, -0,85eV, -0,54eV. Nguyên tử có mức năng lượng nào trong các mức dưới đây?

A. E = -2,42.10-19.
B. E = -2,24.10-20.
C. E = -2,65.10-20.
D. E = -2,15.10-19.
 
N

ngomaithuy93

1. Một người ngồi trên ôtô đang chạy về phía 1 vách núi với tốc độ 20m/s.
Ô tô phát ra 1 sóng âm về phía vách ní với f=800 Hz.
Người ngồi trên ô tô nghe đc âm phản xạ từ vách núi với f=?
(Cho vận tốc truyền âm trong KK là 340m/s)
A. 900Hz
B.850Hz
C.950Hz
D.1000Hz.

2. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Yang, nguồn S phát ra 3 a/s đơn sắc:
- Màu tím: [TEX]\lambda_1=0,42 \mu m[/TEX]
- Màu lục: [TEX]\lambda_2=0,56 \mu m[/TEX]
- Màu đỏ: [TEX]\lambda_3=0,7 \mu m[/TEX]
Giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân sang trung tâm có 11 cực đại giao thoa của a/s đỏ.
Số cực đại giao thoa của a/s lục và tím giữa 2 vân sáng liên tiếp nói trên là:
A. 15 vân lục và 20 vân tím
B. 14 vân lục và 19 vân tím
C. 14 vân lục và 20 vân tím
D. 13 vân lục và 18 vân tím
 
N

ngomaithuy93

3. Bắn hạt anpha vào hn 14N đứng yên gay ra pứ: [TEX]\alpha+^{14}_7N \to ^1_1H+^{17}_8O[/TEX]
Ta thấy 2 hạt sinh ra có cùng vân tốc (cả hướng và độ lớn) thì động năng hạt anpha là 1,56 MeV.
Xem klg hn tính theo [TEX]u=1,66.10^{-27}kg[/TEX] gần đúng = số khối của nó.
Năng lượng của pứ hn là:
A. 1,21 MeV
B. -2,11 MeV
C. 1,67 MeV
D. -1,21 MeV
 
N

ngomaithuy93

Giúp t cho đáp á những câu này với!

1. Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, ng` ta dùng máy đếm xung.
Bắt đầu đếm từ t_0=0 đến t1=2h, máy đếm đc X1 xung.
Đến t2=6h máy đếm đc X2 xung.
Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là:
A. 4h30ph9s
B. 4h2ph33s
C. 4h42ph33s
D. 4h12ph3s

2. Chiếu chùm sáng có công suất 3W, bước sóng 0,35 micromét
vào catot của tế bào quang điện có công thoát 2,48eV thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 0,02A.

Hiệu suất lượng tử là:
A. 0,2366%
B. 2,366%
C. 3,258%
D. 2,538%
 
Y

yuyuvn

Lực coulomb làm vật chuyển động tròn đều
[TEX]k\frac{e^2}{R_n^2}=\frac{mv^2}{R_n} \Rightarrow v=\sqrt{\frac{k.e^2}{R_n.m}[/TEX]

Các kí hiệu trong công thức này là những đại lượng gì thế ạ?
Em dùng công thức [TEX]E=\frac{E_o}{n^2}[/TEX] rồi thay [TEX]E=\frac{mv^2}{2}[/TEX]được không ạ?

1. Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, ng` ta dùng máy đếm xung.
Bắt đầu đếm từ t_0=0 đến t1=2h, máy đếm đc X1 xung.
Đến t2=6h máy đếm đc X2 xung.
Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là:
A. 4h30ph9s
B. 4h2ph33s
C. 4h42ph33s
D. 4h12ph3s

2. Chiếu chùm sáng có công suất 3W, bước sóng 0,35 micromét
vào catot của tế bào quang điện có công thoát 2,48eV thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 0,02A.
Hiệu suất lượng tử là:
A. 0,2366%
B. 2,366%
C. 3,258%
D. 2,538%

Câu 1 không cho quan hệ X1 và X2 làm sao làm được nhỉ?
Câu 2 thay công thức [TEX]H=\frac{I\varepsilon}{Pe }[/TEX] là ra đáp án B mà 8-}? Công thoát chỉ đề cho mình biết có xảy ra hiện tượng quang điện thôi?
 
Last edited by a moderator:
N

ngomaithuy93

Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau khoảng x trên đường kính của 1 đường tròn bán kính R (x<<R) và đối xứng qua tâm của đường tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng [TEX]\lambda[/TEX] và [TEX]x=5,2\lambda[/TEX]. Tính số điểm dao động cực đại trên đường tròn.
 
K

kenhaui

Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau khoảng x trên đường kính của 1 đường tròn bán kính R (x<<R) và đối xứng qua tâm của đường tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng \lambda và x=5,2\lambda. Tính số điểm dao động cực đại trên đường tròn.
__________________

Vì hai nguồn kết hợp giống hệt nhau\Rightarrow Đường trung trực là một cực đại.\Rightarrowhai cực đại liên tiếp cách nhau[TEX]\frac{\lambda }{2}[/TEX]

Ta xét trên đoạn x/2. có [TEX]\frac{2,6\lambda }{\frac{\lambda }{2}}[/TEX]+1=6

\Rightarrowtrên x có 6.2-1=11 cực đại ( trừ đường trung trực)\Rightarrow trên đường tròn có tất cả 11.2=22 cực đại:D
 
N

ngomaithuy93

1. Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V, tiêu thụ công suất điện 2,5kW.
Điện trở thuần và hệ số công suất của động cơ là R=2 và cos=0,95.
Hiệu suất cua động cơ là:
A. 90,68%
B. 78,56%
C. 88,55%
D. 89,67%

2. Hai dđđh (1) và (2) cùng phương, cùng tần số, cùng iên độ A=4cm.
Tại 1 thời điểm nào đó dđ (1) có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] đag chđ ngc chiều dương, còn dđ (2) đi qua VTCB theoc hiều dương.
tại thời điểm đó, dđ tổng hợp của chúng:
A. Có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] và chđ ngc chiều dương.
B. Có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] và chđ theo chiều dương.
C. Có li độ [TEX]\sqrt{3}[/TEX] và chđ theo chiều dương
D. Có li độ [TEX]\sqrt{3}[/TEX] và chđ ngc chiều dương.

3. Trong TN giao thoa a/s khe Yang: Nếu đặt ngay sau 1 trg 2 khe sáng 1 bản mỏng chiết suất n thì hệ vân trên màn sẽ:
A. Dịch chuyển về phía khe có bản mỏng, khoảng vân ko đổi.
B. Dịch chuyển về phía khe ko có bản mỏng, khoảng vân thay đổi
C. Dịch chuyển về phía khe có bản mỏng, khoảng vân thay đổi
D. Dịch chuyển về phía khe ko có bản mỏng, khoảng vân ko đổi.
 
H

huutrang93

1. Một động cơ điện mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V, tiêu thụ công suất điện 2,5kW.
Điện trở thuần và hệ số công suất của động cơ là R=2 và cos=0,95.
Hiệu suất cua động cơ là:
A. 90,68%
B. 78,56%
C. 88,55%
D. 89,67%

2. Hai dđđh (1) và (2) cùng phương, cùng tần số, cùng iên độ A=4cm.
Tại 1 thời điểm nào đó dđ (1) có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] đag chđ ngc chiều dương, còn dđ (2) đi qua VTCB theoc hiều dương.
tại thời điểm đó, dđ tổng hợp của chúng:
A. Có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] và chđ ngc chiều dương.
B. Có li độ [TEX]2\sqrt{3}[/TEX] và chđ theo chiều dương.
C. Có li độ [TEX]\sqrt{3}[/TEX] và chđ theo chiều dương
D. Có li độ [TEX]\sqrt{3}[/TEX] và chđ ngc chiều dương.

3. Trong TN giao thoa a/s khe Yang: Nếu đặt ngay sau 1 trg 2 khe sáng 1 bản mỏng chiết suất n thì hệ vân trên màn sẽ:
A. Dịch chuyển về phía khe có bản mỏng, khoảng vân ko đổi.
B. Dịch chuyển về phía khe ko có bản mỏng, khoảng vân thay đổi
C. Dịch chuyển về phía khe có bản mỏng, khoảng vân thay đổi
D. Dịch chuyển về phía khe ko có bản mỏng, khoảng vân ko đổi.
Bài 1:
Công suất động cơ sinh ra
[TEX]P_i=I^2.R=\frac{U^2}{Z^2}.R=\frac{U^2}{R}.cos^2 \varphi =[/TEX]
Hiệu suất
[TEX]H=\frac{P_i}{P}=[/TEX]

Bài 2:
Dựa vào DTLG, tại thời điểm đang xét, ta thấy dao động 1 có góc quay 5pi/6, dao động 2 có góc quay -pi/2
Vậy dao động tổng hợp có góc quay 7pi/6, chọn B

Bài 3:
Giả sử bản mỏng đặt sau khe 1
khi đi vào bản mỏng, vận tốc ánh sáng giảm nên trong cùng 1 khoảng thời gian quãng đường ánh sáng đi từ khe 1 nhỏ hơn quãng đường ánh sáng đi từ khe 2, do đó quang trình của ánh sáng đi từ khe 1 nhỏ hơn quang trình của ánh sáng đi từ khe 2, vậy hệ vân lệch về khe 1, khoảng vân không đổi
chọn A
 
N

ngomaithuy93

1. Một mạch điện gồm 1 cuộn dây ko thuần cảm mắc nối tiếp với 1 tụ có C thay đổi đc, 1 vôn kế có điện trở rất lớn, mắc vào 2 đầu tụ.
Đặt vào 2 đầu mạch điện 1 hđt xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số thay đổi đc.
Thay đổi điện dung của tụ thì thấy khi [TEX]C_1=4.10^{-5}F[/TEX] và [TEX]C_2=2.10^{-5}F[/TEX] thì vôn kế chỉ cùng trị số.
Tìm giá trị điện dung của tụ để vôn kế có giá trị cực đại.
[TEX]A. 2.10^{-5}[/TEX]
[TEX]B. 1.10^{-5}[/TEX]
[TEX]C. 3.10^{-5}[/TEX]
[TEX]D. 6.10^{-5}[/TEX]

2. Một chùm tia sáng trắng song song với trục chính của 1 thấu kính thủy tinh có 2 mặt lồi giống nhau bk R=10,5cm, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ=1,5 và nt=1,525 thì khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ đến tiêu điểm màu tím là:
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 1,25cm
D. 1,5cm
 
N

ngomaithuy93

3. Một con lắc lò xo klg của vật m=2kg dao động theo pt: [TEX]x=Acos(\omega t+ \phi)[/TEX].
Cơ năng dao động E=0,125J. Tại thời điểm ban đầu vật có v=0,25m/s và gia tốc [TEX]a=-6,25\sqrt{3}(m/s^2)[/TEX]. Độ cứng của lò xo là:
A. 150 N/m
B. 425 N/m
C. 625 N/m
D. 100 N/m
 
R

roses_123

1. Một mạch điện gồm 1 cuộn dây ko thuần cảm mắc nối tiếp với 1 tụ có C thay đổi đc, 1 vôn kế có điện trở rất lớn, mắc vào 2 đầu tụ.
Đặt vào 2 đầu mạch điện 1 hđt xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số thay đổi đc.
Thay đổi điện dung của tụ thì thấy khi [TEX]C_1=4.10^{-5}F[/TEX] và [TEX]C_2=2.10^{-5}F[/TEX] thì vôn kế chỉ cùng trị số.
Tìm giá trị điện dung của tụ để vôn kế có giá trị cực đại.
[TEX]A. 2.10^{-5}[/TEX]
[TEX]B. 1.10^{-5}[/TEX]
[TEX]C. 3.10^{-5}[/TEX]
[TEX]D. 6.10^{-5}[/TEX]

2. Một chùm tia sáng trắng song song với trục chính của 1 thấu kính thủy tinh có 2 mặt lồi giống nhau bk R=10,5cm, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ=1,5 và nt=1,525 thì khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ đến tiêu điểm màu tím là:
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 1,25cm
D. 1,5cm

trời, sao giống những cái đề anh đang làm với Trang, Yến thế. hehe
Câu 1, học lại CT ngay CT liên hệ khi C1, C2 để cùng UC là cái gì? (Đ.a C nhá ;)) )

Câu 2:cái này dùng CT [TEX]\frac{1}{f} =(n-1) (\frac{1}{R1}+\frac{1}{R2})[/TEX]Ở đây R1=R2 =10,5 cm
khoảng cách 2 tiêu điểm thì lấy |fđ -ft| ( Đ.a :A nhớ thế :D )
 
R

roses_123

3. Một con lắc lò xo klg của vật m=2kg dao động theo pt: [TEX]x=Acos(\omega t+ \phi)[/TEX].
Cơ năng dao động E=0,125J. Tại thời điểm ban đầu vật có v=0,25m/s và gia tốc [TEX]a=-6,25\sqrt{3}(m/s^2)[/TEX]. Độ cứng của lò xo là:
A. 150 N/m
B. 425 N/m
C. 625 N/m
D. 100 N/m
Cái này dùng CT liên hệ nè: [TEX]A^2=\frac{a^2}{w^4}+\frac{v^2}{w^2}[/TEX]

Với CT [TEX]E=\frac{1}{2}k.A^2=\frac{1}{2} m.w^2.A^2[/TEX]

Ra chưa nàng?
 
N

nguyentuvn1994

Bài 3 nếu m=0,08kg thì sẽ được đáp án A :D

em tính được [tex]\omega^2=\frac{a^2}{E-v^2}=1875 => k=3750 N/m [/tex] nhưng nếu m=0,08 thì k=150 N/m :D

Tính theo cách của anh roses123:
thay [tex]A=\frac{a^2}{\omega^4}+\frac{v^2}{\omega^2}[/tex] vào [tex]E=\frac{1}{2}m \omega^2 A^2[/tex]
ta được

[tex]E= \frac{ma^2}{2 \omega^2} + \frac{mv^2}{2}[/tex]
thay sẽ đuợc [tex]\omega^2=1875[/tex]

Tính theo kiểu khác:

động năng tại thời điểm ban đầu [tex]E_{d0}=\frac{mv^2}{2}=0,25^2[/tex]
thế năng tại thời điểm ban đầu: [tex]E_{t0}=E-E_{d0}=0,0625[/tex]
Ta có
[tex]0,0625=\frac{1}{2}kx^2 <=> 0,0625=\frac{1}{2}m \omega^2.\frac{a^2}{\omega^4} => \omega^2=1875[/tex]
em đoán chắc đề sai rồi chị à :|
 
N

ngomaithuy93

Bài 3 nếu m=0,08kg thì sẽ được đáp án A :D

em tính được [tex]\omega^2=\frac{a^2}{E-v^2}=1875 => k=3750 N/m [/tex] nhưng nếu m=0,08 thì k=150 N/m :D

Tính theo cách của anh roses123:
thay [tex]A=\frac{a^2}{\omega^4}+\frac{v^2}{\omega^2}[/tex] vào [tex]E=\frac{1}{2}m \omega^2 A^2[/tex]
ta được

[tex]E= \frac{ma^2}{2 \omega^2} + \frac{mv^2}{2}[/tex]
thay sẽ đuợc [tex]\omega^2=1875[/tex]

Tính theo kiểu khác:

động năng tại thời điểm ban đầu [tex]E_{d0}=\frac{mv^2}{2}=0,25^2[/tex]
thế năng tại thời điểm ban đầu: [tex]E_{t0}=E-E_{d0}=0,0625[/tex]
Ta có
[tex]0,0625=\frac{1}{2}kx^2 <=> 0,0625=\frac{1}{2}m \omega^2.\frac{a^2}{\omega^4} => \omega^2=1875[/tex]
em đoán chắc đề sai rồi chị à :|
ừ, đề sai rồi e à :)
khổ thế, c ug ra 3750 N/m...
cô giáo bảo đề sai :D
 
N

ngomaithuy93

hì, giúp t :D

1. Dòng điện 3 pha mắc hình sao có tải đối xứng gồm các bóng đèn.
Nếu đứt dây trung hòa thì các đèn:
A. Không sáng
B. Có độ sáng không đổi
C. Có độ sáng giảm
D. Có độ sáng tăng

2. Một CLĐ có chiều dài l, vật nặng có klg m đang nằm yên ở VTCB thẳng đứng.
Một viên đạn klg m bay ngang vơi vận tốc v0 tới va chạm với vật nặng của con lắc.
KL đúng?
A. Nếu va chạm là đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của dây treo ngay sau va chạm là: [TEX]T_0=m(g-\frac{v_0}{2gl})[/TEX]
B. Nếu va chạm là không đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của dây treo ngay sau va chạm là: [TEX]T_0=m(g+\frac{v_0}{4gl})[/TEX]
C. Nếu va chạm là đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của dây treo ngay sau va chạm là: [TEX]T_0=m(g+\frac{v_0}{2gl})[/TEX]
D. Nếu va chạm là không đàn hồi xuyên tâm thì lực căng của dây treo ngay sau va chạm là: [TEX]T_0=m(g-\frac{v_0}{4gl})[/TEX]

3. Dọi đồng thời 2 ngọn đèn, 1 là bóng neon có công suất cực lớn, 2 là đèn phát sáng màu tím với cường độ sáng cực yếu.
Khi đó, cường độ dòng quang điện (nếu có) là i1 (đèn neon) và i2.
Nhận xét gì về các giá trị đó?
A. i1>i2
B. i1=i2
C. i1<i2
D. i1=0, i2 khác 0
 
N

ngomaithuy93

:( Sao k ai chịu giúp t thế :((

Mạch RLC có [TEX]R^2=\frac{L}{C}[/TEX] và tần số thay đổi đc.
Khi f=f1 hoặc f=f2 thì mạch có cùng hệ số công suất.
Biết f2=4f1. Tính hệ số công suất của mạch đó.
A. 0,44
B. 0,5
C. 0,55
D. 0,6
 
Top Bottom