Vật lí [Vật lí 12] Ôn tập thi HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
E

endinovodich12

ôn tập học kỳ i

CHƯƠNG II : SÓNG CƠ

A ; TÓM TẮT LÝ THUYẾT : - Mình chỉ nêu những phần mà các bạn cần học

I ; SÓNG CƠ VÀ SỢ TRUYỀN SÓNG CƠ :
1;Sóng cơ - Định nghĩa - Phân loại :
- Sóng cơ là gì ?
- Sóng ngang là gì ?
- Sóng dọc là gì ?
2;Các đại lượng đặc trưng của sóng :
- Các bạn phải hiểu được định nghĩa của :
+Biên Độ
+Chu kỳ sóng T
+ Tần số f : [tex] f = \frac{1}{T}[/tex]
+Tốc độ truyền sóng V
+ Bước sóng [tex]\lambda [/tex] : [tex] \lambda = VT = \frac{V}{f}[/tex]
*Chú ý : - Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha là : [tex]\frac{\lambda}{2}[/tex]

-Tương tự đối với TH vuông pha ; cùng pha ; ngược pha lần lượ là :[tex] \frac{\lambda}{4}[/tex] ;[tex] k\lambda[/tex] và [tex](2k+1)\frac{\lambda}{2}[/tex]

3 ; phương trình truyền sóng : (SGK)

4; độ lệch pha giữa hai điểm cách nguồn một khoảng [tex]x_M ; x_N[/tex]

II; GIAO THOA SÓNG :
1; Điều kiện để có giao thoa
2;Lý thuyết giao thoa
- 2.1 ; Tìm số điểm cực đại cực tiểu trên hai nguồn
- 2.2 ; Hai nguồn cùng pha
+ Biên độ sóng tổng hợp có dạng gì ?
+ Số đường dao động cực đại và cực tiểu
- 2.3 ; Hai nguồn dao động ngược pha
- 2,4 ;Hai nguồn dao động vuông pha
- 2,5* ; Tìm số điểm giao động cực đại cực tiểu trên hai điểm M;N bất kì thuộc hai nguồn giao thoa

III ; SÓNG DỪNG

1 ; Điều kiện để có sóng dừng trên dây là gì ?
2; Đặc điểm của sóng dừng ?
3; Phương trình truyền sóng trên dây là :
+ 2 đầu cố định
+ 1 đầu cố định ; 1 đầu dao động
IV; SÓNG ÂM
1; Định nghĩa
2;Các đặc tính của âm
3; Các nguồn âm thường gặp

Nếu có chỗ nào sai sót và thiếu mong mọi người đóng góp ý kiến !
 
Last edited by a moderator:
E

endinovodich12

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU *:khi (2):
I ; MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ :
- Đây là một trong những chuyên đề quan trọng hay được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp và đại học
- Ở đây mình chỉ nêu ra những mục mà các bạn học giống như chương sóng cơ

II; KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 ; Đại cương về dòng điện xoay chiều
1.1 :
a;Các bạn phải nêu được khái niệm của dòng điện xoay chiều ?

- Phương trình : [tex] i = I_0 cos(\omega t + \varphi)[/tex]
+ Trong đó với i là cường độ tức thời , [tex]I_0[/tex] là cường độ cực đại

b; Giá trị hiệu dụng : [tex]I = \frac{I_0}{\sqrt{2}}[/tex]

1.2 : Nguyên tắc tạo ra dòng điện một chiều
a; Nguyên tắc : - Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện trường
b; Biểu thức từ thông : [tex]\phi = NBS cos(\omega t)[/tex]
- Trong đó các bạn phải viết được phương trình của :
+ Suất điện động cảm ứng e
+ Cường độ dòng điên cảm ứng i
+ Từ đó được công thức dòng điện cực đại : [tex]I_0 = \frac{NBS \omega}{R}[/tex]

2; Mạch chỉ có gồm phần tử R , L và C và mạch RLC :

2.1 : Mạch chỉ có R :
- Trong đó phải nêu được : + Biểu thức hiệu điện thế ?
+ Cường độ dòng điện tức thời ?
+ Biểu thức định luật ôm ?
2.2 : Mạch chỉ có tụ điện :
- Bạn cũng phải nêu được các ý ở mục 2.1
- Từ đó dẫn đến kết luận : - Dòng diện nhanh pha góc [tex] \frac{\pi}{2}[/tex] so với hiệu điện thế

2.3 : Mạch chỉ có cuộn cảm thuần :
- Tương tự cũng phải nêu như mục 2.1
- Kết luận : dòng điện trễ pha góc [tex]\frac{\pi}{2}[/tex] so với hiệu điện thế
2.4 : Mạch RLC (*)
- Biểu thức hiệu điện thế có dạng gì ?
- Biểu thức tức thời trong mạch ?
- Giá trị hiệu dụng ?
- Biểu thức định luật ÔM ?
- Tổng trở trong mạch ?
- Độ lệch pha giữa u và i là [tex] \varphi [/tex] ; được xác định :

[tex]tan (\varphi) = \frac{Z_L-Z_C}{R} [/tex]

Chú ý : - Khi [tex]\varphi [/tex] > 0 thì điện áp u sớm pha so với dòng điện i
- Khi [tex]\varphi [/tex] < 0 thì u trễ pha so với dòng điện i
- Hiện tượng cộng hưởng điện :
+ Khi [tex]Z_L = Z_C[/tex] thì [tex]I = \frac{U}{R}[/tex] tức là dòng điện đạt giá trị cực đại khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện .

- Tần số cộng hưởng : - [tex] Z_L=Z_C[/tex] \Rightarrow [tex]\omega L = \frac{1}{\omega C}[/tex] \Leftrightarrow [tex]\omega = \frac{1}{\sqrt{LC}}[/tex]

3 ;Công xuất dòng điện :
3.1 : Biểu thức công thức tức thời ?
3.2 : Biểu thức công xuất tiêu thụ ?
3.3: Một số dạng bài tập liên quan đến công suất tiêu thụ ?

4 ; Máy biến áp ; truyên tải điện năng
4.1 : Máy biến áp:
a; Khái niệm ?
b; Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động ?
c; Kí hiệu của máy biến áp ?
d; Một số công thức quan trọng về máy biến áp ?
4.2: Truyền tải điện năng đi xa ?

5: Máy phát điện xoay chiều và động cơ không đồng bộ

5.1 : Máy phát điện xoay chiều một pha
- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động ?
5.2 : Máy phát điện xoay chiều ba pha
- Khái niệm ?
- Cấu tạo ?
- Nguyên tắc hoạt động ?
- Các cách mắc mạch 3 pha ?
- Ưu điểm của dòng 3 pha so với dòng 1 pha ?

5.3 : Động cơ không đồng bộ 3 pha :
- Nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động




MONG CÁC BẠN BỔ SUNG THÊM NẾU THẤY THIẾU !









 
Last edited by a moderator:
E

endinovodich12

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ PHẦN ''SÓNG CƠ ''

Câu 1 : Sóng cơ ngang có biên độ a truyền lần lượt qua các điểm theo đúng thứ tự A ;

O và B (AO = 2,5m ; OB = 0,5 m) . Trên một sợi dây đàn hồi nằm ngang , điểm A dao động

ngược pha với B và khi B có tốc độ dao động cực đại thì tốc độ dao động của O bằng 0.

a; Tính bước sóng . Biết trên AB chỉ có một điểm dao động cùng pha với O

b; Khi O dao động được đoạn đường 6a thì sóng truyền được một đoạn là bao nhiêu

c; Viết phương trình sóng tại A và B , nếu phương trình sóng tại điểm O là :
[tex] u = a cos(10\pi t + \frac{\pi}{6})[/tex] (cm)

Câu 2:
Lúc [tex]t = t_0[/tex] sóng ngang có ([tex]\lambda = 2m[/tex]) mới truyền đến A làm co điểm A

bắt đầu dao động đi lên . Điểm O cách A 2,5m lần đầu tiên lên đến vị trí cao nhất là ở thời điểm : [tex]t = t_0 +0,3s [/tex]

a; Tìm tốc độ truyền sóng ; chu kỳ sóng và khoảng thời gian hai lần liên tiếp A qua vị trí cân bằng .

b; Tại thời điểm [tex]t = t_1[/tex] các điểm O và B (B nằm trong AO và

BO =[tex]\frac{\lambda}{4}[/tex] ) ở trên vị trí cân bằng lần lượt là 0,75cm và 1cm và đều

đang đi lên

.Tìm biên độ sóng và li độ tại O ở thời điểm [tex]t = t_1 +\frac{1}{30} s[/tex]

Câu 3 :
Sóng cơ có A = 2cm và [tex]\omega = \pi [/tex](rad/s). Khi [tex]t=t_1[/tex] điểm

M có li độ âm và vận tốc dao động là [tex]+\pi[/tex] (cm/s)

Khi [tex]t = t_1 + \frac{1}{6}s[/tex] thì li độ tại M là bao nhiêu ?

Câu 4:
Sóng cơ có bước sóng [tex]\lambda[/tex] ; tần số góc [tex]\omega[/tex] và biên độ là A . Sóng

truyền qua M rồi đến điểm N (MN = [tex]\frac{5\lambda}{6}[/tex]) . Khi vận tốc dao động của

M là [tex]+\omega A [/tex] thì vận tốc dao động tại N là bao nhiêu ?

Câu 5 :
Sóng cơ truyền từ M đên N với [tex]\lambda = 8 cm [/tex] , A =4cm , f = 2Hz ; MN=2cm. Khi M

có li độ 2 cm và đang tăng thì N có li độ là bao nhiêu ? và đang tăng hay giảm ?

Câu 6:
Có hai điểm A và B trên cùng một phương truyền sóng trên mặt nước ; cách nhau

[tex]\frac{\lambda}{4}[/tex] .Khi mặt thoáng ở A và ở B cao hơn vị trí cân bằng lần lượt 3mm

và 4mm mặt thoáng đang ở a đi lê , còn ở B đang đị xuống (coi biên độ sóng không đổi ) . Biên

độ sóng a là bao nhiêu ? Và chiều chuyền sóng là ?

Câu 7 :
Sóng cơ truyền qua N rồi đến M trên một phương truyền cách nhau
[tex] \frac{\lambda}{3}[/tex] . Khi t= 0 có [tex]u_M = +3cm[/tex] và [tex]u_N = -3cm[/tex] . Tìm thời điểm gần nhất có

[tex]u_M =+A[/tex]


Chú ý :
Trên đây là một số bài toán cơ bản về sóng cơ ; tuy nhiên các bạn cũng phải tìm hiểu thêm một số bài toán sóng cơ mở rộng khác mang tính chất cơ bản ; mà mình không đề cập đến đây :
Chẳng hạn
- Như bài toán về một chiếc phao trên mặt biển nhô lên 10 lần trong 27 s hay là 10 đỉnh sóng liên tiếp cách nhau 3cm
+ Đối với những bài toán như thế này thì các bạn chú ý rằng số chu kỳ ít hơn số lần nhô
là 1

+ và 10 lần sóng thì chúng ta tính là [tex]9 \lambda[/tex]


SAU PHẦN NÀY SẼ LÀ PHẦN '' GIAO THOA''

 
Last edited by a moderator:
E

endinovodich12

GIAO THOA SÓNG NƯỚC

Câu 1:
Hai nguồn sóng [tex]S_1[/tex] và [tex]S_2[/tex] lần lượt là : [tex]u_1=a_1cos(\omega t)[/tex] và [tex]u_2 = a_2cos(\omega t + \frac{\pi}{6}) [/tex] . Trên [tex]S_1[/tex] và [tex]S_2[/tex] tìm điểm cực đại gần đường trung trực AB nhất ?

Câu 2:
Hai nguồn sóng [tex]S_1[/tex] và [tex]S_2[/tex] trên mặt nước có phương trình :
[tex]u_1=a_1cos(\omega t)[/tex] và [tex]u_2 = a_2cos(\omega t - \frac{\pi}{4})[/tex]
Tìm điểm cực tiểu gần đường trung trực AB nhất ?

Câu 3 :

Trên mặt nước hai nguồn A và B cách nhau 20cm ; phương dao động thẳng đứng :
[tex]u_A=4cos(30\pi t)[/tex] và [tex]u_B=4cos(30\pi t + \alpha)[/tex] . Tại M cách A và B lần lượt là 11cm và 24 cm có biên độ cực đại . Giữa M và đường trung trực AB có hai dãy cực đại khác . Tìm v khi :
a;[tex] \alpha = 0[/tex]

b;[tex]\alpha = \pi [/tex]

c;[tex]\alpha = \frac{\pi}{3}[/tex]

Câu 4:

Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp [tex]S_1[/tex] và [tex]S_2[/tex] cách nhau 20cm . Hai nguồn này dao động theo phương trình thẳng đứng
có phương trình lần lượt là : [tex]u_1=5cos(40\pi t)[/tex] (mm) và [tex]u_2 = 5cos(40\pi t+ \pi)[/tex](mm). Tốc độ truyền sóng là 80cm/s . Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng [tex]S_1S_2[/tex] là ?







 
E

endinovodich12

SÓNG DỪNG

Câu 1:

Dây AB dài 90cm đầu A cố định và đầu B tự do . Khi tần số f = 10 Hz thì trên dây có 8 nút sóng dừng :

a; Tính tốc độ truyền sóng trên dây . Tính khoảng cách từ A đến nút thứ 7

b; Nếu B cố định và tốc độ truyền sóng không đổi mà muốn có sóng dừng thì phải thay đổi f một lượng nhỏ nhất là bao nhiêu ?

Câu 2 :

Sóng dừng trên dây thép dài 1,2m hai đầu P;Q cố định ; đưọc kích thích bởi nam châm điện
Nút A cách bụng B liền kề là 10 cm và I là trung điểm của AB . biết khoảng cách giữa hai lần liên tiếp I và B có cùng li độ là 0,01s.

a;Tính tần số dao động , tần số của dòng điện và tốc độ truyền sóng trên dây ?
b; Điểm C cách A và B lần lượt là 0,625m và 0,525 m . Tính số nút số bụng trên đoạn PQ;AC và BC











 
B

bomba12

Này bạn thế không có bài tập vê điện xoay chiều à !

*************************************************************************************************************************************************
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom