[Vật lí 12] Nhóm lí cùng học

H

huong4495

omega =$\sqrt{\frac{k}{m}}$=5(rad/s)
vmax= $\omega (A1-\frac{\mu mg}{k})$=0.3(m/s)
công thức Vmax trên thế nào vậy bạn cụ thể hơn hộ t được k?
5. trong 1 dao động điều hòa, đai lượng nào của dao động không phụ thuộc điều kiện ban đầu
A. biên độ dao động
B. pha ban đầu
C. tần số
D. cơ năng toàn phần
Cơ năng toàn phần cũng tỉ lệ với $A^2$ mà ?
6. khi thay đổi kích thước dao động của con lắc lò xo thì
A. A thay đổi. f không đổi
B. omega, phi, W không đổi. T thay đổi
C. phi, A. f đều thay đổi
D. omega, phi, A, f W thay đổi
ai giải thích kĩ câu này giùm t được k?
 
N

ngungutruong

của blackshot
1.D. cả A B C
2.D. bình phương biên độ
3.C .lệch pha vuông góc với li độ
4.B. ngược pha với li độ
5.D. cơ năng toàn phần
6.C.phi, A. f đều thay đổi
7.A. F= 0
8.B. 46,8cm
9.c. 27,5

@baekim
1. dao động điều hòa là;
A. dao động có phương trình tuân theo quy luật hình sin hay cos đối với thời gian
B. có chu kì riêng phụ thuộc đặc tính của hệ
C. có cơ năng là không đổi và tỉ lệ bình phương với biên độ
D. cả A B C

2. cơ năng của 1 CLLx tỉ lệ thuận với
A. li độ dao dộng
B. biên độ dao động
C. tần sô dao động
D bình phương biên độ

3. vận tốc tức thời trong dao dộng điều hòa biến đổi
A cùng pha với li độ
B. ngược pha với li độ
C .lệch pha vuông góc với li độ
D. lệch pha so với li độ

4. gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi
A. cùng pha với li độ
B. ngược pha với li độ
C. lệch pha vuông góc với li độ
D. lệch phavới li độ

5. trong 1 dao động điều hòa, đai lượng nào của dao động không phụ thuộc điều kiện ban đầu
A. biên độ dao động
B. pha ban đầu
C. tần số
D. cơ năng toàn phần

hiepkhach
1. dao động điều hòa là;
A. dao động có phương trình tuân theo quy luật hình sin hay cos đối với thời gian
B. có chu kì riêng phụ thuộc đặc tính của hệ
C. có cơ năng là không đổi và tỉ lệ bình phương với biên độ
D. cả A B C

2. cơ năng của 1 CLLx tỉ lệ thuận với
A. li độ dao dộng
B. biên độ dao động
C. tần sô dao động
D> bình phương biên độ

3. vận tốc tức thời trong dao dộng điều hòa biến đổi
A cùng pha với li độ
B. ngược pha với li độ
C .lệch pha vuông góc với li độ
D. lệch pha so với li độ

4. gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi
A. cùng pha với li độ
B. ngược pha với li độ
C. lệch pha vuông góc với li độ
D. lệch phavới li độ

5. trong 1 dao động điều hòa, đai lượng nào của dao động không phụ thuộc điều kiện ban đầu
A. biên độ dao động
B. pha ban đầu
C. tần số
D. cơ năng toàn phần




ở câu 5:

đáp ản phải là tần số
biên độ và pha ban đầu đều thay đổi khi đề bài cho cách kích thích dao động khác nhau

ví dụ: kéo vật ra 2cm rồi thả nhẹ # khi nói kéo vật ra 2cm rồi truyền cho vận tốc 3cm/s theo chiều dương
và cũng khác khi truyền theo chiều âm

hay tại vị trí cân bằng truyền vận tốc

CÂU 6: mình post nhầm. đã sửa

câu 6 và câu 5 suy luận giống nhau, chỉ là câu hỏi khác thui
đáp án A
f không đổi vì chỉ phụ thuộc K, m
 
Last edited by a moderator:
N

ngungutruong

DẠNG : VIẾT PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG

chọn$x = A cos ( \large\omega .t + \varphi_0 )$

1. tìm $\omega $

$\omega = \frac{2\pi}{T} = 2\pi f $
$\omega = \sqrt[]{\frac{K}{m}} $
với con lắc thẳng đứng

$\omega = \sqrt[]{\frac{g}{\Delta l_0}} $

2. Tìm A

+ tìm chỗ có $ v = 0 $ => $ A = | x | $

+ $ A^2 = ( \frac{v}{\omega})^2 + x^2 = ( \frac{v}{\omega})^2 + \frac{a^2}{\omega^4} $
----------------

+ dùng công thức năng lượng: $ W = \frac{1}{2}m. \omega^2.A^2 $

+ sử dụng công thức tính công
..............

3. tìm[TEX] \varphi_0[/TEX]

* mình khuyên các bạn nên dùng đường tròn lượng giác, giải rất nhanh, không bị sai

+ vẽ đường tròn có bán kính = biên độ A

+ dựa vào gí trị của $ x$ tại $ t$ vẽ đường vuông góc với trục Ox, cắt đường tròn tại 2 điểm

+ dựa vào giá trị của $ v$ bài cho xác định vị trí $ x$ trên đường tròn tương ứng -> vẽ bán kính bán kính vectơ tại $ t$

+ góc hợp bởi bán kính vectơ với chiều dương trục hoành = [TEX]\varphi[/TEX]

nếu t=0 thì đó là [TEX]\varphi_0[/TEX]

nếu $t$ # 0 : từ vị trí tìm được, quay cùng chiều kim đồng hồ[TEX] \frac{t}{T}[/TEX] ( vòng) đến vị trí mới.góc hợp giữa chiều ( + ) trục hoành với bán kính vecto = [TEX]\varphi_0[/TEX]


* chú ý: đường tròn lượng giác còn có thể áp dụng để tính thời gian dao động , quãng đường, vận tốc

DẠNG: QUÃNG ĐƯỜNG VẬT ĐI ĐƯỢC

1. vật xuất phát từ vị trí biên hay VTCB
[TEX] $t = n.\frac{T}{4} + \Delta t với \Delta t < \frac{T}{4} $ =>[TEX] S =S_1 + S_2[/TEX]

[TEX]S_1 = n.A[/TEX]
[TEX]S_2 = | x(t) - x(n.\frac{T}{4}) | [/TEX] ( tọa độ của vật ở thời điểm t và thời điểm ( n.T/4)

2. nếu vật không xuất phát ở VTCB hay biên

ở thời điểm t vật ở vị trí $ x_ 1$ . sau thời gian[TEX] ( t + \Delta t )[/TEX] vật đi được bao nhiêu ?

các bạn nên sửa dụng đường tròn lượng giác để tính với công thức[TEX] \omega . \Delta t = \Delta \varphi[/TEX]

---------------
--------------------
 
N

ngungutruong

vd; 1 con lắc lò xo K=50 N, đặt nằm ngang, m=500g.kéo vật lệch khỏi VTCB x= [TEX]\sqrt[]{3}[/TEX]
ròi truyền cho vận tốc v= 10cm/ s theo chiều dương. viết phương trình?



[TEX]\omega = \sqrt[]{\frac{K}{m}} = 10[/TEX]

áp dụng công thức độc lập thời gian

[TEX]A^2 = ( \frac{v}{\omega}0^2 + x^2[/TEX] => A = 2 ( cm)

vẽ đường tròn có 2 vị trí

nhưng chiếu lên trục vận tốc ( đề bài cho chuyển động theo chiều ( +) )

nên lấy điểm M

[TEX]cos \varphi = \frac{\sqrt[]{3}}{2} [/TEX]

và theo đường tròn lượng giác tính được phi = - [TEX]\pi[/TEX]/6
vậy phương trình x = 2cos( 10t-[TEX] \pi[/TEX] /6 )

nhưng nếu đề bài nói chuuyển động theo chiều âm thì [TEX]\varphi = \frac{\pi}{6}[/TEX]
ghkjk.bmp
 
N

ngungutruong

bài 1:
một con lắc lò so dao động điều hòa. có vận tốc cự đại = 60cm/s. chọn gốc tọa độ ở VTCB, gốc thời gian khi vật qua vị trí [TEX]x =3 \sqrt[]{2}[/TEX] theo chiều âm và tại đó động năng = thế năng. viết pt dao động ?



bài 2: 1 con lắc lò xo có độ cứng K. m=500g . dao động với cơ năng W = 10^-2 ( J ) . ở t=0, vật có vận tốc v=0,1( m/s) và gia tốc a=-[TEX]\sqrt[]{3}[/TEX] ( m/s^2) viết phương trình dao động?
 
L

l94

bài 1:
một con lắc lò so dao động điều hòa. có vận tốc cự đại = 60cm/s. chọn gốc tọa độ ở VTCB, gốc thời gian khi vật qua vị trí [TEX]x =3 \sqrt[]{2}[/TEX] theo chiều âm và tại đó động năng = thế năng. viết pt dao động ?
động năng = thế năng ở vị trí $$\frac{A}{\sqrt{2}}=3\sqrt{2} \to A=6$$
$$\omega=\frac{v_m}{A}=10$$
pt dao động là $$x=6cos(10t+\frac{\pi}{4})$$



bài 2: 1 con lắc lò xo có độ cứng K. m=500g . dao động với cơ năng W = 10^-2 ( J ) . ở t=0, vật có vận tốc v=0,1( m/s) và gia tốc a=-[TEX]\sqrt[]{3}[/TEX] ( m/s^2) viết phương trình dao động?

$$\frac{1}{2}mv_{max}^2=W \to v_{max}=\omega.A=0,2m/s$$
$$\frac{0,1^2}{0,2^2}+\frac{3}{a_{max}^2}=1 \to a_{max}=2m/s^2$$
$$ \to A=\frac{v_{max}^2}{a_{max}}=2cm; \omega=\frac{a_{max}}{v_{max}}=10$$
$$A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2} \to x=+-\sqrt{3}$$
mặt khác v >0 => chiều dương, va<0 => chậm dần, vậy pha ban đầu$$\phi=\frac{-\pi}{6}$$
$$x=2cos(10t-\frac{\pi}{6})$$
 
T

trietdeptrai

Các bạn làm thử bài này nhé

Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g=10 m/s2 .Lấy pi^2 = 10.Khi hệ vật và lò xo đang ở VTCB người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu? Biết rằng độ cao đủ lớn.

A. 70cm B. 50cm C. 80cm D. 20cm.
 
L

_libera_

Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g=10 m/s2 .Lấy pi^2 = 10.Khi hệ vật và lò xo đang ở VTCB người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu? Biết rằng độ cao đủ lớn.

Vật A từ vị trí thấp nhất lên cao nhất mất thời gian [TEX]t = \frac{T}{2}[/TEX]

Trong thời gian đó, vật B rơi một khoảng [TEX]S_B = \frac{at^2}{2}[/TEX]

Khoảng cách 2 vật sẽ là [TEX]d = 2A + 10 cm + S_B[/TEX]

Giờ ta cần tìm [TEX]T[/TEX] và [TEX]A[/TEX]

+ Tìm T.

Con lắc lò xo thì [TEX]T = 2\pi \sqrt[]{\frac{m_A}{k}}[/TEX]

+ Tìm A.

Lực kích thích dao động là [TEX]\Delta F_{dh} = m_Bg[/TEX]

[TEX]\Delta F_{dh} = ma_{max} = mA.\omega^2[/TEX]

Có T tính được [TEX]\omega[/TEX]

Có [TEX]\omega[/TEX] tính tiếp ra [TEX]A[/TEX].
 
H

huong4495

các bạn giúp mình làm mấy bài này với
Bài 1:vật dao động theo pt
eq.latex
.Quãng đường vật đi được và số lần vật qua vị trí x=-0.5cm theo chiều dương trong khoảng thời gian từ thời điểm t1=1.1s đến 5.1s là bao nhiêu?
Bài 2:Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại 2 thời điểm liên tiếp là t1=2.3s và t2=2.9s.tính từ t=0 đến t2 thì vật đã qua VTCB theo một chiều nào đó được bao nhiêu lần?
Bài 3:Một vật nhỏ dao động điều hòa với A=5cm .Xét trong cùng S=12cm thấy khoảng thời gian ngắn nhất là 0.8s.Tìm số dao động trong 60s?
Bài 4:Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa với A=4cm.Xét trong cùng khoảng thời gian 3.2s thấy quãng đường lớn nhất vật có thể đi được là 18cm.Nếu xét trong cùng khoảng thời gian đó thì vật đi được quãng đường nhỏ nhất là bao nhiêu?

 
B

blackshot1995

các bạn giúp mình làm mấy bài này với
Bài 1:vật dao động theo pt
eq.latex
.Quãng đường vật đi được và số lần vật qua vị trí x=-0.5cm theo chiều dương trong khoảng thời gian từ thời điểm t1=1.1s đến 5.1s là bao nhiêu?
Bài 2:Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại 2 thời điểm liên tiếp là t1=2.3s và t2=2.9s.tính từ t=0 đến t2 thì vật đã qua VTCB theo một chiều nào đó được bao nhiêu lần?
Bài 3:Một vật nhỏ dao động điều hòa với A=5cm .Xét trong cùng S=12cm thấy khoảng thời gian ngắn nhất là 0.8s.Tìm số dao động trong 60s?
Bài 4:Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa với A=4cm.Xét trong cùng khoảng thời gian 3.2s thấy quãng đường lớn nhất vật có thể đi được là 18cm.Nếu xét trong cùng khoảng thời gian đó thì vật đi được quãng đường nhỏ nhất là bao nhiêu?

1)x=10sin pi.t
v=10pi sin (pi. t- pi/2)
T=2(s)
lấy (t1-t2)/T=2 => thực hiện 2 chu kì
vậy vật qua vị trí x=-0.5 cm 2 lần,quãng đường đi được = 2.4.10=80(cm)
 
L

linh110

các bạn giúp mình làm mấy bài này với
Bài 1:vật dao động theo pt
eq.latex
.Quãng đường vật đi được và số lần vật qua vị trí x=-0.5cm theo chiều dương trong khoảng thời gian từ thời điểm t1=1.1s đến 5.1s là bao nhiêu?
Bài 2:Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại 2 thời điểm liên tiếp là t1=2.3s và t2=2.9s.tính từ t=0 đến t2 thì vật đã qua VTCB theo một chiều nào đó được bao nhiêu lần?
Bài 3:Một vật nhỏ dao động điều hòa với A=5cm .Xét trong cùng S=12cm thấy khoảng thời gian ngắn nhất là 0.8s.Tìm số dao động trong 60s?
Bài 4:Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa với A=4cm.Xét trong cùng khoảng thời gian 3.2s thấy quãng đường lớn nhất vật có thể đi được là 18cm.Nếu xét trong cùng khoảng thời gian đó thì vật đi được quãng đường nhỏ nhất là bao nhiêu?

1.tenta t =t2-t1 => tenta phi =4pi => qua 2 lần và S =8A
2.tenta t =0,6 => T=1,2 => tenta t2 = 2,9 =2T +0,5 => qua 2 lần
3 + 4 áp dụng công thức
 
H

huong4495

giúp mình thêm bài nữa nhé
bài 1:2 chất điểm dao động điều hòa với T, lêch pha nhau [latex]\frac{\pi }{3}[/latex] với A và 2A trên 2 trục tọa độ song song cùng chiều ,gốc tọa độ nằm trên đường vuông góc chung.khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần chúng ngang nhau là ?

p/s:đây là dạng bài gì vậy mọi người?trên hai trục tọa độ song song để làm gì?
 
Last edited by a moderator:
N

ngungutruong

BÀI TOÁN VỀ CON LẮC ĐƠN​

* định nghĩa: hệ gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể

I. tính chất dao động
1. điều kiện dao động
- bỏ qua sức cản môi trường
- góc lệch [TEX]\varphi_0 << 10^0[/TEX]
với điều kiện này ta có công thức
[TEX]l= S_0.sin \alpha_0 = S_0.\alpha_0[/TEX]
2. tính chất
- con lắc đơn dao động điều hòa với [TEX]\omega = \sqrt[]{\frac{g}{l}}[/TEX]
=>[TEX] T = 2\pi \sqrt[]{\frac{l}{g}}[/TEX]

- năng lượng
[TEX]W=mgl2 sin(\frac{\alpha_0}{2})^2 = \frac{1}{2}mgl.\alpha_0^2 = \frac{1}{2}m\omega^2.S_0^2[/TEX]

* công thức độc lập
[TEX]a= -\omega^2.S =-\omega^2.\alpha.l[/TEX]

[TEX]S_0^2 = S^2 + ( \frac{v}{\omega})^2[/TEX]

[TEX]\alpha_0^2 = \alpha^2 + \frac{v^2}{gl}[/TEX]
* xét[TEX] \alpha_0 [/TEX]bất kì, luôn có các công thức sau

[TEX]v^2 = 2gl ( cos \alpha - cos\alpha_0 )[/TEX]

lực căng T. [TEX] T= mg( 3cos\alpha - 2cos\alpha_0 )[/TEX]

II. CÁC ĐIỀU CHÚ Ý

con lắc đơn khôg phải là dao động tự do

hay áp dụng vào bài toán con lắc đồng hồ

- nhiệt độ [TEX] l = l_0 (1 + \alpha.\Delta.t^0 )[/TEX]


- độ cao: dù đưa con lắc lên cao hay xuống sâu, đồng hồ đều chạy chậm
- ngoại lực: [TEX] a_q_t = \frac{F}{m}[/TEX]

*thời gain nhanh chậm trong 1s của con lắc đồ hồ

[TEX]\frac{\Delta T}{T_0} = \frac{\Delta h}{R} + \frac{1}{2} \alpha.\Delta t^0 [/TEX]


TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA​


điều kiện để có thể tổng hợp dao động điều hòa là
- dao động cùng
phương
- cùng tần số

1. sử dụng máy tính ( mình chỉ trình bày máy 500ES trở lên )

[TEX]x_1 = A_1 cos ( \omega.t + \varphi_1)[/TEX]
[TEX]x_2 = A_2 cos ( \omega.t + \varphi_2 )[/TEX]

MODE 2 ( chọn chế độ số phức CMPLX )

quy trình nhập

[TEX]A_1[/TEX] SHIFT (-)[TEX] \varphi_1[/TEX] +[TEX] A_2[/TEX] SHIFT [TEX]\varphi_2[/TEX] SHIFT 2 3 =

*có thể tổng hợp nhiều dao động, hoặc cũng có thể trừ ( - ) dao động


2. phương pháp thủ công, sử dụng vecto

* định Ferma: hình chiếu vecto tổng lên 1 trục bằng tổng đại số của các véc tơ thành phần lên trục ấy

vd: tổng hợp 3 dao động
[TEX]x_1 = A_1 cos ( \omega .t + \varphi_1 )[/TEX]
[TEX]x_2 = A_2 cos ( \omega .t + \varphi_2 )[/TEX]

[TEX]x_3 = A_3 cos ( \omega .t + \varphi_3 )[/TEX]

BNHH.bmp


OG = OF + OH - OK ;
OP = OI + OM + ON

theo định lí Ferma

[TEX]tg\varphi = \frac{OG}{OP}[/TEX]

A = OP/[tex]cos \varphi [/tex]




 
Last edited by a moderator:
N

ngungutruong

CÁC DAO ĐỘNG PHI ĐIỀU HÒA​

I. DAO ĐỘNG TẮT DẦN
1, dao động có biên độ A giảm dần theo thời gian

2. nguyên nhân:

vì sức cản của môi trường , vật phải sinh ra 1 công để thắng lại công cản đó => năng lượng giảm dần . mà năng lượng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ nên A giảm dần

3. đặc điểm

- T, f tại 1 thời điểm chính bằng T, f của dao động điều hòa khi tại đó mất sức cản

- ngoại lực tác dụng liên tục và luôn bằng hằng số

- A giảm dần theo thời gian

- phụ thuộc vào đặc tính của môi trường vật chất

4. các công thức

-độ giảm biên độ trong 1/4T: [TEX] \Delta A = \frac{\mu. mg}{K}[/TEX]

- số dao động thực hiện được đến khi dừng hẳn: [TEX] N = \frac{A}{\Delta A}= \frac{\omega ^2.A}{4.\mu.g}[/TEX]

-thời gian dừng lại: [TEX]t = N.T = \frac{A.K.T}{4\mu.mg}[/TEX]
II. dao động duuy trì

1. là dao động mà sau nghững khoảng thời gian như nhau vật lại được cung cấp 1 năng lượng đúng bằng năng lượng đã mất

2. đặc điểm

- T. f. A. W = T, f, A, W của dao động riêng

- chịu ngoại lực không đổi và tác dụng tuần hoàn

* trường hợp hệ tự cung cấp năng lượng mà không nhờ môi trường gọi là sự tự dao động

III. dao đông cưỡng bức

1. dao động chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian

[TEX]F = F_0 cos ( \omega _0 .t + \varphi )[/TEX]

2 dặc điểm

+ trong khoảng thời gian rất ngắn [TEX]\Delta t[/TEX]

vật dao động với 2 tần số [TEX] \omega[/TEX] riêng và [TEX]\omega_0[/TEX] của lực cưỡng bức

+ sau khoảng thời gian đó: vật chỉ dao động với \omega_0

* trong quá trình chúng ta học, chỉ xét sau khoảng thời gian [TEX]\Delta t[/TEX]

* khi \omega = \omega_0 A tăng đột ngột, khi đó xuất hiện hiện tượng cộng hưởng


nếu sức cản của môi trường nhỏ, có hiẹn tượng cộng hưởng nhọn
 
N

ngungutruong

1. một con lắc lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò so giãn 3cm. bỏ qua mọi sức cản. kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì gian lò xo bị nén trong 1 chu kì là T/3. biên đọ dao động của vật bao nhiêu?

2. một vật dao động điều hòa cứ mỗi phút thực hiện được 120 dao động toàn phần. khoảng thời gian 2 lần liên tiếp động năng bằng 1 nửa cơ năng là?

3. một con lắc đơn khối lượng 40g dao động trọng điện trường có cường độ điện trường hướng thẳng đứng trên xuống và có độ lớn E=4.10^4 (v/m) g=10. khi chưa tích điện con lắc dao động với T= 2s. khi cho nó tích điện q= -2. 10^-6 ( c ) thì chu kì là bao nhiêu? khi cường đọ điện trướng hướng theo phương ngang, tích điện như cũ thì chu kì là bao nhiêu?

4. một con lắc đơn dao động với chu kì 2s
nếu đóng 1 cái đinh vào tường sao cho điểm đóng cách vị trí treo con lắc bằng nửa chiều sợi dây. con lắc dao động vướng vào đinh. chu kì mới của con lắc là bao nhiêu?

5. một con lắc dao động tại mặt đất và có nhiệt là là 30 độ. dây treo bằng kim loại và có hệ số nở nhiệt 2.10^-5 K^-1. bán kính trái đất 6400km.khi đưa con lắc lên cao 1600m. để con lắc vẫn dao động đúng chu kì thì nhiệt độ là bao nhiêu?
 
N

newstarinsky

Bài 1
Thời gian nén là $\dfrac{T}{3}$
tức là góc quét $\triangle \varphi=\dfrac{2\pi}{3}$
Nên $A=\dfrac{x}{cos\dfrac{\pi}{3}}=6(cm)$

Bài 2
Ta có $T=\dfrac{60}{120}=0,5(s)$
Khoảng thời gian liên tiếp giữa 2 lần có $W_d=\dfrac{1}{2}W$ là $\dfrac{T}{4}=0,125(s)$

Bài 3
Khi tích điện ta có $g'=g-\dfrac{|q|.E}{m}=8$
Ta có $\dfrac{T'}{T}=\sqrt{\dfrac{g}{g'}}=\sqrt{\dfrac{5}{4}}\\
\Leftrightarrow T'=\sqrt{5}(s)$

Khi theo phương ngang ta có
$tan\alpha=\dfrac{q.E}{P}=...$
Áp dụng công thức $T'=T.\sqrt{cos\alpha}$

Bài 4
Ta có $T=2\pi\sqrt{\dfrac{l}{g}}$
Khi bị đóng đinh $T'=\pi.\sqrt{\dfrac{l}{g}}+\pi.\sqrt{\dfrac{l}{2g}}\\
=\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{2\sqrt{2}}\\
=\dfrac{\sqrt{2}+1}{2}(s)$

Bài 5

Để con lắc vẫn chạy dún thì
$\dfrac{\triangle T}{T}=0\\
\Leftrightarrow \dfrac{h}{R}+\dfrac{\alpha.\triangle t}{2}=0\\
\Leftrightarrow \triangle t=-25\\
\Rightarrow t_2=5^oC$
 
K

kulboy_vip

Xin lỗi cậu nhiều vì tớ quay lại bài cũ tí!

vd; 1 con lắc lò xo K=50 N, đặt nằm ngang, m=500g.kéo vật lệch khỏi VTCB x= [TEX]\sqrt[]{3}[/TEX]
ròi truyền cho vận tốc v= 10cm/ s theo chiều dương. viết phương trình?



[TEX]\omega = \sqrt[]{\frac{K}{m}} = 10[/TEX]

áp dụng công thức độc lập thời gian

[TEX]A^2 = ( \frac{v}{\omega}0^2 + x^2[/TEX] => A = 2 ( cm)

vẽ đường tròn có 2 vị trí

nhưng chiếu lên trục vận tốc ( đề bài cho chuyển động theo chiều ( +) )

nên lấy điểm M

[TEX]cos \varphi = \frac{\sqrt[]{3}}{2} [/TEX]

và theo đường tròn lượng giác tính được phi = - [TEX]\pi[/TEX]/6
vậy phương trình x = 2cos( 10t-[TEX] \pi[/TEX] /6 )

nhưng nếu đề bài nói chuuyển động theo chiều âm thì [TEX]\varphi = \frac{\pi}{6}[/TEX]
ghkjk.bmp

Cậu ơi, hình như bài làm này của cậu có chút nhầm lẫn nhỏ, về đơn vị thôi. :)
k là độ cứng lò xo, đơn vị là N/m.
Còn theo đề bài ra: v = 10 cm/s.
Đơn vị khác nhau, một cái là m, còn một cái là cm.
Khi viết phương trình cậu không đổi thống nhất lấy một đơn vị ak???
Sai hay đúng đây? :eek:
 
N

ngungutruong

Cậu ơi, hình như bài làm này của cậu có chút nhầm lẫn nhỏ, về đơn vị thôi. :)
k là độ cứng lò xo, đơn vị là N/m.
Còn theo đề bài ra: v = 10 cm/s.
Đơn vị khác nhau, một cái là m, còn một cái là cm.
Khi viết phương trình cậu không đổi thống nhất lấy một đơn vị ak???
Sai hay đúng đây? :eek:

mình không hiểu ý bạn
K chỉ áp vào tính[TEX]\omega[/TEX] thui nhé
khối lượng mình đổi ra kg rồi
đơn vị của [TEX]\omega [/TEX]là rad/s
còn giá trị của K chỉ ảnh hưởng khi tính lực nhé

đơn vị của li độ phụ thuộc vào đơn vị của biên độ

@new làm đúng rồi đó


BÀI TẬP TIẾP​

1.1 con lắc lò xo nằm ngang, ban đầu chưa biến dạng, vật khối lượng 0,02 kg. K=1N/m. hệ số ma sát giữa giá đỡ và vật là 0,05.ban đầu vật đứng yên ở O. đưa vật về vị trí lò xo bị nén 9cm rồi buong nhẹ để dao động tắt dần. g=10. vật nhỏ của con lắc sẽ dừng lại tại vị trí cách 0 bao nhiêu?


2.con lắc lò xo nằm ngang. m=500g. K=20N/m. hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01. g=10. ban đầu lò xo chưa biến dạng. sau đó một vật m_2=0,5kg chuyển động dọc theo trục Ox với vận tốc 0,5m/s đến va chạm mềm với vật m, lò xo bị nén lại. tốc độ cực đại của vật sau lần nén thứ nhất?
 
N

newstarinsky

Bài 1
Độ giảm biên độ sau 1laanf qua VTCB
$\triangle A=\dfrac{2\mu.m.g}{K}=2(cm)$
Sau 4 lần qua VTCB thì biên độ của vật chỉ còn lại là 1(cm) nên vật sẽ dừng lại khi cách O một khoảng là 1(cm)

 
A

adele

2.con lắc lò xo nằm ngang. m=500g. K=20N/m. hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01. g=10. ban đầu lò xo chưa biến dạng. sau đó một vật m_2=0,5kg chuyển động dọc theo trục Ox với vận tốc 0,5m/s đến va chạm mềm với vật m, lò xo bị nén lại. tốc độ cực đại của vật sau lần nén thứ nhất?[/B]


Bài này khá rườm rà.

+. Tìm biên độ dao động.

Xét trong khoảng thời gian va chạm rất ngắn, ta có thể áp dụng bảo toàn động lượng.

[TEX]m_2v_2 = v(m+m_2) \Rightarrow v = \frac{v_2}{2} = 0,25 m/s[/TEX]

Giả sử biên độ của dao động này là A. Áp dụng bảo toàn năng lượng.

[TEX]\frac{KA^2}{2} + F_{ms}.A = \frac{mv^2}{2}[/TEX]

+ Xác định vị trí có gia tốc bằng 0. Đây cũng chính là vị trí có vận tốc cực đại.

[TEX]F_{dh} - F_{ms} = Ma = 0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow F_{dh} = F_{ms} [/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow k.x = mg.\mu \Rightarrow x = \frac{ mg.\mu}{k}[/TEX]

+ Xác định vận tốc tại vị trí trên.

Bằng cách áp dụng bảo toàn năng lượng.

[TEX]\frac{KA^2}{2} - \frac{Kx^2}{2} = F_{ms}.(A - x) + \frac{Mv'^2}{2} [/TEX]

[TEX]v'[/TEX] chính là vận tốc cần tìm.
 
Top Bottom