[Vật lí 12] Một vài bài tập sóng cơ(ĐH 2010)

N

nguyentuvn1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp em mấy bài này ạ:
Câu 1: (đề ĐH 2009)Ở bề mặt một chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có pt lần lượt là [TEX]u_1=5cos 40\pi.t (mm)[/TEX] và [TEX]u_2= 5cos (40\pi.t+\pi)(mm)[/TEX]. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:
A.11
B.9
C.10
D.8
==> Câu này có gì lắt léo đâu nhỉ
Câu 2: (đề ĐH 2010) Ba điểm O,A,B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, mỗi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A.26dB
B.17dB
C.34db
D.40dB
==> [TEX]L=10lg\frac{I}{I_0};I=\frac{P}{\frac{4}{3}\pi R^3}[/TEX] Lấy logarit, lấy căn bậc 3 rồi khai triển hằng đẳng thức là ra, chú ý sai số
Câu 3: (đề ĐH 2010)
Ở mặt thoáng 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình [TEX]u_A=20cos 40\pi.t(mm)[/TEX] và [TEX]u_B=2cos (40\pi.t+\pi)(mm)[/TEX]. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A.19
B.18
C.20
D.17
==> C thuộc AM tức d_1A-d_2A<d_1C-d_2C<d_1M-d_2M
 
Last edited by a moderator:
A

arsenala1

Câu 1: (đề ĐH 2009)Ở bề mặt một chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có pt lần lượt là u_1=5cos 40\pi.t (mm) và u_2= 5cos (40\pi.t+\pi)(mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:
A.11
B.9
C.10
D.8

Câu 2: (đề ĐH 2010) Ba điểm O,A,B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, mỗi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A.26dB
B.17dB
C.34db
D.40dB
ccâu này thì mình chịu thua ,mình chưa bao giờ động tới cả
Câu 3: (đề ĐH 2010)
Ở mặt thoáng 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u_A=20cos 40\pi.t(mm) và u_B=2cos (40\pi.t+\pi)(mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A.19
B.18
C.20
D.17
____mà sao e 94 đã hỏi rùi______________
 
N

nguyentuvn1994

Câu 1: (đề ĐH 2009)Ở bề mặt một chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có pt lần lượt là u_1=5cos 40\pi.t (mm) và u_2= 5cos (40\pi.t+\pi)(mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:
A.11
B.9
C.10
D.8

Câu 2: (đề ĐH 2010) Ba điểm O,A,B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, mỗi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là:
A.26dB
B.17dB
C.34db
D.40dB
ccâu này thì mình chịu thua ,mình chưa bao giờ động tới cả
Câu 3: (đề ĐH 2010)
Ở mặt thoáng 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u_A=20cos 40\pi.t(mm) và u_B=2cos (40\pi.t+\pi)(mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A.19
B.18
C.20
D.17
____mà sao e 94 đã hỏi rùi______________


Đáp án thì em có rồi, anh cho em cái lời giải chi tiết ạ :D
Em 94 nhưng học trước tý ty nên hỏi thôi ạ
 
T

trytouniversity

Câu 1 : [TEX]\lambda [/TEX]= 80 / 20 = 4 cm

Hai nguồn dao động ngược pha :
\Rightarrow Số điểm dao động cực đại là số giá trị của k với :

-[TEX]\frac{20}{4}[/TEX] - 0,5 \leq k \leq [TEX]\frac{20}{4}[/TEX] - 0,5

\Rightarrow k = -5 ; -4 ... 3 ; 4 \Rightarrow 10 cực đại

Câu 2 : Để đơn giản ta chuyển về đơn vị B cho dễ nhìn :

[TEX]L_A[/TEX] = 60 dB = 6 B ; [TEX]L_B[/TEX] = 20 dB = 2 B

Ta có : [TEX]L_A[/TEX] - [TEX]L_B[/TEX] = log[TEX]\frac{I_A}{I_o}[/TEX] - log[TEX]\frac{I_B}{I_o}[/TEX] = log[TEX]\frac{I_A}{I_B}[/TEX] = 4 B

\Rightarrow [TEX]\frac{I_A}{I_B}[/TEX] = [TEX]10^4[/TEX]

Mà [TEX]\frac{I_A}{I_B}[/TEX] = [TEX](\frac{d_B}{d_A})^2[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\frac{d_B}{d_A}[/TEX] = [TEX]10^2[/TEX] = 100 \Rightarrow [TEX]d_B = 100.d_A[/TEX]

Vì M là trung điểm AB nên [TEX]d_M[/TEX] = [TEX]\frac{d_A + d_B}{2}[/TEX] = [TEX]\frac{101}{2}.d_A[/TEX] = 50,5[TEX]d_A[/TEX] (1)

Ta có : [TEX]L_A[/TEX] - [TEX]L_M[/TEX] = log[TEX]\frac{I_A}{I_M}[/TEX] = log[TEX](\frac{d_M}{d_A})^2[/TEX] (2)

Thay 1 vào 2 : \Rightarrow [TEX]L_A[/TEX] - [TEX]L_M[/TEX] = log[TEX](50,5)^2[/TEX] = 3,406 B
\Rightarrow [TEX]L_M[/TEX] = 6 - 3,406 = 2,6 B = 26 dB

Câu 3 :
[TEX]\lambda [/TEX]= 30 / 20 = 1,5 cm
Hai nguồn dao động ngược pha :
\Rightarrow Số điểm dao động cực đại là số giá trị của k với :

-[TEX]\frac{20}{1,5}[/TEX] - 0,5 \leq k \leq [TEX]\frac{20}{1.5}[/TEX] - 0,5

\Rightarrow k = -13 ; -12 ... 11 ; 12

Xét tại điểm M ta xem thử M nằm trên đường cực đại nào , nếu không nằm trên đường cực đại thì xem thử M nằm giữa 2 đường cực đại nào .

Giả sử M dao động cực đại \Rightarrow [TEX]d_2 - d_1[/TEX]= ( k+ 0,5 )[TEX]\lambda [/TEX] = 20[TEX]\sqrt{2}[/TEX] - 20 = 20 ([TEX]\sqrt{2}[/TEX] -1 )
\Rightarrow k = 5,022 M nằm giưa đường cự đại 5 và 6

Ta thấy BM > AN nên chọn số cực đại trên BM là từ : -13 ; -12 ... 5

\Rightarrow Số đường dao động cực đại trên BM là 19 đường
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom