Câu 1) Để tăng tốc từ trạng thái đứng yên, một bánh xe tiêu tốn một công 1000J. Biết momen quán tính của bánh xe là 0,2 kgm2. Bỏ qua các lực cản. Tốc độ góc bánh xe đạt được là:
A. 100 rad/s. B. 50 rad/s. C. 200 rad/s. D. 10 rad/s.
Câu 2) Biết momen quán tính của một bánh xe đối với trục của nó là 10kgm2. Bánh xe quay với tốc độ góc không đổi là 600 vòng/phút ( cho = 10). Động năng của bánh xe sẽ là :
A. 3.104 J B. 2.103 J C. 4.103 J D. 2.104 J
Câu 3) Một momen lực 30Nm tác dụng lên một bánh xe có momen quán tính 2kgm2. Nếu bánh xe bắt đầu quay từ trạng thái nghỉ thì sau 10s nó có động năng :
A. 22,5 kJ B. 9 kJ C. 45 kJ D. 56 kJ
Câu 4) Một bánh xe có mômen quán tính đối với trục quay cố định là 12Kgm2 quay với tốc độ 30vaòng/phút. Động năng của bánh xe là:
A. 260J B. 236,8J.
C. 180J. D. 59,2J.
Câu 5) Một mômen lực 30Nm tác dụng vào bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì động nămg của nó ở thời điểm 10s là:
A.18,3KJ. B. 22,5KJ.
C. 20,2KJ. D. 24,6KJ
Câu 6) Một đĩa compac có bán kính trong và bán kính ngoài của phần ghi là 2,5cm và 5,8cm. Khi phát lại, đĩa được làm quay sao cho nó đi qua đầu đọc với tốc độ dài không đổi 130 cm/s từ mép trong dịch chuyển ra phía ngoài. Biết đường qua hình xoắn ốc cách nhau 1,6 m, Độ dài toàn phần của đường quét và thời gian quét là
A. L = 5378m ; t = 4137 s B. L = 4526,6m ; t = 3482s
C. L = 2745m ; t = 2111 s D. L = 769,6m ; t = 592 s
Câu 7) Một ròng rọc có khối lượng không đáng kể, người ta treo hai quả nặng có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 3kg vào hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằ m ngang (xem hình vẽ). lấy g = 10 m/s2. Giả thiết sợi dây không dãn và không trượt trên ròng rọc.Gia tốc của các vật là:
A. a = 1m/s2 B. a = 2m/s2
C. a = 3m/s2 D. a = 4m/s2
Câu 8) Một ròng rọc có khối lượng 6kg, bán kính 10cm, người ta treo hai quả nặng có khối lượng m1 =1kg và m2 =4kg vào hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang, sợi dây không dãn và không trượt trên ròng rọc. (xem hình vẽ). lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của các vật là:
A. a = 3,75m/s2 B. a =5m/s2
C. a = 2,7m/s2 D. a = 6,25m/s2
Câu 9) Một ròng rọc có khối lượng 6kg, bán kính 10cm, người ta treo hai quả nặng có khối lượng m1 =1kg và m2 =4kg vào hai đầu một sợi dây vắt qua một ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang, sợi dây không dãn và không trượt trên ròng rọc. (xem hình vẽ). lấy g = 10 m/s2. Gia tốc góc của ròng rọc là:
A. = 50rad/s2 B. = 37,5rad/s2
C. = 27,3rad/s2 D. = 62,5rad/s2
Câu 10) Một ròng rọc có mômen quán tính 0,07kgm2, bán kính 10cm (Hình vẽ). hai vật được treo vào ròng rọc nhờ sợi dây không dãn, m1 =400g và m2 =600g, ban đầu các vật được giữ đứng yên, sau đó thả nhẹ chọ hệ chuyển động thì gia tốc của mỗi vật là:
A. a =1,25m/s2 B. a =0,25m/s2
C. a =2,5m/s2 D. a =0,125m/s2
Câu 11) Một ròng rọc có mômen quán tính 0,07kgm2, bán kính 10cm (Hình vẽ). hai vật được treo vào ròng rọc nhờ sợi dây không dãn, m1 =400g và m2 =600g, lấy g= 10m/s2.Ban đầu các vật được giữ đứng yên, sau đó thả nhẹ chọ hệ chuyển động thì gia tốc góc của ròng rọc là:
A. = 2,5rad/s2 B. = 25rad/s2
m2
m1
C. = 12,5rad/s2
D. = 12,5rad/s2
Câu 12) Cho cơ hệ như hình vẽ: m1=700g, m2=200g, ròng rọc có khối lượng 200g, bán kính 10cm,sợi dây không dãn khối
lượng không đáng kể, lấy g= 10m/s2,bỏ qua ma sát giữa m2 với
mặt phẳng. Khi thả nhẹ m1 cho hệ chuyển động thì gia tốc của mỗi vật là:
A. a =9m/s2 B. a =5m/s2
C. a =2m/s2 D. a =7m/s2
Câu 13) Cho cơ hệ như hình vẽ: m1=600g, m2=300g, ròng rọc
Có khối lượng 200g, bán kính 10cm,sợi dây không dãn khối
lượng không đáng kể, bỏ qua ma sát giữa m2 với mặt phẳng.
lấy g= 10m/s2. Khi thả nhẹ m1 cho hệ chuyển động thì lực căng
dây treo m1 là:
A. T = 1,2 N B. T = 4,8 N
C. T = 9,6 N D. T = 2,4N
Câu 14) Cho cơ hệ như hình vẽ: m1=500g, m2=400g, ròng rọc
Có khối lượng 200g, bán kính 10cm,sợi dây không dãn khối
lượng không đáng kể, bỏ qua ma sát giữa m2 với mặt phẳng.
lấy g= 10m/s2. Khi thả nhẹ m1 cho hệ chuyển động thì lực căng dây nối m2 là:
A. T = 2,5 N B. T = 7,5 N
C. T = 6 N D. T = 4,5 N
Câu 15) Một vật nặng 50N được buộc vào đầu một sợi dây nhẹ quấn quanh một ròng rọc đặc có bán kính 0,25m, khối lượng 3kg,lấy g= 9,8m/s2 Ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang và đi qua tâm của nó. Người ta thả cho vật rơi từ độ cao 6m xuống đất. Lực căng của dây là
A. T = 11,36 N B. T = 31,36 N
C. T = 21,36 N D. T = 41,36 N
Câu 16) Một vật nặng 50N được buộc vào đầu một sợi dây nhẹ quấn quanh một ròng rọc đặc có bán kính 0,25 m, khối lượng 3kg,lấy g= 9,8m/s2 Ròng rọc có trục quay cố định nằm ngang và đi qua tâm của nó. Người ta thả cho vật rơi từ độ cao 6m xuống đất. Gia tốc của vật và tốc độ của vật khi nó chạm đất là
A. a = 6 m/s2 ; v = 7,5 m/s B. a = 8 m/s2 ; v = 12 m/s
C. a = 7,57 m/s2 ; v = 9,53 m/s D. a = 1,57m/s2 ; v = 4,51m/s