[VẬT LÍ 12] Dấu hiệu nhận biết các dạng toán dòng điện xoay chiều không phân nhánh

H

hoatraxanh24

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, sau một thời gian bận rộn lo chuyện chồng con thì hôm nay mình quay lại để tiếp tục tạo 1 topic mới về dòng điện xoay chiều.
Ý tưởng ban đầu của mình là xây dựng 1 topic về Dấu hiệu nhận biết các dạng toán dòng điện xoay chiều không phân nhánh, nó cũng tựa tựa như dấu hiệu nhận biết các chất hóa học bị mất nhãn như bên Hóa học ấy!
Ví dụ:
Đề cho nhận biết các chất mất nhãn: $SO_2;Cl_2;H_2;CH_4;C_2H_2...$ thì chúng dùng các thử chẳng hạn là dung dịch $AgNO_3/NH_3$, nước, quỳ tím... để nhận biết.
Những bài toán dòng điện xoay chiều thường là những bài toán khó vì biến đổi công thức phức tạp và mất thời gian nhưng vào phòng thi thì 1 câu dòng điện xoay chiều chỉ cho phép giải từ 2 phút đến 2 phút 1 giây 24 tích tắc...Nhưng nếu chúng ta nhận ra được dạng toán đặc trưng của nó và dùng công thức đã biến đổi thì chỉ cần khoảng 1 đến 1 phút 30 giây là tìm được đáp án!

Do trên diễn đàn tạo bảng rất vất vả nên mình sẽ không làm vì tốn thời gian, nhưng bạn nào kẻ được bảng thì càng tốt nhé!

STT & Dấu hiệu nhận biết & Công thức liên quan


Topic thứ hai của mình sẽ là Ba phương pháp cơ bản để giải quyết toán dòng điện xoay chiều sẽ được thực hiện sau topic này, mọi người đón đọc nhé!

ps: À nếu topic này được mọi người ủng hộ nhiều thì mình quyết định tỏ tình thằng bạn cùng phòng nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

hoatraxanh24

No1: HIỆN TƯỢNG CỔNG HƯỞNG ĐIỆN.
DẤU HIỆU:
1.1. Thay đổi L, C, f, $\omega$ để $P_{max}$, I_{max}, $cos\varphi = 1$.
1.2. Thay đổi L để $U_{Cmax}$ hoặc $U_{RCmax}$.
1.3. Thay đổi C để $U_{Lmax}$ hoặc $U_{RLmax}$.
1.4. Hiệu điện thế cùng pha với cường độ dòng điện hoặc $U_R=U$.
1.5. u vuông pha với i.
1.6. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở không phụ thuộc vào giá trị R.
CÔNG THỨC LIÊN QUAN:​
$Z_L=Z_C;U_L=U_C$
$\omega=\dfrac{1}{\sqrt{LC}}$
$cos \varphi =1$; $P_{max}=UI=\dfrac{U^2}{R}$
VÍ DỤ:​
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với C = C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với $C=\dfrac{C_1}{2}$thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
Gợi ý:
Nếu biết trường hợp $C=C_1$ là cộng hưởng thì giải sẽ nhanh hơn, còn nếu không biết nó thuộc về dạng cộng hường thì giải sẽ lâu hơn tí nhưng cũng ra :)
Ta có: $Z_L=Z_{C1}$
Khi $C_2=\dfrac{C_1}{2}$ \Rightarrow $Z_{C2}=2Z_{C1}=2Z_L$
Hiệu điện thế AN:
$U_{AN}=\dfrac{U}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_{C2})^2}} \sqrt{R^2+Z_L^2}=U=200V$

ps: Nếu thiếu sót ở đâu mọi người củng bổ sung nhé!
 
Top Bottom