[ Vật Lí 12 ] con lắc đơn

O

oij3uonoi

thế thì anh cũng chả biết
anh chỉ biết cái đơn giản thôi
cái phức tạp thì chụi
 
T

thuanhls

Gia tốc mà chúng ta dang nói đến là gia tốc trọng trừong không phải gia tốc chuyển động đâu e ạ. Trong công thức tính chu kì của con lắc lò xo e tìm hộ anh cái g cái
 
T

tinhphai1710

theo tui thì chu kì sẽ không thay đổi vì chu kỳ không phụ thuộc vào biên độ dao động :D
 
E

emlahaiga

Đi lên
*Nhanh dần đều thì cộng thêm gia tốc vào => T giảm
*Chậm dần đều thì trừ đi => T tăng
Đi xuống
*Nhanh dần đều thì trừ đi ( chả có cái thang máy nào đủ tuổi rơi có gia tốc nhanh hơn gia tốc trọng trường được đâu ) => T tăng
*Chậm dần đều thì cộng thêm => T giảm
 
G

gotohome230

ủa sao ko thấy SGk noi' gia tốc con lắc lò xo phụ thuộc gia tốc trọng trường nhỉ? hay có công thức nào khác ta?
ai biết xin chỉ giáo coi !
 
H

harry18

Cái đó còn phụ thuộc vào tính chất của chuyển động.

Nếu là chuyển động không gia tốc( thẳng đều) thì Chu kì không đổi

mấy pác cho hỏi khi treo con lắc đơn trong thang máy dang di len thì chu kì tăng hay giảm?
Nếu chuyển động nhanh dần thì [TEX]T = 2\pi \sqrt[]{\frac{l}{g+a}}[/TEX]

Nếu chuyển động chậm dần thì [TEX]T = 2\pi \sqrt[]{\frac{l}{g-a}}[/TEX]

Tóm lại nếu hai gia tốc ngược chiều nhau thì trừ đi, nếu cùng chiều thì cộng vào
 
D

duongthienhan

khi lực F cùng chiều với P
g'=g + F/m
khi F nguợc chiều với P
g'=g- F/m
trong trường hợp này F là lực quán tính
@: em là mem mới
 
T

thinhtran91

mình hoàn toàn đồng ý với phần trình bày của harry18, nhưng cho phép mình bổ sung 1 tí về lý thuyết cho một số bạn dễ hiểu hơn :

Như các bạn biết ở chương trình vật lý lớp 10 ta được biết lực quán tính luôn luôn ngược chiều với gia tốc chuyển động, được biểu diễn bởi công thức : F=-ma (lưu ý có dấu vecto, tại mình ko học cách gõ công thức).

* khi thang máy chuyển động lên nhanh dần đều , lúc này vận tốc cùng chiều gia tốc =>gia tốc hướng lên =>F quán tính hướng xuống = > mg' = mg +ma=> gia tốc hiệu dụng(một số sách còn gọi là gia tốc biểu kiến) lúc này là g'= g+a.==>công thức như bạn harry18 .
* khi thang máy chuyển động lên nhưng chậm dần đều, lúc này vận tốc ngược chiều gia tốc, => gia tốc hướng xuống => F quán tính hướng lên => mg' = mg-ma =>g' = g-a =>.....
* khi thang máy chuyển động đều, tức gia tốc bằng 0 , ta ko cần xét thêm nữa, lúc này chu kì con lắc ko thay đổi.
Chúc các bạn thành công ^^
 
Z

zsmartz

Sao cứ tranh luận thâm sâu quá làm gì. Cứ tổng quát Fqt hướng xuống => cùng chiều P thì g'=g+a.
Fqt hướng lên => ngược chiều P thì g'=g-a. Lắp vào ct tính chu kì T'=2picăn(l/g') so sánh với chu kì ban đầu là xong.
Trong trường hợp nhiều lực td thì xét chiều F hợp lực rùi tương tự mà xét. Trường hợp vuông góc thì g'= căn(g^2+a^2).
 
Top Bottom