[Vật lí 12] Cần giúp đỡ [Vận tốc truyền sóng]

D

duyvu09

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em đang thắc mắc câu hỏi này tuy câu hỏi hơi "ngu":p
1,Trong vật lý mình phân tích 1 đại lượng nào đó phụ thuộc vào cái gì thì ta phần tích thế nào.
2,Vận tốc truyền sóng là phụ thuộc vào bản chất môi trường nhưng khi em nhìn vào công thức tính vận tốc =lamda/T thì khi lamda hay t,f thay đổi =>vận tốc truyền sóng cũng sẽ thay đổi theo công thức vì thế nó cũng sẽ phụ thuộc chứ nhỉ.
3.Và câu hỏi cuối cùng là vận tốc truyền sóng và vận tốc của mỗi phần tử khi dao động giống hay khác nhau.
Hi em hỏi toàn câu @@ hi/:)
Mong các anh giải đáp nhanh cho em ạ.
 
S

songtu009

Em đang thắc mắc câu hỏi này tuy câu hỏi hơi "ngu":p
1,Trong vật lý mình phân tích 1 đại lượng nào đó phụ thuộc vào cái gì thì ta phần tích thế nào.
2,Vận tốc truyền sóng là phụ thuộc vào bản chất môi trường nhưng khi em nhìn vào công thức tính vận tốc =lamda/T thì khi lamda hay t,f thay đổi =>vận tốc truyền sóng cũng sẽ thay đổi theo công thức vì thế nó cũng sẽ phụ thuộc chứ nhỉ.
3.Và câu hỏi cuối cùng là vận tốc truyền sóng và vận tốc của mỗi phần tử khi dao động giống hay khác nhau.
Hi em hỏi toàn câu @@ hi/:)
Mong các anh giải đáp nhanh cho em ạ.
/:) Muốn phân tích cái gì phụ thuộc vào cái gì cần phải đưa nó về một hàm [TEX]y=f(x)[/TEX] trong đó [TEX]y[/TEX] là đại lượng bị phụ thuộc vào [TEX]x[/TEX].
2) Xét một vật tham gia một quá trình vật lí, có hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình: Yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong.

Thông thường, ta chỉ xét đến yếu tố bên ngoài, vì yếu tố bên trong thường là không đổi, phụ thuộc vào bản chất của vật, hệ vật.

f là yếu tố bên trong, f chỉ thay đổi khi bản chất của vật thay đổi (tức là cho vật thay đổi tần số dao động, hoặc thay đổi cấu trúc của vật....). Ở đây không xát đến trường hợp này.
t là một yếu tố khách quan nó giúp ta nhận thức dao động. Nó chỉ phản ánh tốc độ của dao động chứ không hề ảnh hưởng đến tốc độ dao động. (Cũng giống như một cái thước đo, không ảnh hưởng đến chiều dài của vật cần đo).

Lambda lại là một khái niệm nảy sinh giữa vận tốc và chu kì. Nó là hệ quả của vận tốc, nên không ảnh hưởng đến vận tốc. Có thể hiểu đại khái như: "người ta bảo cây này phát triển tốt nên hoa của nó đẹp, chứ không ai bảo cây này ra hoa đẹp nên nó sẽ phát triển tốt".
Nhưng nó phản ánh vận tốc. Có thể hiểu:"hoa của cây này đẹp, chắc chắn cây này phát triển tốt!".

3. Vận tốc truyền sóng và vận tốc phần tử là hai khái niệm khác nhau. Vận tốc của phần tử là hữu hình, còn vận tốc truyền sóng của phần tử là một khái niệm mang tính tượng trưng, vô hình.

Phần tử dao động quanh VTCB với tốc độ v, v được gọi là vận tốc của phần tử. Vận tốc này thay đổi theo chu kì.
Phần tử này dao động kéo theo phần tử khác dao động, phần tử khác dao động lại kéo theo phần tử lân cận khác dao động. Quá trình này truyền theo chiều dọc. Ban đầu, chỉ một phần tử A dao động. Xét trong một khoảng thời gian t nào đó, phần tử tại B (cách a một đoạn x) bắt đầu dao động. Ta nói sóng đã truyền đi một khoảng x, sinh ra khái niệm vận tốc sóng: u = x/t.

Có thể thấy, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào lực liên kết các phần tử môi trường.
 
D

duyvu09

/:) Muốn phân tích cái gì phụ thuộc vào cái gì cần phải đưa nó về một hàm [TEX]y=f(x)[/TEX] trong đó [TEX]y[/TEX] là đại lượng bị phụ thuộc vào [TEX]x[/TEX].
2) Xét một vật tham gia một quá trình vật lí, có hai yếu tố ảnh hưởng đến quá trình: Yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong.

Thông thường, ta chỉ xét đến yếu tố bên ngoài, vì yếu tố bên trong thường là không đổi, phụ thuộc vào bản chất của vật, hệ vật.

f là yếu tố bên trong, f chỉ thay đổi khi bản chất của vật thay đổi (tức là cho vật thay đổi tần số dao động, hoặc thay đổi cấu trúc của vật....). Ở đây không xát đến trường hợp này.
t là một yếu tố khách quan nó giúp ta nhận thức dao động. Nó chỉ phản ánh tốc độ của dao động chứ không hề ảnh hưởng đến tốc độ dao động. (Cũng giống như một cái thước đo, không ảnh hưởng đến chiều dài của vật cần đo).

Lambda lại là một khái niệm nảy sinh giữa vận tốc và chu kì. Nó là hệ quả của vận tốc, nên không ảnh hưởng đến vận tốc. Có thể hiểu đại khái như: "người ta bảo cây này phát triển tốt nên hoa của nó đẹp, chứ không ai bảo cây này ra hoa đẹp nên nó sẽ phát triển tốt".
Nhưng nó phản ánh vận tốc. Có thể hiểu:"hoa của cây này đẹp, chắc chắn cây này phát triển tốt!".

3. Vận tốc truyền sóng và vận tốc phần tử là hai khái niệm khác nhau. Vận tốc của phần tử là hữu hình, còn vận tốc truyền sóng của phần tử là một khái niệm mang tính tượng trưng, vô hình.

Phần tử dao động quanh VTCB với tốc độ v, v được gọi là vận tốc của phần tử. Vận tốc này thay đổi theo chu kì.
Phần tử này dao động kéo theo phần tử khác dao động, phần tử khác dao động lại kéo theo phần tử lân cận khác dao động. Quá trình này truyền theo chiều dọc. Ban đầu, chỉ một phần tử A dao động. Xét trong một khoảng thời gian t nào đó, phần tử tại B (cách a một đoạn x) bắt đầu dao động. Ta nói sóng đã truyền đi một khoảng x, sinh ra khái niệm vận tốc sóng: u = x/t.

Có thể thấy, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào lực liên kết các phần tử môi trường.
Bạn trả lời rất hay.
lamda=vt thì lamda
Vậy mình có thể suy thế này không nhá
lamda phụ thuộc vào f,t và v(mà v phụ thuộc vào bản chất mt) vậy lamda có thể nói nó phụ thuộc BCMT được không?
 
H

huutrang93

Bạn trả lời rất hay.
lamda=vt thì lamda
Vậy mình có thể suy thế này không nhá
lamda phụ thuộc vào f,t và v(mà v phụ thuộc vào bản chất mt) vậy lamda có thể nói nó phụ thuộc BCMT được không?

Có lẽ bạn chưa xác định rõ vận tốc truyền sóng

Ta xem sóng như 1 vật đang chuyển động trong môi trường thì rõ ràng môi trường mà mật độ vật chất lớn, vận tốc của vật sẽ giảm (do nó va chạm với các phần tử khác của môi trường nên thòi gian để đi hết quãng đường tăng lên), vậy vận tốc sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường

Còn tần số sẽ phụ thuộc bước sóng do trong một môi trường nhất đinh, vận tốc sóng không đổi
 
D

duyvu09

Có lẽ bạn chưa xác định rõ vận tốc truyền sóng

Ta xem sóng như 1 vật đang chuyển động trong môi trường thì rõ ràng môi trường mà mật độ vật chất lớn, vận tốc của vật sẽ giảm (do nó va chạm với các phần tử khác của môi trường nên thòi gian để đi hết quãng đường tăng lên), vậy vận tốc sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường

Còn tần số sẽ phụ thuộc bước sóng do trong một môi trường nhất đinh, vận tốc sóng không đổi
thế còn bước sóng sẽ phụ thuộc???
Liệu 1 đại lượng nào đó (giả sử f) phụ thuộc vào 1 thằng nào đó(bước sóng) thì ta có thể suy ngược lại được không bước sóng phụ thuộc vào tần số./:)
 
H

huutrang93

thế còn bước sóng sẽ phụ thuộc???
Liệu 1 đại lượng nào đó (giả sử f) phụ thuộc vào 1 thằng nào đó(bước sóng) thì ta có thể suy ngược lại được không bước sóng phụ thuộc vào tần số./:)

mình nghĩ tần số phụ thuộc vào nguồn sóng

có thể, nếu 2 đại lượng đó liên hệ với nhau qua 1 hằng số
 
D

duyvu09

Làm giúp mình 2 câu này luôn
Câu 31: Chọn phát biểu Đúng. Trong thí nghiệm với con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang thì gia tốc trọng trường g
A. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc thẳng đứng.
B. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của cả con lắc thẳng đứng và con lắc nằm ngang.
C. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
D. chỉ không ảnh hưởng tới chu kì con lắc lò xo nằm ngang.
Câu 32: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương tạo thành 450 so với phương nằm ngang thì gia tốc trọng trường
A.. không ảnh hưởng đến tần số dao động của con lắc
B. không ảnh hưởng đến biên độ dao động của con lắc.
C. làm tăng tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.
D. làm giảm tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.
Các bạn làm giải thích kĩ cho mình nhá
 
R

roses_123

Làm giúp mình 2 câu này luôn
Câu 31: Chọn phát biểu Đúng. Trong thí nghiệm với con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang thì gia tốc trọng trường g
A. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc thẳng đứng.
B. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của cả con lắc thẳng đứng và con lắc nằm ngang.
C. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
D. chỉ không ảnh hưởng tới chu kì con lắc lò xo nằm ngang.
Câu 32: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương tạo thành 450 so với phương nằm ngang thì gia tốc trọng trường
A.. không ảnh hưởng đến tần số dao động của con lắc
B. không ảnh hưởng đến biên độ dao động của con lắc.
C. làm tăng tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.
D. làm giảm tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang.
Các bạn làm giải thích kĩ cho mình nhá

2 câu chỉ cần cho 1 lời giải thích: chu kì của con lắc lò xo chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ : k,m
 
R

roses_123

thế còn bước sóng sẽ phụ thuộc???
Liệu 1 đại lượng nào đó (giả sử f) phụ thuộc vào 1 thằng nào đó(bước sóng) thì ta có thể suy ngược lại được không bước sóng phụ thuộc vào tần số./:)

ko thể suy ra được gì cả. [ct]v=f.\lambda[/ct] với 1 môi trưòng thì v ko đổi, tần số sóng do thiết bị tạo sóng tạo ra --> bước sóng.
ví dụ thực tế : A sống nhờ nhà B. A và B ra khỏi nhà thì A muốn vào nhà lại thì phải có B mở khóa. nhưng B muốn vào nhà thì ko cần nhờ ai cả:D
 
H

huutrang1993

:D
Nếu bạn biết cách chứng minh 1 vật dao động điều hòa, bạn sẽ thấy chu kì dao động không liên quan tới g

2 bài viết trên của mình, xin lỗi :D mình cứ nghĩ bước sóng phụ thuộc vào nguồn

tần số phụ thuộc vào nguồn sóng, vận tốc phụ thuộc vào môi trường, bước sóng phụ thuộc vào tần số

còn ý kiến của roses, ta không biết trong A và B, ai là bước sóng, ai là tần số
 
Top Bottom