[Vật lí 12] Bài tập

P

phamhoangsonqn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

22) Một đĩa compac có bán kính trong và bán kính ngoài của phần ghi là 2,5cm và 5,8cm. Khi phát lại, đĩa được làm quay sao cho nó đi qua đầu đọc với tốc độ dài không đổi 130 cm/s từ mép trong dịch chuyển ra phía ngoài. Biết đường qua hình xoắn ốc cách nhau 1,6m, Độ dài toàn phần của đường quét và thời gian quét là:
A. L = 5378m ; t = 4137 s
B. L = 4526,6m ; t = 3482s

87) Một vật rắn coi như một chất điểm chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính bằng 40 m. Quãng đường đi được trên quĩ đạo được cho bởi công thức: [tex]s = -t^2 + 4t + 5[/tex] (m). Gia tốc pháp tuyến của chất điểm lúc t = 1,5 s là:
a. 100 cm/s^2 b. 1 cm/s^2
c. c. 0,1 cm/s^2 d. 10 cm/s^2

90) Một vật chuyển động trên một đường tròn có tọa độ góc phụ thuộc vào thời gian t với biểu thức: [tex]φ = 2t^2 + 3[/tex] (rad; s). Khi t = 0,5 s tốc độ dài của vật bằng 2,4 m/s. Gia tốc toàn phần của vật là:
a. 4,8 m/s^2
b. 2,4 m/s^2
c. 4,8.[tex]\sqrt{2}[/tex]m/s^2
d. 9,6 m/s^2

97) Một thanh mảnh AB đồng chất tiết diện đều, chiều dài l , khối lượng m. Tại đầu B của thanh người ta gắn một chất điểm có khối lượng m/3. Khối tâm của hệ (thanh và chất điểm) cách đầu A một đoạn:
a. l /2 b. l/6 c. 2 l/3 d. l /3

185: Một thanh thẳng mãnh, đồng chất dài 0,50m, khối lượng 8kg. Thanh có thể quay trên mặt phẳng nằm ngang, quanh một trục thẳng đứng đi qua khối tâm của nó. Thanh đứng yên, thì một viên đạn 6g bay trên mặt phẳng ngang của thanh và cắm vào một đầu thanh. Phương vận tốc của viên đạn làm với thanh một góc [tex]60^0[/tex]. Vận tốc góc của thanh ngay sau khi va chạm là 10rad/s. Vận tốc của viên đạn ngay trước khi va chạm là:
A. 1,28.10^3m/s. B. 1,48.10^3 m/s.
C. 2,56.10^3 m/s. D. 0,64.10^3 m/s.

191: Một cái cột dài 2,0m đồng chất, tiết diện đều đứng cân bằng trên mặt đất nằm ngang. Do bị đụng nhẹ cột rơi xuống trong mặt phẳng thẳng đứng. Giả sử đầu dưới của cột không bị trượt. Tốc độ của đầu trên của cột ngay trước khi nó chạm đất (lấy g=9,8m/s2, bỏ qua kích thước cột) là:
A. 7,70 m/s. B. 10,85 m/s.
C. 15,3 m/s. D. 6,3 m/s

194: Một thanh đồng chất khối lượng M có chiều dài L có thể quay tự do một đầu quanh một bản lề gắn với tường. Thanh được giữ nằm ngang rồi thả cho rơi(gia tốc rơi tự do g). Tại thời điểm bắt đầu thả gia tốc góc và gia tốc dài của đầu thanh lần lượt là:
 
X

xilaxilo

90) Một vật chuyển động trên một đường tròn có tọa độ góc phụ thuộc vào thời gian t với biểu thức: [TEX]\phi=2t^2+3[/TEX] (rad; s). Khi t = 0,5 s tốc độ dài của vật bằng 2,4 m/s. Gia tốc toàn phần của vật là:
a. 4,8 m/s^2
b. 2,4 m/s^2
c. 4,8. [TEX]\sqrt 2 [/TEX]m/s^2
d. 9,6 m/s^2

[TEX] \omega_0=0 \\ \omega_{0,5s}= 0,5.4 = \frac{v}{R} \Rightarrow R= \frac{2,4}{0,5.4}=1,2 \\ a_n=R \omega ^2 = 1,2.2^2=4,8 \\ \Rightarrow a_{tp}=4,8\sqrt{2}[/TEX]

191: Một cái cột dài 2,0m đồng chất, tiết diện đều đứng cân bằng trên mặt đất nằm ngang. Do bị đụng nhẹ cột rơi xuống trong mặt phẳng thẳng đứng. Giả sử đầu dưới của cột không bị trượt. Tốc độ của đầu trên của cột ngay trước khi nó chạm đất (lấy g=9,8m/s2, bỏ qua kích thước cột) là:
A. 7,70 m/s. B. 10,85 m/s.
C. 15,3 m/s. D. 6,3 m/s

bảo toàn cơ năng tại trọng tâm G của thanh

[TEX]mg\frac{l}{2}=\frac{1}{2}I\omega ^2 \\ \Leftrightarrow mgl=\frac{1}{3}ml^2 \omega^2 \\ \Leftrightarrow \omega^2=\frac{3g}{l} \\ v=R\omega=7,7 [/TEX]

bài tiếp sau là bài ngc lại của bài này
 
X

xilaxilo

185: Một thanh thẳng mãnh, đồng chất dài 0,50m, khối lượng 8kg. Thanh có thể quay trên mặt phẳng nằm ngang, quanh một trục thẳng đứng đi qua khối tâm của nó. Thanh đứng yên, thì một viên đạn 6g bay trên mặt phẳng ngang của thanh và cắm vào một đầu thanh. Phương vận tốc của viên đạn làm với thanh một góc . Vận tốc góc của thanh ngay sau khi va chạm là 10rad/s. Vận tốc của viên đạn ngay trước khi va chạm là:
A. 1,28.10^3m/s. B. 1,48.10^3 m/s.
C. 2,56.10^3 m/s. D. 0,64.10^3 m/

[TEX]L_{dan}=I.R=m_{dan}vR=0,006.v.sin60.(\frac{l}{2})^2[/TEX]

khi đạn cắm vào gỗ

[TEX]L_{he}=(\frac{1}{12}m_{go}l^2+m_{dan}(\frac{l}{2})^2)[/TEX]

bảo toàn động lượng

[TEX]L_{dan}+L_{he}=0[/TEX]

ko có máy tính nen hok tính dc :p:p:p
 
C

chuotconlala

câu 97

chọn A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B.Gọi G là khối tâm hệ, M là trung điểm của thanh. Ta có: xM=l/2 xB=l mM= m mB=m/3
AG=xG= (mB*xB+mM*xM)/(mB+mM)=5l/8
 
C

chuotconlala

câu 22

:confused:bạn viết sai đề bài rồi đường kính qua đường soắn ốc cách nhau 1,6 nm chứ ko phải là 1,6m, nếu mà 1,6m thí cái đĩa phải to bằng trái đất này hihihi....:|:|:|:|
:eek:bài làm nè:eek:
Ta xem chuyển động quay của đĩa là chuyển động xoắn ốc tròn.
Số vòng quay mà đĩa quay được khi đi từ mép trong ra mép ngoài là:
N=(5.8-2.5)/(1.6*10^-6)=20625vòng
Bán kính trung bình của đĩa là: R=(5.8+2.5)/2=4.15cm
Độ dài đường quét là: L= 20625*4.15*2*3.1415926= 537796cm=5378m
Thời gian quét là: L/v=5378/1.3=4137s
Vậy đáp án đúng là A
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
:pĐảm báo đúng 100%:p:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
Top Bottom