[Vật lí 12] Bài tập

S

spiderman_tung1991

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có mấy câu không hiểu trong đợt thi thử đại học ở trường mình, mong mọi người giải giúp:
1) Trong giao thoa sóng ánh sáng, người ta thường dùng tia laze vì:
A. tính đơn sắc cao
B. tính định hướng cao
C. tính kết hợp cao
D. cường độ lớn
2) Một chất quang phát quang có thể phát ra ánh sáng màu vàng và màu lam. Nếu chiếu tia tử ngoại vào chất đó thì có thể phát ra ánh sáng màu gì:
A. màu tím
B. màu lục
C. màu lam
D. màu vàng
3) Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, để tăng hệ số công suất của mạch người ta thường mắc mạch:
A. ghép song song với một tụ điện
B ghép nối tiếp với một tụ điện
C. ghép nối tiếp với một điện trở
D. ghép nối tiếp với một cuộn cảm
4) Một máy phát điện xoay chiều một pha dùng trong nhà máy điện để cung cấp điện cho một nơi tiêu thụ. Nếu nhà máy điện dùng với nguồn điện 6kV thì nơi tiêu thụ chỉ sử dụng được 73% nguồn điện nhà máy điện cung cấp. Vậy để nơi tiêu thụ sử dụng được 97% nguồn điện nhà máy điện cung cấp thì hiệu điện thế của nhà máy điện là:
A.18kV
B.27kV
C.54kV
D.Kết quả khác
 
L

laotama

câu 3 mình chắc là câu A
câu 4 cũng là A
2 câu đầu bây giờ mới thấy
để suy nghĩ đã
 
P

pqnga

Câu 1 tớ nghĩ là C. tính kết hợp cao !!! Vì sách giáo khoa phần laze: Laze là chùm sáng kết hợp

Câu 2 : Định luật Xtốc về sự phát quang :
Ánh sáng phát quang có bước sóng[tex] \lambda '[/tex] dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích [tex]\lambda[/tex]
Nếu theo như tớ hiểu ánh sáng kích thích trong trường hợp này là ánh sáng tím...vậy thì cả ánh sáng vàng và lam đề đc chứ nhỉ??
 
S

spiderman_tung1991

Tớ có kết quả rồi:
1)C
Vì ánh sáng giao thoa phải thoả mãn sóng kết hợp
2)B (thầy giáo tớ bảo câu này trong Sách Vật Lý cơ bản)
3)A
4)A
Hai câu 3 và 4, chịu thôi! Không biết giải thích thế nào.
 
L

laotama

câu 1 theo mình nghĩ phải là A
câu 2 trong sách cơ bản có sao sách nâng cao không thấy viết nhỉ
 
V

vht2007

Câu 2 hình như là 2 màu vàng và lam giao thoa với nhau tạo ra màu lục (lam + vàng = lục)

Còn câu 4 sử dụng công thức về công suất hao phí của đường dây tải điện trong 2 lần rồi chia cho nhau là đc.
 
S

spiderman_tung1991

Câu 2 hình như là 2 màu vàng và lam giao thoa với nhau tạo ra màu lục (lam + vàng = lục)

Còn câu 4 sử dụng công thức về công suất hao phí của đường dây tải điện trong 2 lần rồi chia cho nhau là đc.
Tớ ko hiểu cách tính câu 4 của cậu.
Tại sao lại phải tính 2 lần rồi lại chia cho nhau. Tớ tính ra kết quả là 54kV (không hiểu sai ở đâu).
 
C

cmgg1991

Cho hỏi câu 3 thì tụ điện phải ghép ntn?
Vẽ hình ra xem nào!
Khi ghép nối tiếp, C bộ giảm, suy ra Z của C bộ tăng, suy ra độ lệch pha tăng hay giảm?
Ai có đáp án chính xác nhỉ?
 
L

laotama

Cho hỏi câu 3 thì tụ điện phải ghép ntn?
Vẽ hình ra xem nào!
Khi ghép nối tiếp, C bộ giảm, suy ra Z của C bộ tăng, suy ra độ lệch pha tăng hay giảm?
Ai có đáp án chính xác nhỉ?

bạn nhầm rồi
ở dây là mắc song song với tụ chứ ko phải mắc nối tiếp
bạn muốn nghiên cứu kỹ phần này thì đọc thêm trong sách giải toán vật lý 12 tập 2 có giải thích
 
L

laotama

Tớ ko hiểu cách tính câu 4 của cậu.
Tại sao lại phải tính 2 lần rồi lại chia cho nhau. Tớ tính ra kết quả là 54kV (không hiểu sai ở đâu).

câu 4 làm đơn giản thôi
bạn tính được công suất hao phí trong 2 trường hợp là 27phần trăm và
3 phần trăm =>hiệu diên thế phải tăng lên 3 lần ( do công suất hao phí giảm 9 lần )
chọn A là chính xác
 
G

gjrl_0nljn3_1991

1) Trong giao thoa sóng ánh sáng, người ta thường dùng tia laze vì:
A. tính đơn sắc cao
B. tính định hướng cao
C. tính kết hợp cao
D. cường độ lớn
2) Một chất quang phát quang có thể phát ra ánh sáng màu vàng và màu lam. Nếu chiếu tia tử ngoại vào chất đó thì có thể phát ra ánh sáng màu gì:
A. màu tím
B. màu lục
C. màu lam
D. màu vàng
Câu 2 tớ hok biết :D
3) Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, để tăng hệ số công suất của mạch người ta thường mắc mạch:
A. ghép song song với một tụ điện
B ghép nối tiếp với một tụ điện
C. ghép nối tiếp với một điện trở
D. ghép nối tiếp với một cuộn cảm
4) Một máy phát điện xoay chiều một pha dùng trong nhà máy điện để cung cấp điện cho một nơi tiêu thụ. Nếu nhà máy điện dùng với nguồn điện 6kV thì nơi tiêu thụ chỉ sử dụng được 73% nguồn điện nhà máy điện cung cấp. Vậy để nơi tiêu thụ sử dụng được 97% nguồn điện nhà máy điện cung cấp thì hiệu điện thế của nhà máy điện là:
A.18kV
B.27kV
C.54kV
D.Kết quả khác
 
V

vht2007

Tớ ko hiểu cách tính câu 4 của cậu.
Tại sao lại phải tính 2 lần rồi lại chia cho nhau. Tớ tính ra kết quả là 54kV (không hiểu sai ở đâu).
Lần đầu đã cho và lần cần tính ấy :D

Thế câu 3 A hay C mới đúng hè :D, mình nghĩ là A vì mắc song song sẽ tăng tổng điện dung đi C = C1 + C2
 
Last edited by a moderator:
P

phamtrang_sph

theo sgk la ghep noi tiep nhung trong thuc te thuong la ghep song song ban a. con li do tai sao thi minh cung chiu
 
S

spiderman_tung1991

Tiện thể, giải giúp hộ luôn mấy câu này:
1)Tần số do dây đàn phát ra ko phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Độ bền của dây B. Tiết diện của dây
C. Độ căng của dây D. Chất liệu của dây
2) Nếu từ Trái Đất theo dõi sự thay đổi của các hành tinh trên bầu trời, ta sẽ thấy có những lúc chúng chạy theo chiều ngược lại. Đó là do:
A. Chu kỳ quay của Trái Đất lớn hơn chu kỳ quay của hành tinh đó quanh Mặt Trời.
B. Mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh đó không trùng mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất.
C. Chu kỳ quay của Trái Đất bé hơn chu kỳ quay của hành tinh đó quanh Mặt Trời.
D. Chu kỳ quay của hành tinh thay đổi bất thường.
3) Một máy biến áp có cuộn thứ cấp mắc với một điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Điện trở của các cuộn dây và hao phí điện năng ở máy không đáng kể. Nếu tăng trị số của điện trở mắc với cuộn thứ cấp lên 2 lần thì:
A. cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp giảm 2 lần, trong cuộn sơ cấp không đổi.
B. điện áp ở 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp đều tăng 2 lần.
C. suất điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp tăng 2 lần, trong cuộn sơ cấp không đổi.
D. công suất tiêu thụ điện ở mạch sơ cấp và thứ cấp đều giảm 2 lần.
4) Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Biết độ cứng của lò xo là 20N/m và khối lượng của vật treo là 100g. Lấy g=9,8m/ . Kéo vật từ vị trí cân bằng, theo phương thẳng đứng, làm lò xo dãn thêm một đoạn 2,0 cm rồi buông nhẹ. Giá trị nhỏ nhất của lực tổng hợp tác dụng lên vật là:
A.0,4N B. 0,6N C. 0,2N D. 1N
5) Con lắc đơn d.đ điều hòa khi góc lệch cực đại nhỏ hơn 10 độ là vì:
A. lực cản môi trường lúc này rất nhỏ.
B. Quỹ đạo của con lắc được coi là thẳng
C. biên độ dao động phải nhỏ hơn giá trị cho phép
D. cả 3 lí do trên
6) các đặc trưng cơ bản của d.đ điều hòa:
A. biên độ và tần số B. tần số và pha ban đầu
C. bước sóng và biên độ D. vận tốc và gia tốc
7)Đặc điểm quan trọng nhất của quang phổ liên tục là:
A. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
B. Quang phổ có nhiều màu
C. Ở nhiệt độ cao, miền phát sáng mở rộng về phía áng sáng có bước sóng ngắn.
D. Do nguồn phát áng sáng trắng phát ra.
8) Trong thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, ánh sáng chiếu vào máy quang phổ là:
A. Ánh sáng nhìn thấy B. Ánh sáng từ đèn dây tóc
C. Ánh sáng từ hồ quang điện D. Ánh sáng từ ngọn nến
9)Dựa vào t/dụng gì của tia X mà người ta dùng tia X để chiếu, chụp điện:
A. T/dụng lên kính ảnh và k/năng đâm xuyên
B.T/dụng ion hóa và k/năng đâm xuyên
C. T/dụng phát quang và k/năng đâm xuyên
D. T/dụng sinh lí và k/năng đâm xuyên
10) Giả sử bề rộng của vùng quan sát được các vân giao thoa (giao thoa trường) không đổi. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 lên thì số vân sáng, vân tối sẽ thay đổi như thế nào:
A. số vân sáng và vân tối đều tăng.
B.số vân sáng và vân tối đều giảm.
C. nếu số vân sáng tăng lên bao nhiêu thì số vân tối giảm đi bấy nhiêu và ngược lại
D. số vân sáng và vân tối không đổi.
11)Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi 2 nguồn ánh sáng là 2 nguồn:
A. đơn sắc B. kết hợp
C. cùng màu sắc D. cùng cường độ ánh sáng
12) Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào dưới đây:
A. hiện tượng quang điện B. hiện tượng quang điện bên trong
C. hiện tượng quang dẫn D. hiện tượng phát quang của các chất rắn
13) Trong 1 thí nghiệm với tế bào quang điện, khi đặt điện áp 1 chiều giữa anot và catot thì xác định được hiệu điện thế hãm là -2V. Hỏi nếu đặt vào giữa anot và catot 1 điện áp xoay chiều có biên độ 4V và tần số f thì thời gian mà cường độ của dòng điện triệt tiêu trong mỗi chu kỳ là:
A.1/(6f) B.1/(2f) C.1/(3f) D.1/(12f)

Theo mình nghĩ thì:
1.A 3.D (câu này trong SGK nhưng chả biết giải thích thế nào)
4.B 5.A
7.A 8.B
10.A 11.A
 
N

nguyenvanduc_90

1) Trong giao thoa sóng ánh sáng, người ta thường dùng tia laze vì:
A. tính đơn sắc cao
B. tính định hướng cao
C. tính kết hợp cao
D. cường độ lớn
2) Một chất quang phát quang có thể phát ra ánh sáng màu vàng và màu lam. Nếu chiếu tia tử ngoại vào chất đó thì có thể phát ra ánh sáng màu gì:
A. màu tím
B. màu lục
C. màu lam
D. màu vàng

3) Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, để tăng hệ số công suất của mạch người ta thường mắc mạch:
A. ghép song song với một tụ điện
B ghép nối tiếp với một tụ điện
C. ghép nối tiếp với một điện trở
D. ghép nối tiếp với một cuộn cảm
4) Một máy phát điện xoay chiều một pha dùng trong nhà máy điện để cung cấp điện cho một nơi tiêu thụ. Nếu nhà máy điện dùng với nguồn điện 6kV thì nơi tiêu thụ chỉ sử dụng được 73% nguồn điện nhà máy điện cung cấp. Vậy để nơi tiêu thụ sử dụng được 97% nguồn điện nhà máy điện cung cấp thì hiệu điện thế của nhà máy điện là:
A.18kV
B.27kV
C.54kV
D.Kết quả khác
 
N

nguyenvanduc_90

4) Một máy phát điện xoay chiều một pha dùng trong nhà máy điện để cung cấp điện cho một nơi tiêu thụ. Nếu nhà máy điện dùng với nguồn điện 6kV thì nơi tiêu thụ chỉ sử dụng được 73% nguồn điện nhà máy điện cung cấp. Vậy để nơi tiêu thụ sử dụng được 97% nguồn điện nhà máy điện cung cấp thì hiệu điện thế của nhà máy điện là:
A.18kV
B.27kV
C.54kV
D.Kết quả khác
H1=73%>delta p_1=27%
H2=97%>delta p_2=3%
có [tex]\frac{delta p_1}{delta P_2}=\frac{U_2^2}{U_1^2}[/tex]>>>A
 
A

anh2612

1)

3) Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, để tăng hệ số công suất của mạch người ta thường mắc mạch:
A. ghép song song với một tụ điện
B ghép nối tiếp với một tụ điện
ghép nối tiếp với một điện trở
D. ghép nối tiếp với một cuộn cảm

Đáp án A

8) Trong thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, ánh sáng chiếu vào máy quang phổ là:
A. Ánh sáng nhìn thấy B. Ánh sáng từ đèn dây tóc
C. Ánh sáng từ hồ quang điện
D. Ánh sáng từ ngọn nến


9)Dựa vào t/dụng gì của tia X mà người ta dùng tia X để chiếu, chụp điện:
A. T/dụng lên kính ảnh và k/năng đâm xuyên
B.T/dụng ion hóa và k/năng đâm xuyên
C. T/dụng phát quang và k/năng đâm xuyên
D. T/dụng sinh lí và k/năng đâm xuyên

11)Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi 2 nguồn ánh sáng là 2 nguồn:
A. đơn sắc
C. cùng màu sắc D. cùng cường độ ánh sáng

12) Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào dưới đây:
A. hiện tượng quang điện
B. hiện tượng quang điện bên trong


13) Trong 1 thí nghiệm với tế bào quang điện, khi đặt điện áp 1 chiều giữa anot và catot thì xác định được hiệu điện thế hãm là -2V. Hỏi nếu đặt vào giữa anot và catot 1 điện áp xoay chiều có biên độ 4V và tần số f thì thời gian mà cường độ của dòng điện triệt tiêu trong mỗi chu kỳ là:
A.1/(6f) B.1/(2f) C.1/(3f)
C. hiện tượng quang dẫn
D. hiện tượng phát quang của các chất rắn

10) Giả sử bề rộng của vùng quan sát được các vân giao thoa (giao thoa trường) không đổi. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 lên thì số vân sáng, vân tối sẽ thay đổi như thế nào:
A. số vân sáng và vân tối đều tăng.
B.số vân sáng và vân tối đều giảm.
C. nếu số vân sáng tăng lên bao nhiêu thì số vân tối giảm đi bấy nhiêu và ngược lại
D. số vân sáng và vân tối không đổi.
 
Top Bottom