[Vật lí 12] Bài tập

J

jihad

Tui chọn C vì có lí nhất, mạch dao động lí tưởng làm sao còn tiêu hoa năng lượng đc?
 
V

vietdreamerz

Bần tăng đảm bảo cái đáp án của thí chủ sai rồi.
Mạch LC dao động lí tưởng khi điện trở của cuộn cảm r=0.
Mà NL hao phí là do r, r=0 rồi thì hao phí gì nữa.
Còn cách giải thích này hơi chuối 1 tí : Đã gọi là lí tưởng còn hao phí đc sao.
Đáp án C là chuẩn. Cộng hưởng hay ko thì đều ko có hao phí khi mạch đã dđ lí tưởng.
 
V

vietdreamerz

Boy nghèo ơi
Cho bần tăng hỏi thí chủ 1 câu.
có 2 cái P là:
P=UIcos phi
P=RI^2
Thí chủ có thể giải thích giúp bần tăng về 2 công thức này ko.
 
D

duonggiabao

Thực ra 2 công thức ấy là 1 mà: cos phi=R/Z==> thay vào công thức trên:p= UIR/Z=RI^2.

Theo mình thì nếu mạch cộng hưởng thì I là I max==> P phải max==> đáp án A là chính xác còn gì.
 
B

boyngheo115

duonggiabao said:
Thực ra 2 công thức ấy là 1 mà: cos phi=R/Z==> thay vào công thức trên:p= UIR/Z=RI^2.

Theo mình thì nếu mạch cộng hưởng thì I là I max==> P phải max==> đáp án A là chính xác còn gì.
bạn ơi
đây là mạch dao động chứ có phải mạch xoay chiều đâu mà tính I=u/Z
 
V

vietdreamerz

Đúng đó.
Lắm lúc ko bít dùng công thức nào.
Giải thích hộ bần tăng với.
 
C

chaovan

Theo tui, bạn không nên phân biệt mạch dao động thì không áp dụng các công thức của dòng điện xoay chiều, vì mạch điện xoay chiều chính là một mạch dao động điện từ cưỡng bức rùi ( cái này SGK có nói rõ đấy)! Có dạng bài tập mà trong mạch dao động có điện trở và ta phải xác định năng lượng cần thiết để giúp duy trì dao động trong mạch, lúc đó thì phải dựa vào công thức P hao phí là P tỏa nhiệt trên R mà tính thôi. Năng lượng trong mạch lí tưởng cũng có thể hao phí do bức xạ sóng điện từ nữa.
Tui thấy cái đề bài trên không rõ ràng vì cộng hưởng là ý nói tần số cần điều chỉnh ở mạch dao động của máy thu phải bằng tần số mà máy phát tạo ra, và một máy thu thì có thể điều chỉnh để cộng hưởng với nhiều dải sóng khác nhau mà.
 
H

hoanglyst

chaovan said:
Theo tui, bạn không nên phân biệt mạch dao động thì không áp dụng các công thức của dòng điện xoay chiều, vì mạch điện xoay chiều chính là một mạch dao động điện từ cưỡng bức rùi ( cái này SGK có nói rõ đấy)! Có dạng bài tập mà trong mạch dao động có điện trở và ta phải xác định năng lượng cần thiết để giúp duy trì dao động trong mạch, lúc đó thì phải dựa vào công thức P hao phí là P tỏa nhiệt trên R mà tính thôi.
cái này bạn nói đúng rùi nhưng đề cho mạch LC lý tưởng thì R đâu ra mà tính chớ
 
V

vietdreamerz

Đó.
Cãi nhau nữa đi các thí chủ.
Nhanh chóng đưa ra kết quả cuối cùng nào.
 
H

hoanglyst

Tại sao người đi tu lại có thể khiêu khích anh em trong 4 rum vậy bần tăng, mà ... vợ bần tăng có xxxinh ko vậy ^_^
 
V

vietdreamerz

Bần tăng có khích ai đâu.
Ai cãi thì cứ cãi, bần tăng đứng ngoài xem thôi.
Còn vợ bần tăng thì ko nói đâu. Nói để mà.........
 
O

onlyloveone

chaovan said:
Theo tui, bạn không nên phân biệt mạch dao động thì không áp dụng các công thức của dòng điện xoay chiều, vì mạch điện xoay chiều chính là một mạch dao động điện từ cưỡng bức rùi ( cái này SGK có nói rõ đấy)!
Hai cái này khác nhau nhiều đấy. Ví dụ đơn giản như trong mạch dao động hiệu điện thế giữa 2 đầu bản tụ và 2 đầu cuộn cảm cùng pha, nhưng trong mạch RLC nối tiếp thì lại ngược pha hoàn toàn đấy.
Mạch điện xoay chiều là 1 mạch dao động điện từ cưỡng bức à ? Cái này tớ nhớ SGK làm gì có nhỉ ?
 
C

chaovan

SGK chương trình cải cách giáo dục ấy. Bài về dao động điện từ cao tần và bài đầu tiên về mạch xoay chiều đó.
Đồng ý là khác nhau như bầu và bí ấy mà! Sở dĩ như trong mạch dao động hiệu điện thế giữa 2 đầu bản tụ và 2 đầu cuộn cảm cùng pha là do so sánh với pha của dòng điện mà chiều dòng điện chạy qua hai đoạn mạch chứa C và chứa L " tưởng tượng tách ra từ mạch kín " luôn ngược chiều nhau mà
 
O

onlyloveone

Cái khác nhau cơ bản là trong chuơng trình phổ thông chúng ta học RLC nối tiếp, còn mạch dao động là LC song song.
 
O

onlyloveone

Tớ cũng chả biết dùng từ gì cho chính xác, nhưng mà "như kiểu" song song ấy, bởi vì U giữa 2 đầu cuộn cảm cũng chính là U giữa 2 đẩu tụ điện mà.
 
Top Bottom