[Vật Lí 12] Bài tập

S

songtu009

Quả trứng chín thì khối lỏng bên trong liền đặc với lớp vỏ ngoài nên momen quán tính của nó lớn.

Quả trứng sống thì bên trong lỏng, không liên kết chặt chẽ với lớp ngoài. Do vậy, khi quay quả trứng, lớp vỏ quay, còn lớp chất lỏng bên trong quay rất chậm (chủ yếu là do ma sát nhớt kéo nó quay thôi). Momen của quả trứng này sẽ nhỏ.


Khi cho dừng lại. Ở quả trứng chín, nó dừng lại ngay tức khắc. Còn ở quả trứng sống, vỏ trứng dừng lại nhưng lớp chất lỏng bên trong vẫn còn chuyển động. Khi thả tay ra, lớp chất lỏng đó sẽ kéo trứng quay.



Thực tế muốn phân biệt trứng sống - trứng chín thì có thể soi dưới ánh đèn. Nếu thấy vỏ trứng hừng sáng thì đó là trứng sống.

Một cách cơ bản hơn là đập hai quả trứng ra. Cái sống ta đem đi chiên.
 
N

ngaynanglen1184

Đúng rồi, quả trứng sống sẽ bị mất dần năng lượng do quá trình ma sát của lớp chất lỏng bên trong với vỏ trứng, lớp chất lỏng có vận tốc khác so với bên ngoài.
từ đây ta thấy, nếu 2 quả trứng sống giống nhau, quay với cùng điều kiện, mà có 1 quả tắt nhanh, chắc chắn là có 1 quả hỏng, bên trong biến chất hơn quả còn lại.
theo bạn, quả hỏng nhiều, hay ít sẽ dừng trước????
bên box ON THI DAI HOC, cũng có 1 clip lạ, mình chưa giải thích đc, bạn chekc xem thử :D
 
S

songtu009

Quả hỏng thì các phân tử protein bên trong bị biến chất, bị phân hủy nên chất lỏng trong đó trở nên "lỏng" hơn, ma sát nhớt cũng giảm. Chắc chắn momen quán tính của nó sẽ bé hơn quả trứng chưa hỏng.

Momen quán tính nhỏ nên nó sẽ dừng nhanh hơn.



Còn clip trong box LTĐH hôm trước định post bài trả lời mà post không được.

Nếu cháy thực chất là phản ứng hóa học giữa parafin và Oxi. Khi nến cháy, có rất nhiều thứ bay lên.

- H2O và CO2 là sản phẩm cháy (ta không thấy đc).
- Muội than (Chính là lớp khói).
- Hơi Parafin (sở dĩ hơi này không tác dụng được với oxi vì có quá nhiều CO2 ngăn cản nó tiếp xúc với Oxi).

Khi thổi tắt ngọn lửa, hơi parafin sẽ tiếp tục bốc lên thêm một thời gian kèm theo CO2 và nước. Nhưng CO2 nhẹ nên bay lên tương đối nhanh, còn hơi parafin bay lên chậm. Ta đợi một khoảng thời gian thích hợp, khi CO2 đã bay lên gần hết, châm một mồi lửa.


Gặp nhiệt độ kích thích (ngọn lửa mồi), Parafin sẽ tác dụng với Oxi sinh ra một ngọn lửa bé xíu, lan dần xuống đốt cháy nến.


Thí nghiệm đó, nếu sau khi tắt nến, nếu đợi quá lâu chắc chắn sẽ không thực hiện được vì hơi parafin đã bay hết.
Nếu thực hiện sớm quá cũng không được, vì lúc đó lượng CO2 còn nhiều, sẽ ngăn cản sự cháy.


----> Suy nghĩ của mình là vậy.
 
Last edited by a moderator:
N

ngaynanglen1184

Về vấn đề quả trứng hỏng, mình nghĩ chưa chắc quả hỏng sẽ dừng nhanh hơn. ma sát nhỏ hơn sẽ làm giảm năng lượng hao phí, nhưng do vậy có lẽ quỹ đạo của nó sẽ bất thường hơn so với quả cầu kìa. mình ko có "đồ nghề" để kiếm chứng, nếu có 2 quả bóng nhựa, đổ dầu, đổ nước sẽ kiểm chứng đc
Về vấn đề ngọn nến, đồng ý với ý kiến của bạn.
mình thấy bạn có tầm hiểu biết rất đáng nể
Have a good day !
 
S

songtu009

Vấn đề ma sát trong như bạn nói thì cũng có lí. Muốn kiểm chứng thì vẫn phải dùng trứng thôi, chứ dùng quả bóng dầu, quả bóng nước cũng không được vì trọng lượng riêng của chúng phải bằng nhau.

Để hôm nào cao hứng làm thử.

Ps: Toàn chém gió thôi chứ hiểu biết gì đâu =.=
 
N

ngaynanglen1184

mình quên mất, quả bóng có tính đối xứng chứ ko như trứng.
Hehe. thuyết tương đối rộng của Einstein là dùng thí nghiệm tưởng tượng cơ mà :d
 
D

dangthihong

1.Một quả cầu đồng chất có khối lượng m= 1kg lăn không trượt với vận tốc v1=10m\s đến đập vào thành tường với vận tốc v2=8m\s.Tính nhiết lượng tỏa ra trong va chạm đó
2.Một cột đồng chất chiều cao h=5m đang ở vị trí thẳng đứng thì đổ xuống.Tính:
a) Vận tốc dài đỉnh cột khi nó chạm đất
b) Vị trí điểm M trên cột để khi M chạm đất thì vận tốc nó đúng bằng vận tốc chạm đất của một vật roi thả tự do từ vị trí M
3.Từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng cao 0,5 m,người ta cho các vật đồng chất có hình dạng khác nhau lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng đó.Tìm vận tốc dài của các vật ở cuối mặt phẳng nghiêng đó nếu:
a) Vật có hình dạng là 1 quả cầu đặc
b) Vật là một đĩa tròn
c) Vật là 1 vành tròn
(Giả sử vận tốc ban đầu các vật đều bằng 0)
4)Có 2 hình trụ đặc: 1 bằng nhôm (đặc,1 bằng chì (rỗng) cùng được thả từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng.Chúng có cùng bán kính R= 6cm và khối lượng m= 0,5kg.Mặt các hình trụ được quét sơn giống nhau.Hỏi
a)Vận tốc tịnh tiến của các hình trụ ở cuối mặt phăng nghiêng có khác nhau không?
b)Mômen quán tính mỗi hình trụ
c)Sau bao lâu các trụ lăn không trượt tới chân mặt phăng nghiêng
( cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2600kg\m³,khối lượng riêng của chì là 11300 kg\m³,độ cao đỉnh mặt phẳng nghiêng là h=0,5m,α =30 °)
Ai giải hộ tui
 
D

dangthihong

1.Một quả cầu đồng chất có khối lượng m= 1kg lăn không trượt với vận tốc v1=10m\s đến đập vào thành tường với vận tốc v2=8m\s.Tính nhiết lượng tỏa ra trong va chạm đó
2.Một cột đồng chất chiều cao h=5m đang ở vị trí thẳng đứng thì đổ xuống.Tính:
a) Vận tốc dài đỉnh cột khi nó chạm đất
b) Vị trí điểm M trên cột để khi M chạm đất thì vận tốc nó đúng bằng vận tốc chạm đất của một vật roi thả tự do từ vị trí M
3.Từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng cao 0,5 m,người ta cho các vật đồng chất có hình dạng khác nhau lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng đó.Tìm vận tốc dài của các vật ở cuối mặt phẳng nghiêng đó nếu:
a) Vật có hình dạng là 1 quả cầu đặc
b) Vật là một đĩa tròn
c) Vật là 1 vành tròn
(Giả sử vận tốc ban đầu các vật đều bằng 0)
4)Có 2 hình trụ đặc: 1 bằng nhôm (đặc,1 bằng chì (rỗng) cùng được thả từ đỉnh 1 mặt phẳng nghiêng.Chúng có cùng bán kính R= 6cm và khối lượng m= 0,5kg.Mặt các hình trụ được quét sơn giống nhau.Hỏi
a)Vận tốc tịnh tiến của các hình trụ ở cuối mặt phăng nghiêng có khác nhau không?
b)Mômen quán tính mỗi hình trụ
c)Sau bao lâu các trụ lăn không trượt tới chân mặt phăng nghiêng
( cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2600kg\m³,khối lượng riêng của chì là 11300 kg\m³,độ cao đỉnh mặt phẳng nghiêng là h=0,5m,α =30 °)
Ai giải hộ tui
 
Top Bottom