[Vật lí 12] Bài tập

P

phamtrang1404

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hey
chào cả nhà
mình sẽ thường xuyên post những bài Lý( có thể khó + dễ, hay + dỡ..............) hihi
Vừa muốn các bạn cùng tham khảo, đưa ra lời giải hoàn thiện
hoặc cùng muốn các bạn giúp đõ mình trong bộ môn này
Nên.........
ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN VÔ PIC NAY TH`G XUÊN ĐỂ THEO DÕI>>> VÀ NHẬN DIỆN BÀI MỚI NHỚ
phần thg~ là cái thank từ các mem còn lại

1/(ĐÃ CÓ BÀI GIẢI HOÀN THIÊN)
CHo 2 dao động điều hòa cùng tần số trên cùng 1 đường thẳng, có cùng biên độ A và vị trí cân bằng. Khi hai vật gặp nhau thì 2 vật cung cách VTCB 1 đoạn nhưng chuyên động ngược chiều nhau. Biết dao động 1 trễ phah ơn dao động 2. KHi dao động 1 có li độ x= và đang giảm thì có dao động 2 có:
li độ x= ?
đang tăng hay giảm?
2/ (ĐÃ CÓ LỜI GIẢI ĐÚNG)
Cho hệ con lắc lo xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k=50N/m và vật nặng khối lượng m=1kg đang dao động trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang với biên độ A= 10cm. KHi vật nặng m đi qua VTCB thì va chạm mềm với vật M= m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau, hệ dao động điều hòa trên phương dao động ban đầu của vật m. Chọn gốc tọa độ tại VTCB, chiều dương là chiều chuyển động của hệ ngay sau va chạm, gốc t/g là lúc tốc độ của hệ bằng một nửa vận tốc cực đại lần thứ nhất sau va chạm. PT dao động của hệ?
3/ (ĐÃ CÓ BÀI GIẢI HOÀN THIỆN)
Con lắc đơn gồm sợi dây có chiêu dài l, vật nặng khối lượng m, lấy g=10[TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]. Từ VTCB kéo vật sao cho dây lệch 1 góc [TEX]60^0[/TEX] rồi buông nhẹ cho vật dao động. Độ lớn của gia tốc khi lực căng dây đạt max?
4/( ĐÃ CÓ BÀI GIẢI HOÀN THIỆN)
Vật nhỏ của 1 con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại VTCB. KHi gia tốc của vât có độ lớn =[TEX]\frac{1}{2}[/TEX] gia tốc cực đại thỳ tỷ số giữa động năng và thế năng là?
................
5/(ĐÃ CÓ LỜI GIẢI HOÀN THIỆN)
Một con lắc lò xo dao động đh vs biên độ A. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cách VTCB bằng 1 đoạn [TEX]\frac{A}{2}[/TEX] thỳ giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Vật sẽ tiếp tục dao động vs biên độ bằng?

6/ (ĐÃ CÓ ĐÁP ÁN)
1 con lắc lò xa dao động điêu hòa theo phương ngang. lúc độ lớn ly độ của vâth bằng 10% biên độ dao động thỳ( tìm ĐA đúng nhá)
a/ Gia tốc có độ lớn = 90% gia tốc cực đại
b/ Tốc độ của vật = 99,5% vân tốc max
c/ Tỷ số giữa động năng và thế năng là [TEX]\frac{1}{99}[/TEX]
d/ Tỷ số giữa thê năng và động năng là 90

------------------------------------------

7/(ĐÃ CÓ LỜI GIẢI: [TEX]\frac{2}{27}[/TEX])
Cho 2 vật dao động điêu hòa trên trục Ox, cùng vị trí cân bằng tại O và cùng biên độ A. Biết [TEX]f_1[/TEX] = 3Hz và [TEX]f_2[/TEX] = 6Hz. Ở thời điểm ban đầu 2 vật cùng ở vị trí [TEX]x_0[/TEX] = [TEX]\frac{A}{2}[/TEX] và đang chuyển động về VTCB. Khoảng t/g ngắn nhất để 2 vật có cùng li độ?

8/(đã có lời giải đúng:[TEX]\frac{2\pi}{3}[/TEX]
1 vật tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có dạng: [TEX]x_1[/TEX]=[TEX]\sqrt[2]{3}[/TEX]cos(2[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\varphi_1[/TEX]) cm, [TEX]x_2[/TEX]=2 cos(2[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\varphi_2[/TEX]) cm, với 0 \leq [TEX]\varphi_1[/TEX]-[TEX]\varphi_2[/TEX] \leq [TEX]\pi[/TEX]. Biết pt dao động tổng hợp là x=cos(2[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]) cm. Giá trị của [TEX]\varphi_1[/TEX]?


9/đã có đáp án đúng: [TEX]\frac{1}{12}[/TEX] va [TEX]\frac{5}{12}[/TEX]
pt ly độ của 1 vật là x=5cos(4[TEX]\pi[/TEX]t - [TEX]\pi[/TEX]) cm. Trong khoảng thời gian kể từ lúc đầu đến thời điểm 0,5s vât đi qua li độ -2,5cm vào những thơi điểm nào?


10/ (Đã có lời giải đúng)

Vật đang dao động điều hòa trên 1 đường thẳng. M là điểm nằm trên đường thẳng đó, bên ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại t, vật đang ở VT cách xa M nhất, sau đó 1 khoảng [tex]\large\Delta[/tex]t thỳ vật gần M nhất. Tốc độ của vật đạt max tại thơi điểm nào?
a/ t + [tex]\large\Delta[/tex]t
b/ [TEX]\frac{t +\large\Delta t }{2}[/TEX]
c/ [TEX]\frac{t}{2}[/TEX] + [TEX]\frac{\large\Delta t}{4}[/TEX]
d/ t + [TEX]\frac{\large\Delta t}{2}[/TEX]

--------------------------------------------------

11/
Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, trong đó R = 20[tex]\large\Omega[/tex], cuộn dây thuần cảm có L = [TEX]\frac{0,4\sqrt[2]{3}}{\pi}[/TEX] H và tụ điện có điện dung C=[TEX]\frac{10^-3}{4\sqrt[2]{3}\pi}[/TEX] F. KHi thay đổi tần số góc từ giá trị 100 rad/s đến 300 rad/s và giữ nguyên điện áp hiệu dụng 2 đầu mạch thì điện áp hiệu dụng 2 đâu điện trở R?
a/ tăng lên
b/ tăng rồi giảm
c/ giảm rồi tăng
d/ giảm
:cool:

12/( đã có câu trả lời: 280)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=140V, tần sô 50Hz vào 2 đầu mạch điện nối tiếp gồm: điện trở [TEX]R_0[/TEX]=5[tex]\large\Omega[/tex], biến trở R, cuộn dây thuần cảm, tụ điện C. Khi điều chỉnh biến trở R ng` ta thấy ứng vs 2 giá trị [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] công suất tiêu thụ của mạch điện bằng và = P. Biết [TEX]R_1[/TEX]+[TEX]R_2[/TEX]=60[tex]\large\Omega[/tex]. P có giá trị?
:-SS
 
Last edited by a moderator:
N

ngungutruong

câu 3
lực căng của dây đặt max khi ở VTCB
khi đó gia tốc của vật cũng lớn nhất
a= - [TEX]S_0 [/TEX].[tex]\omega ^2[/tex]
câu 4
ta luôn có tỉ số
$$\frac{W_d}{W_t} = \frac{A^2-x^2}{x^2}$$

2 câu trên chưa hểu ý bạn
hình như bạn cho tổng quát phải không ạ?
 
M

mystory

Câu 2:
Va chạm: $m.v_o = (M+m).v$ \Rightarrow $v = 0,5v_o$
$v = \omega' . A' = \sqrt{\frac{k}{M+m}}. A' = 5A'$ Và $v_o = \omega . A = \sqrt{k/m}. A = 50 \sqrt{2}$
\Rightarrow $A' = 5.\sqrt{2}$
$\omega' = 5$
gốc t/g là lúc tốc độ của hệ bằng một nửa vận tốc cực đại lần thứ nhất sau va chạm
$v' = v/2$ \Leftrightarrow $x = A/2$ \Rightarrow $\varphi = \frac{\pi}{3}$
$x = 5.\sqrt{2} cos (5t + \frac{\pi}{3})$
 
Last edited by a moderator:
P

phamtrang1404

câu 3
lực căng của dây đặt max khi ở VTCB
khi đó gia tốc của vật cũng lớn nhất
a= - [TEX]S_0 [/TEX].[tex]\omega ^2[/tex]
câu 4
ta luôn có tỉ số
$$\frac{W_d}{W_t} = \frac{A^2-x^2}{x^2}$$

2 câu trên chưa hểu ý bạn
hình như bạn cho tổng quát phải không ạ?

bạn xem lại câu 3 nhá, đáp án:
a/ 10[TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
b/ [TEX]\frac{10\sqrt[2]{5}}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
c/ [TEX]\frac{10}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
d/ [TEX]\frac{10\sqrt[2]{8}}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]

câu 1/ k phải tổng quát luôn
a/ [TEX]x_2[/TEX] = 0,5A, đang tăng
b/ [TEX]x_2[/TEX] = -A( tại VT biên âm)
c/ [TEX]x_2[/TEX] = -0,5A, đang giảm
d/ [TEX]x_2[/TEX] = -[TEX]\frac{\sqrt[2]{3}}{2}[/TEX]A, đang giảm

câu 2/
a/ x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t + [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
b/x = 5[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
c/x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]


CÒn câu 4, Tr cũng ra [TEX]E_d[/TEX] = [TEX]E_t[/TEX]. Nhưng trong đáp án k có ý đó. chỉ có: [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]; 2; [TEX]\frac{1}{3}[/TEX]và 3 mà thôi
 
Last edited by a moderator:
P

phamtrang1404

Câu 2:
Va chạm: $m.v_o = (M+m).v$ \Rightarrow $v = 0,5v_o$
$v = \omega' . A' = \sqrt{\frac{k}{M+m}}. A' = 5A'$ Và $v_o = \omega . A = \sqrt{k/m}. A = 50 \sqrt{2}$
\Rightarrow $A' = 5.\sqrt{2}$
$\omega' = 5$
gốc t/g là lúc tốc độ của hệ bằng một nửa vận tốc cực đại lần thứ nhất sau va chạm
$v' = v/2$ \Leftrightarrow $x = A/2$ \Rightarrow $\varphi = \frac{\pi}{3}$
$x = 5.\sqrt{2} cos (5t + \frac{\pi}{3})$

câu 2/ bạn test lại bài làm của bạn nhá

a/ x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t + [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
b/x = 5[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
c/x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Bài 3 đã đủ dữ kiện đâu mà giải.

Bài 2 của thằng Mys

Cái chỗ [TEX]v' = \frac{v}{2} \Rightarrow x = \frac{A}{2}[/TEX] là vội vàng quá đấy.

Nhìn lại coi sao.

Bài 4 đề chép thiếu.
 
B

babyjun95

5/
Một con lắc lò xo dao động đh vs biên độ A. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cách VTCB bằng 1 đoạn thỳ giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Vật sẽ tiếp tục dao động vs biên độ bằng?

[tex]k.l=k'.l'\Rightarrow k'=\frac{kl}{l'}=2k ( do l'=l/2)[/tex]

áp dụng ĐLBTCN [tex]\frac{1}{2}kA^2=\frac{1}{2}k'.A'^2[/tex]

\Rightarrow[tex] A^2=2.A'^2\Rightarrow A'=\frac{A}{\sqrt{2}}[/tex]

6/
1 con lắc lò xa dao động điêu hòa theo phương ngang. lúc độ lớn ly độ của vâth bằng 10% biên độ dao động thỳ( tìm ĐA đúng nhá)
a/ Gia tốc có độ lớn = 90% gia tốc cực đại
b/ Tốc độ của vật = 99,5% vân tốc max
c/ Tỷ số giữa động năng và thế năng là 1/99
d/ Tỷ số giữa thê năng và động năng là 90

a/ [tex]a=\omega^2.x=0.1a_{max}=10%a_{max}[/tex] \Rightarrow loại

b/ [tex]v=\omega.\sqrt{A^2-x^2}=99,5%\omega.A=99,5%v_{max}[/tex]\Rightarrow chọn B

c/ [tex]Wd=1/2.m.v^2=99/100 W[/tex]

\Rightarrow [tex]Wt=1/100W \Rightarrow \frac{wd}{Wt}=99 [/tex] \Rightarrow loại

d/ Wt/Wd=1/99 \Rightarrow loại
 
Last edited by a moderator:
N

ngungutruong

bạn xem lại câu 3 nhá, đáp án:
a/ 10[TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
b/ [TEX]\frac{10\sqrt[2]{5}}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
c/ [TEX]\frac{10}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]
d/ [TEX]\frac{10\sqrt[2]{8}}{3}[/TEX][TEX]\frac{m}{s^2}[/TEX]

câu 1/ k phải tổng quát luôn
a/ [TEX]x_2[/TEX] = 0,5A, đang tăng
b/ [TEX]x_2[/TEX] = -A( tại VT biên âm)
c/ [TEX]x_2[/TEX] = -0,5A, đang giảm
d/ [TEX]x_2[/TEX] = -[TEX]\frac{\sqrt[2]{3}}{2}[/TEX]A, đang giảm

câu 2/
a/ x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t + [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
b/x = 5[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]
c/x = 10[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] cos (5t - [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX]


CÒn câu 4, Tr cũng ra [TEX]E_d[/TEX] = [TEX]E_t[/TEX]. Nhưng trong đáp án k có ý đó. chỉ có: [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]; 2; [TEX]\frac{1}{3}[/TEX]và 3 mà thôi
ô trời ơi
hôm qua bạn post đề toàn cho dạng tổng quát
nên mình chỉ hướng dẫn thế thui
ai ngờ hôm nay mới cho cụ thể
 
T

thienxung759

Hic, đẻ ra thêm 2 bài nữa =.=

Bài 3. Gia tốc ở đây là gia tốc hướng tâm (vì vật chuyển động theo quỹ đạo tròn mà).

[TEX]a_{ht} = \frac{v^2}{R}[/TEX]

Với R là bán kính quỹ đạo. Còn v thì là vận tốc tiếp tuyến.

Tính v ta áp dụng bảo toàn năng lượng [TEX]mgl(1-cos60) = \frac{mv^2}{2}[/TEX]

Bài 4. Công thức tính gia tốc tại một điểm là [TEX]x\omega^2[/TEX] phải không nhỉ?

[TEX]x = \frac{1}{2}A \Leftrightarrow x^2 = \frac{1}{4}A^2[/TEX]

Vậy [TEX]W_t = \frac{1}{4}W[/TEX]

;))

Thôi xem luôn cái bài 5.

Khi cố định tại điểm giữa thì lúc này, hệ trở thành một con lắc lò xo với lò xo mới có độ cứng [TEX]2k[/TEX].

Động năng của vật nặng tại vị trí cân bằng là: [TEX]W_d = W = \frac{KA^2}{2}[/TEX]

Vì cố định lúc lò xo lúc toàn độ năng lượng đang là động năng nên năng lượng được bảo toàn. Giả sử biên độ mới là A' thì:

[TEX]W' = \frac{(2k)A'^2}{2} = \frac{KA^2}{2}[/TEX]

Vậy [TEX]A' = \frac{A}{\sqrt[]{2}}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

phamtrang1404

Hic, đẻ ra thêm 2 bài nữa =.=

Bài 3. Gia tốc ở đây là gia tốc hướng tâm (vì vật chuyển động theo quỹ đạo tròn mà).

[TEX]a_{ht} = \frac{v^2}{R}[/TEX]

Với R là bán kính quỹ đạo. Còn v thì là vận tốc tiếp tuyến.

Tính v ta áp dụng bảo toàn năng lượng [TEX]mgl(1-cos60) = \frac{mv^2}{2}[/TEX]

Bài 4. Công thức tính gia tốc tại một điểm là [TEX]x\omega^2[/TEX] phải không nhỉ?

[TEX]x = \frac{1}{2}A \Leftrightarrow x^2 = \frac{1}{4}A^2[/TEX]

Vậy [TEX]W_t = \frac{1}{4}W[/TEX]

;))

Thôi xem luôn cái bài 5.

Khi cố định tại điểm giữa thì lúc này, hệ trở thành một con lắc lò xo với lò xo mới có độ cứng [TEX]2k[/TEX].

Động năng của vật nặng tại vị trí cân bằng là: [TEX]W_d = W = \frac{KA^2}{2}[/TEX]

Vì cố định lúc lò xo lúc toàn độ năng lượng đang là động năng nên năng lượng được bảo toàn. Giả sử biên độ mới là A' thì:

[TEX]W' = \frac{(2k)A'^2}{2} = \frac{KA^2}{2}[/TEX]

Vậy [TEX]A' = \frac{A}{\sqrt[]{2}}[/TEX]

oa oa oa
oan thật
đã kêu là hay + khó + thử sức
thấy hay post thêm hco mọi ng` cùng làm mà dám kêu Tr đ,,...~...
tức thật
à
bài 2, phát hiện ra lỗi xai của ng` ta
không tính giải bài đó à........?
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

Hơ....Thì bài 2 thì sai chỗ đó, nhìn kĩ lại là biết mà =.=

[TEX]v = \frac{v_{max}}{2} \Rightarrow v^2 = \frac{v_{max}^2}{4}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow x^2 = \frac{3A^2}{4}[/TEX]

Vậy ở đây là góc [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX] hoặc [TEX]\frac{-\pi}{6}[/TEX] chứ không phải [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]
 
T

thienxung759

Sao không post ra bài viết mới để tiện theo dõi =.=

Bài 7 nhé.

Ta nhận thấy vận tốc góc của 2 sẽ gấp đôi vận tốc góc của 1.

Giải một cách hình ảnh thì sẽ thế này:


picture.php


Ban đầu cả hai cùng ở A, sau thời gian t, vecto 1 sẽ vạch được cung AB, vecto 2 vạch được cung AC. B và C cùng tọa độ x.

Vì [TEX]\omega_2 = 2\omega_1[/TEX] nên góc AOC sẽ gấp đôi góc AOB. Tức góc AOB = góc BOC. BOx = 1/2 AOB.

Dễ dàng tính được BOA = 80 độ, COA = 160 độ.

[TEX]t = T_1\frac{BOA}{360} = T_2\frac{COA}{360}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

phamtrang1404

Sao không post ra bài viết mới để tiện theo dõi =.=

Bài 7 nhé.

Ta nhận thấy vận tốc góc của 2 sẽ gấp đôi vận tốc góc của 1.

Giải một cách hình ảnh thì sẽ thế này:


picture.php


Ban đầu cả hai cùng ở A, sau thời gian t, vecto 1 sẽ vạch được cung AB, vecto 2 vạch được cung AC. B và C cùng tọa độ x.

Vì [TEX]\omega_2 = 2\omega_1[/TEX] nên góc AOC sẽ gấp đôi góc AOB. Tức góc AOB = góc BOC. BOx = 1/2 AOB.

Dễ dàng tính được BOA = 80 độ, COA = 160 độ.

[TEX]t = T_1\frac{BOA}{360} = T_2\frac{COA}{360}[/TEX]

hey
Tr ? chút
còn nếu muốn giải theo cách
+ Viết đk 2 pt dao động vs 2 tần số đó
+ cho 2 li độ = nhau
+ tìm t min
thỳ kết quả của mình lại ra[TEX]\frac{1}{9}[/TEX]
HELP
 
T

thienxung759

Bài 8.

Ta thấy [TEX]A_2^2 - A_1^2 = A^2[/TEX]

Vậy 3 vecto của chúng sẽ tạo thành 1 tam giác vuông.

picture.php


Ta dễ dàng thấy pha của 1 là 120 độ.

Bài 9 thì thôi, khỏi nói =.=
 
P

phamtrang1404

Làm thử coi nào....nói phong phanh thế khó hình dung quá :-?

là vậy nè
[TEX]x_1[/TEX] = Acos(6[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX])
[TEX]x_2[/TEX] = Acos(12[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX])
cho [TEX]x_1[/TEX] = [TEX]x_2[/TEX]
\Leftrightarrow cos(6[TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX]) = 12cos([TEX]\pi[/TEX]t + [TEX]\frac{\pi}{3}[/TEX])
rồi giải theo pt lượng giác thỳ Tr ra [TEX]\frac{1}{9}[/TEX]
 
T

thienxung759

Chẹp, giải 1 bài đã khó, tìm điểm chưa hợp lí nó còn khó hơn nhiều.

[TEX]cos(6\pi.t + \frac{\pi}{3}) = cos( 12\pi.t + \frac{\pi}{3}) [/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]6\pi.t = 2\pi - (12\pi.t + \frac{\pi}{3})[/TEX]

Giải thế nên ra [TEX]t = \frac{1}{9}[/TEX] chứ gì?

Như mà [TEX]\alpha[/TEX] với [TEX]2\pi - \alpha[/TEX] là 1nên ta sẽ chả giải quyết được gì cả.

Lí do tại sao ra [TEX]t = \frac{1}{9}[/TEX] thì là vì đó chính là [TEX]\frac{T_1}{3}[/TEX].

Nếu giải theo cách lượng giác thế nó sẽ ngầm hiểu là vecto 2 quay ngược một góc 240 độ, vecto 1 quay xuôi 1 góc 120 độ.

Nó chỉ có thể thỏa mãn được cùng li độ, pha gấp đôi nhưng không thỏa mãn được chiều quy ước của vecto quay.



Bài 10. [TEX]\Delta t[/TEX] chính là nửa chu kì.

Vật đạt vận tốc cực đại sau khoảng thời gian [TEX]\frac{\Delta t}{2}[/TEX] tại thời điểm [TEX]t + \frac{\Delta t}{2}[/TEX]

Đứa nào mà ẩu ẩu chút là tiêu câu này nhỉ ;))
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom