[Vật lí 12] Bài tập thi thử chuyên Thái nguyên

K

kert_light

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: Tại thời điểm ban đầu 2 chất điểm cùng đi qua O theo chiều dương thực hiện dao động điều hoà tên cùng một trục Õ có cùng biên độ nhưng chu kì T1=0,8s và T2=2,4s. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì 2 chất điểm đó di ngang qua nhau:
A 1,2s
B 0,3s
C 0,6s
D 0,2s

Câu 2:Vận tốc của electron chuyển động trên quỹ đạo K của nguyên tử Hidro là v1 thì vận tốc của nó khi chuyển động trên quãy đạo M là
A 3v1
B 9v1
C v1/3
D v1/9
 
T

toi_yeu_viet_nam

câu 1: Tại thời điểm ban đầu 2 chất điểm cùng đi qua O theo chiều dương thực hiện dao động điều hoà tên cùng một trục Õ có cùng biên độ nhưng chu kì T1=0,8s và T2=2,4s. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì 2 chất điểm đó di ngang qua nhau:
A 1,2s
B 0,3s
C 0,6s
D 0,2s

Bài này như con lắc trùng phùng nên các công thức trùng phùng áp dụng bình thường là ổn

Câu 2:Vận tốc của electron chuyển động trên quỹ đạo K của nguyên tử Hidro là v1 thì vận tốc của nó khi chuyển động trên quãy đạo M là
A 3v1
B 9v1
C v1/3
D v1/9

Xác định lực gây hướng tâm chính là lực điện nên ta có:[TEX]F_{ht}=\frac{m.v^2}{r}=\frac{ke^2}{r^2}[/TEX]

nên : [TEX]v^2=\frac{ke^2}{mr}[/TEX]
Đối với quỹ đạo K thì [TEX]v_{K}^2=\frac{ke^2}{mr_0}[/TEX]
Đối với quỹ đạo M thì [TEX]v_{M}^2=\frac{ke^2}{m.9r_0}[/TEX]
lập tỉ số có: [TEX]\frac{V_{M}}{V_{K}}=\frac{1}{3}[/TEX]==>đáp án C bạn ạ :)|
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Bài này như con lắc trùng phùng nên các công thức trùng phùng áp dụng bình thường là ổn
Hai con lắc gọi là trùng phùng khi mà chúng cùng đi qua 1 điểm theo cùng 1 chiều.
Đề chỉ hỏi là gặp nhau thôi mà bạn, có thể là ngược chiều. Ngoài ra công thức trùng phùng có vài trường hợp chưa chính xác ~.~.
Bài dạng này mình thấy hay nhất là dùng lượng giác ~.~. Câu 1 là B thì phải.
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Hai con lắc gọi là trùng phùng khi mà chúng cùng đi qua 1 điểm theo cùng 1 chiều.
Đề chỉ hỏi là gặp nhau thôi mà bạn, có thể là ngược chiều. Ngoài ra công thức trùng phùng có vài trường hợp chưa chính xác ~.~.
Bài dạng này mình thấy hay nhất là dùng lượng giác ~.~. Câu 1 là B thì phải.

Công thức sao lại chưa chính xác :D

[TEX]x_1=Acos(\omega _1t-\pi : 2)[/TEX]
[TEX]x_2=Acos(\omega _2t-\pi : 2)[/TEX]
[TEX]x_1=x_2 \Leftrightarrow \omega _1t-0,5\pi=0,5\pi-\omega _2t \Rightarrow t=0,3 (s)[/TEX]

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom