[Vật lí 12] Bài tập Phân biệt chuyển động lăn, trượt, quay

S

stupidd9

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy em nói: "CĐ lăn ko trượt là CĐ đồng thời vừa tịnh tiến vừa quay. Còn CĐ trượt ko lăn là chỉ có CĐ tịnh tiến" (từ đây suy ra CĐ trượt là CĐ tịnh tiến). Vậy tại sao thầy lại nó CĐ lăn ko trượt là vừa quay vủa tịnh tiến trong khi ko trượt là đã ko tịnh tiến rôi ????:eek:
CĐ lăn lăn khác CĐ quay như thế nào ?? :):)
Cảm ơn mọi người
 
A

anhtraj_no1

Chuyển động lăn trượt thì lực ma sát là lực ma sát trượt, nó vừa có trong pt động lực học newton, vừa có trong pt quay, đại loại thế. Ta sẽ chuyển về hai vế là dv và domega rồi lấy tích phân, cận là lúc mà vật lăn ko trượt

Chuyển động quay hay chuyển động tròn là một chuyển động mà trong đó tất cả các điểm của một hình khối cho trước đều chuyển động theo những đường tròn có tâm nằm trên một đường thẳng gọi là trục quay. Ví dụ: chuyển động của Trái Đất quanh trục của mình
 
A

anhtrangcotich

Em biết cái xe đạp mini chứ?
Khi dựng chân chống lên rồi quay bàn đạp, bánh xe sau sẽ chuyển động quay.
Khi dạp xe thì bánh xe vừa quay quanh trục vừa chuyển động lăn đi, đó là chuyển động lăn.
Khi xe đang chạy, em bóp mạnh thắng sau khiến cho bánh xe khựng lại, chà trên mặt đường thì đó là chuyển động trượt.

Thoắc mắc của em bắt nguồn từ chỗ lăn không trượt và lăn có trượt.

Bình thường, bánh xe của mình đều lăn không trượt. Lăn không trượt và vừa lăn vừa trượt đều có cả chuyển động tịnh tiến lẫn chuyển động quay.

+ Lăn không trượt là chuyển động mà vận tốc dài của một điểm trên bánh xe = vận tốc của tâm*R
Đây là loại chuyển động phổ biến trong cuộc sống. Chính vì sự lăn đi của bánh xe kéo khối tâm của nó chuyển động theo.
+ Vừa lăn vừa trượt là chuyển động mà vận tốc dài của một điểm trên bánh xe < vận tốc của khối tâm*R
Điểm hình là trường hợp các vật hình trụ lăn xuống dốc. Một phần tốc độ của tâm do bánh xe quay và một phần do chuyển động tự do.
 
S

stupidd9

Anh anhtrangcotich ơi cám ơn anh nhiều lắm...
Cho em xin được hỏi thêm vài câu hỏi nhỏ để hiểu sâu hơn:
1/ khi chạy xe đạp có nhiều lúc mình đạp mạnh đạp yếu => thì lúc đó bánh xe quay nhanh quay chậm thì vận tốc 1 điểm nào đó nằm trên bánh xe cũng sẽ thay đổi vận tốc. Lúc đạp yếu cũng sẽ giảm vận tốc.

Vậy thì vận tốc nó đâu có đều bằng nhau trong thời gian chạy? Thì mình đâu có thể xét nó là CĐ tịnh tiến mà CĐ biến đổi đều như nhanh dần hay chậm dần ???
(Biết là sai với khoa học nhưng thực tế thấy vậy em thắc mắc muốn hỏi kĩ, xin mọi người đừng la )

+ Vừa lăn vừa trượt là chuyển động mà vận tốc dài của một điểm trên bánh xe < vận tốc của khối tâm*R
Điểm hình là trường hợp các vật hình trụ lăn xuống dốc. Một phần tốc độ của tâm do bánh xe quay và một phần do chuyển động tự do.

2/ Chuyển động tự do là ví dụ như chuyển động gì vậy ? Có phải khi lăn xuống dốc thì ít khi hình trụ lăn theo đường thẳng dài được mà nhiều khi nó còn lạng qua lạng lại là cđ tự do.

3/Vận tốc khối tâm có phải là vận tốc góc không ạ ? Em học ở trường là vận tốc dài = vận tốc góc * R....Ở trường dùng nhiều tự ngữ khó hiểu xa với thực tế. Nghĩ mơ màng "góc" là độ thì làm sao có vận tốc, suy nghĩ thì khi nó quay góc quay đó sẽ quay vòng vòng theo quỹ đạo tròn nên gọi là vận tốc góc. Vậy em suy nghĩ vậy có đúng không, và có phải vận tốc góc= vận tốc khối tâm anh bảo không ?
 
S

stupidd9

Anh anhtrangcotich ơi cám ơn anh nhiều lắm...
Cho em xin được hỏi thêm vài câu hỏi nhỏ để hiểu sâu hơn:
1/ khi chạy xe đạp có nhiều lúc mình đạp mạnh đạp yếu => thì lúc đó bánh xe quay nhanh quay chậm thì vận tốc 1 điểm nào đó nằm trên bánh xe cũng sẽ thay đổi vận tốc. Lúc đạp yếu cũng sẽ giảm vận tốc.

Vậy thì vận tốc nó đâu có đều bằng nhau trong thời gian chạy? Thì mình đâu có thể xét nó là CĐ tịnh tiến mà CĐ biến đổi đều như nhanh dần hay chậm dần ???
(Biết là sai với khoa học nhưng thực tế thấy vậy em thắc mắc muốn hỏi kĩ, xin mọi người đừng la )

+ Vừa lăn vừa trượt là chuyển động mà vận tốc dài của một điểm trên bánh xe < vận tốc của khối tâm*R
Điểm hình là trường hợp các vật hình trụ lăn xuống dốc. Một phần tốc độ của tâm do bánh xe quay và một phần do chuyển động tự do.

2/ Chuyển động tự do là ví dụ như chuyển động gì vậy ? Có phải khi lăn xuống dốc thì ít khi hình trụ lăn theo đường thẳng dài được mà nhiều khi nó còn lạng qua lạng lại là cđ tự do.
:D:D:D
3/Vận tốc khối tâm có phải là vận tốc góc không ạ ? Em học ở trường là vận tốc dài = vận tốc góc * R....Ở trường dùng nhiều tự ngữ khó hiểu xa với thực tế. Nghĩ mơ màng "góc" là độ thì làm sao có vận tốc, suy nghĩ thì khi nó quay góc quay đó sẽ quay vòng vòng theo quỹ đạo tròn nên gọi là vận tốc góc. Vậy em suy nghĩ vậy có đúng không, và có phải vận tốc góc= vận tốc khối tâm anh bảo không ?:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
A

anhtrangcotich

Thật ra chuyển động nhanh dần đều cũng là chuyển động tịnh tiến đấy thôi.
Theo định nghĩa thì chuyển động tịnh tiến là chuyển động mà quỹ đạo của các điểm trên vật có thể chồng khít lên nhau.

Chuyển động tịnh tiến và chuyển động biến đổi vận tốc là hai khái niệm không liên quan đến nhau. Một cái là hình dạng của chuyển động (tịnh tiến), một cái là bản chất của chuyển động (nhanh, chậm).
Nó là hai mặt khác nhau của chuyển động, cũng giống như nhan sắc và tính nết trong một con người vậy ;))

Trong các bài tập, thường có câu: vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, cái "chuyển động thẳng" đó chính là tịnh tiến, để phân biệt với chuyển động quay nhanh dần đầu chẳng hạn.


Chuyển động tự do là gì thì anh cũng không chắc cái khái niệm này lắm :-?

Vận tốc khối tâm không phải là vận tốc góc ;))

Khi em đạp xe trên đường, vận tốc của khối tâm bánh xe chính là vận tốc xe đạp chạy đó.
Vận tốc dài chính là vận tốc quay của một điểm trên lốp xe.


Vận tốc góc thì lại là một khái niệm khác.

vận tốc dài để so sánh chuyển động tịnh tiến nào nhanh hơn. Còn vận tốc góc để so sánh chuyển động quay nào nhanh hơn.
Đơn vị của vận tốc dài là m/s. Còn đơn vị của vận tốc góc là rad/s hoặc độ/s. Nghĩa là trong 1s, nó quay được một góc bao nhiêu.

Em biết công thức tính độ dài một cung tròn chứ. [TEX]L = \frac{a}{2pi}.C = a.R (rad/s)[/TEX]

Đấy! Ví dụ trong 1s, bánh xe quay được 1 góc [TEX]\frac{\pi}{6}[/TEX] thì trên nền đường, bánh xe đã lăn đi một cung có độ dài là [TEX]L = \frac{\pi}{6}. R[/TEX]

Đó là nguồn gốc của biểu thức liên hệ giữa vận tốc góc và vận tốc dài.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom