[Vật lí 12] Bài tập Giao thoa ánh sáng.

N

ngocnishi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?
 
H

hoangkhuongpro

giao thoa as

1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?
trong khỏng 10mm có 1 vân sáng trùng màu với vân trung tâm có x=6.75mm
B2 mình chưa học tới để lần sau nhé
 
E

eny_ivy

2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?

Công thức hệ vân dịch chuyển:
[TEX]x= \frac{eD(n-1)}{a}[/TEX]
e: bề dày của bản mặt song song
......................
Mình sẽ chứng minh công thức này cho bạn, lần sau cho nhanh, chỉ cần áp dụng số thôi;)
Giả sử đặt bản mặt thủy tinh trên đường truyền từ nguồn S
Khi ánh sáng đi qua bản mặt thủy tinh bề dày e mất khoảng thời gian [TEX]t= \frac{e}{v}[/TEX]
Thời gian này đi trong không khí được quãng đường
[TEX]e' = ct = c \frac{e}{v} = ne[/TEX] (c: vận tốc ánh sáng), n là chiết suất
Vậy khi đi trong bản thủy tinh, đường truyền bị lệch đi 1 đoạn [TEX]d=e'-e=e(n-1)[/TEX]
vậy có [TEX]d_1' = d_1 + d = d_1 + e(n-1)[/TEX]
[TEX]d_2' = d_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_2' - d_1' = d_2 - d_1 - e(n-1)[/TEX]
Nếu là lệch so với vân trung tâm thì: [TEX]d_2' - d_1' = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow d_2 - d_1 -e(n-1) = 0 = \frac{ax}{D}[/TEX]
Vậy => [TEX] x = \frac{eD(n-1)}{a}[/TEX]
 
J

jumongs

1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?

Bài 1: Bài này giải thế này: [TEX]x=k\frac{\lambda D}{a}[/TEX] với [TEX]x_1,x_2[/TEX]
Để vân sáng có màu giống màu vân trung tâm [TEX]\Rightarrow x_1=x_2 \Rightarrow k_1.\lambda _1=k_2.\lambda _2 \Rightarrow k_1=\frac{2}{3}k_2[/TEX]
Lập bảng ta có: [TEX]k_2=0;3;6 \Rightarrow k_1=0;2;4[/TEX]
Xét [TEX]0<x_1\leq \frac{L}{2}=\frac{10}{2}=5\Rightarrow 0<k_1\leq 4,4 [/TEX]
Vậy [TEX]k_{max}=4 [/TEX] ==> có 4 vân sáng trùng màu với vân trung tâm (chỗ lập bảng đó bạn nhớ lấy giá trị cộng trừ và phải trừ vân trung tâm ra vì đề hỏi trùng với vân trung tâm mà)
 
H

huutrang1993

Công thức hệ vân dịch chuyển:
[TEX]x= \frac{eD(n-1)}{a}[/TEX]
e: bề dày của bản mặt song song
......................
Mình sẽ chứng minh công thức này cho bạn, lần sau cho nhanh, chỉ cần áp dụng số thôi;)
Giả sử đặt bản mặt thủy tinh trên đường truyền từ nguồn S
Khi ánh sáng đi qua bản mặt thủy tinh bề dày e mất khoảng thời gian [TEX]t= \frac{e}{v}[/TEX]
Thời gian này đi trong không khí được quãng đường
[TEX]e' = ct = c \frac{e}{v} = ne[/TEX] (c: vận tốc ánh sáng), n là chiết suất
Vậy khi đi trong bản thủy tinh, đường truyền bị lệch đi 1 đoạn [TEX]d=e'-e=e(n-1)[/TEX]
vậy có [TEX]d_1' = d_1 + d = d_1 + e(n-1)[/TEX]
[TEX]d_2' = d_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow d_2' - d_1' = d_2 - d_1 - e(n-1)[/TEX]
Nếu là lệch so với vân trung tâm thì: [TEX]d_2' - d_1' = 0[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow d_2 - d_1 -e(n-1) = 0 = \frac{ax}{D}[/TEX]
Vậy => [TEX] x = \frac{eD(n-1)}{a}[/TEX]
Bài giải sai

Bạn để ý nhé, đề nói là đổ chất lỏng chiết suất n=1,4 vào giữa màn và khe nên phải dùng công thức dịch chuyển khoảng vân 2 lần
 
V

vttin_ag

Bài 1

Bạn giải thử thế này nhé !

Ta có : k1/k2 = ld2/ld1 = 2/3 => k1 = 2, k2 = 3 ==> chọn k1 =2 (bạn mún hiểu thêm vì sao chọn k1 =2 thì bạn vẽ hình ra sẽ thấy)

Áp dụng công thức : x= [k1(ld1.D)]/a. ===> x = 2.25 (mm)

Theo đề bài tao có bề rộng của vùng giao thoa là 10 mm (giải thích thêm : theo tính toán trên thì trong 10 mm đó thì cứ cách 2.25 mm thì có 1 vân có màu giống vân trung tâm) nên : số vân trùng màu = k' = L/x = 10/2.25 = 4.44 . Vì k' nguyên nên chỉ có tối đa 4 vân.
 
V

vttin_ag

Đính chính : (ld) là lamda nhe bạn. Nếu ko thích cách này bạn có thể giải theo cách của bài viết trên ^^! tui chỉ góp ý kiến thôi ^^!
 
Top Bottom