[Vật lí 12] Bài tập điện

H

henry.le

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u=250[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX]cos(100[TEX]/pi[/TEX]t) (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc [TEX]60^0[/TEX]. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 3A và điện áp 2 đầu cuộn dây vuông pha với điện áp 2 đầu X. Tìm công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X.
2. Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có điện trở không đáng kể. Nối 2 cực máy với 1 mạch RLC nối tiếp. Khi rôto có 2 cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút thì mạch xảy ra cộng hường Zl=R, cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là I. Nểu roto có 4 cặp cực và cũng quay với tốc độ n vòng/phút ( từ thông cực đại qua một vòng dây stato không đổi, số vòng dây stato không đổi) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là bao nhiêu?
 
K

king_wang.bbang


Câu 1:
Vẽ giản đồ ra, ta thấy ${Z_L} = \sqrt 3 R$ (1)
Sau khi lắp thêm đoạn mạch X thì $\overrightarrow {{U_d}} \bot \overrightarrow {{U_X}} $ suy ra ${U^2} = U_d^2 + U_X^2 = {250^2}$ (2)
Khi lắp thêm đoạn mạch X, thì độ lệch pha của cuộn dây với cường độ dòng điện trc và sau ko đổi, ta tìm được ${\varphi _d} = \dfrac{\pi }{3}$
Do $\overrightarrow {{U_d}} \bot \overrightarrow {{U_X}} $ nên ${\varphi _X} = \dfrac{\pi }{6}$
Từ (1) ta tìm được ${U_d} = IZ = 3.50 = 150V$
Kết hợp vs (2) $ \to {U_X} = 200V$
${P_X} = UI\cos \varphi = 200.3.\cos \dfrac{\pi }{6} = 300\sqrt 3 W$
 
K

king_wang.bbang


Câu 2:
Sử dụng 2 công thức sau:
$\left\{ \begin{array}{l}
\omega = 2\pi np\\
U = \dfrac{{NBS\omega }}{{\sqrt 2 }}
\end{array} \right.$

Ở TH1 (p = 2) thì:

${Z_{{L_1}}} = {Z_{{C_1}}} = R$
${I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{R}$

Ở TH2 (p = 4) thì:

$\begin{array}{l}
{U_2} = 2{U_1}\\
{\omega _2} = 2{\omega _1} \to \left\{ \begin{array}{l}
{Z_{{L_2}}} = 2{Z_{{L_1}}}\\
{Z_{{C_2}}} = \dfrac{1}{2}{Z_{{C_1}}}
\end{array} \right.
\end{array}$
Từ đó có:
${I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_2}}} - {Z_{{C_2}}}} \right)}^2}} }} = \dfrac{{2{U_1}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {2R - \dfrac{R}{2}} \right)}^2}} }} = \dfrac{{4{I_1}}}{{\sqrt {13} }}$
 
Top Bottom