[Vật lí 12] Bài tập con lắc đơn_ bài toán đồng hồ

T

tinhban_199x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

3. Quả lắc đồng hồ có thể xem là con lắc đơn dao động tại 1 nơi có gia tốc trọng trường g=9.8 m/ s2 ở nhiệt độ 15 độ C.
a, chu kỳ của con lắc là T1=2s. tính chiều dài của con lắc?
b, nhiệt độ tại đó tăng lên= 25 độ C. tính thời gian chay sai của đông hồ sau 1 ngày đêm.

4. con lắ đơn của 1 đồng hồ có chu kỳ dao động To=2s ở mực ngang nước biển.
a, tính chu kỳ dao động của con lắc này ở độ cao 3200m. coi nhiệt độ không thay đổi giưa hai vị trị này.
b, con lắc đơn đưa xuống 1 giêng mỏ. độ biến thiên của chu kỳ chỉ bằng 1/4 của trường hợp trên. coi nhiệt độ không đổi hãy tính độ sâu của giếng. bán kính trái đất là R=6400 km
 
N

newstarinsky

3. Quả lắc đồng hồ có thể xem là con lắc đơn dao động tại 1 nơi có gia tốc trọng trường g=9.8 m/ s2 ở nhiệt độ 15 độ C.
a, chu kỳ của con lắc là T1=2s. tính chiều dài của con lắc?
b, nhiệt độ tại đó tăng lên= 25 độ C. tính thời gian chay sai của đông hồ sau 1 ngày đêm.

a) $l=\frac{T^2.g}{4\pi^2}=1(m)$
b) Thoi gian sai lệch trong 1 ngày đêm là
$\frac{\triangle T}{T}=86400.\frac{\alpha.\triangle t}{2}$
Thiếu hệ số nở nhiệt rồi bạn

4. con lắ đơn của 1 đồng hồ có chu kỳ dao động To=2s ở mực ngang nước biển.
a, tính chu kỳ dao động của con lắc này ở độ cao 3200m. coi nhiệt độ không thay đổi giưa hai vị trị này.
b, con lắc đơn đưa xuống 1 giêng mỏ. độ biến thiên của chu kỳ chỉ bằng 1/4 của trường hợp trên. coi nhiệt độ không đổi hãy tính độ sâu của giếng. bán kính trái đất là R=6400 km
a)Trên mặt đất $g_o=\frac{G.M}{R^2}$
Ở độ cao h thì $g_1=\frac{G.M}{(R+h)^2}$
nên $\frac{T_1}{T_o}=\sqrt{\frac{g_o}{g_1}}=\frac{R+h}{R}=1,0005\Rightarrow T_1=2,001(s)$
$\triangle T=0,001(s)$
b)$\triangle T=2,5.10^{-4}(s)$
Mà $\frac{\triangle T}{T_o}=\frac{d}{2R}\Rightarrow d=10,8(km)$
 
Top Bottom