[Vật lí 12] Bài tập cơ học vật rắn

H

hoacd1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/một thanh có khối lượng phân bố đều, dài l đươc đặt một đầu tiếp xúc với mặt phẳng nằm ngang và nghiêng vói mặt phẳng ngang một góc \alpha . Buông cho thanh rơi sao cho điểm tiếp xúc với mặt phẳng ngang của nó không trượt.Khi thanh tới vị trí nằm ngang thì tốc độ góc của nó là?

2/ một đĩa tròn có khối lượng 5kg và đường kính 10cm. đĩa quay quanh một trục nằm ngang vuông góc với mặt phẳng đĩa và đi qua điểm A cách tâm O của đĩa 2,5cm. Ban đầu người ta giữ đĩa đứng yên sao cho O và A nằm trên đường thẳng nằm ngang. Sau đó, người ta đặt vào mép đĩa phía gần A hơn, một lực F =100N theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Gia tốc góc ban đầu của đĩa khi lực F bắt đầu tác dụng gần bằng?
 
H

hongphuc_916

Câu số 2 này mình cũng vừa gặp lúc tối, chỉ tìm được đáp án là 400rad/s^2 nhưng không làm ra, search trên mạng thì gặp câu hỏi của bạn. Làm mãi bi giờ mới được, hên ghê un nên muốn đăng trả lời thử xem có sai sót gì các bạn sửa giúp mình nha!!
Áp dụng phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục : M = I. y (gia tốc góc)
Momen lực ở đây là sẽ là tổng momen của P và F gây ra M = MP + MF = 3,75
Mấu chốt của bài toán nằm ở momen quán tính I. I ở đây lại là momen quán tính của vật có trục quay là một điểm bất kì, trong lúc mình tìm cách giải bài toán này đã tình cờ xem được video của thầy Phạm Gia Phách: [YOUTUBE]http://youtu.be/P5BkbsbUEkk[/YOUTUBE]
http://www.youtube.com/watch?v=P5BkbsbUEkk&feature=player_embedded
bạn xem tới 9p30s thì thầy có ghi một chú ý, từ đó ta có công thức: I = IG + md^2 = 0,5.5.0,05^2 + 5.0,025^2 = 0,009375 kg.m^2
Từ phương trình động lực học của vật rắn quanh quanh một truc => y = M/ I = 400 rad/m^2
Xong ùi, có gì sai sót bạn vui lòng góp ý mình nhé , bài này mình giải được quả là ăn may ^^
 
Last edited by a moderator:
H

hanah_anna95

1/ bạn áp dụng định luật bảo toàn cơ năng chĩ áp dụng cho vật rắn chịu tác dụng của trọng lực
W=momen động năng + thế năng(ở bài này là trọng lực)
<=> 0.5*m*g*sina=0.5*1/3*m*l(bình)*omega(bình) => omega
chú ý là mình chọn mốc thế nẳng ở mặt đất
 
Top Bottom