[Vật lí 11] Một số câu hỏi vận dụng

A

anhsao3200

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E nối tiếp với một biến trở R và một ampe kế. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai cực của nguồn điện. Khi điều chỉnh biến trở Tới giá trị R_1 thì số chỉ của Vônke và ampe kế lần lượt là 3,45V và 1,4A, khi điều chỉnh biến trở tới giá trị R_2 thì số chỉ ta đo được lần lượt là 2,25V,6,2A. Suất điện động của nguồn và điện trở trong của nguồn là bao nhiêu

Câu 2: Có ba tụ điện, mỗi tụ có điện dung C không đổi mắc nối tiếp, đặt vào hai đầu bội tụ một hiệu điện thế U không đổi thì năng lượng của bội tụ là W_0. Khi một trong ba tụ bị đáng thủng thì năng lượng của bội tụ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu.

Câu 3: Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r mắc nối tiếp với điện trở R tạo thành mạch điện kín, lúc này dòng điện qua mạch là I_0 và hiệu điện thế hai dầu điện trở R là U_0. Khi nối song song với điện trở R một dây dẫn có điện trở ko đáng kể thì cường độ trong mạch là 13I_0. Suất điện động của nguồn là bao nhiêu .

Câu 4: có một số bóng đèn giống nhau, mỗi bóng điền có cường độ định mức là 0,5A, điện trở 5ohm được mắc thành m hàng song song n hàng nối tiếp mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 11V, điện trở trong r=1 ohm. Số bóng đèn ít nhất để các bóng đèn sáng bình thường là

Đây là các dạng bài tập tương đối khó trong chương này, cả nhà cùng thảo luận nhé :)
 
L

l94

Câu 1: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E nối tiếp với một biến trở R và một ampe kế. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai cực của nguồn điện. Khi điều chỉnh biến trở Tới giá trị R_1 thì số chỉ của Vônke và ampe kế lần lượt là 3,45V và 1,4A, khi điều chỉnh biến trở tới giá trị R_2 thì số chỉ ta đo được lần lượt là 2,25V,6,2A. Suất điện động của nguồn và điện trở trong của nguồn là bao nhiêu

[tex] 3,45=E-1,4r[/tex]
[tex]2,25=E-6,2r[/tex]
từ đó suy ra E và r.



Câu 2: Có ba tụ điện, mỗi tụ có điện dung C không đổi mắc nối tiếp, đặt vào hai đầu bội tụ một hiệu điện thế U không đổi thì năng lượng của bội tụ là W_0. Khi một trong ba tụ bị đáng thủng thì năng lượng của bội tụ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu.

Năng lượng tụ ban đầu:[tex]W_0=\frac{CU^2}{6}[/tex]
Năng lượng sau:[tex]W_1=\frac{CU^2}{4}[/tex]
[tex]\frac{W_1}{W_0}=150%[/tex]
vậy năng lượng tăng 50%
Cho xin cái hình minh hoạ bài 4 đi. Ông ghi 1 câu m hàng // n hàng nt chẳng hiểu nó mắc thế nào.
Còn bài 3 viết định luật ôm bình thường thôi.
 
A

anhsao3200

Không hiểu đề==!. Có phải là m hàng bóng // rồi m hàng đó nối tiếp với n bóng nối tiếp k?
__________________
Không cái đó mình phải hiểu là có m hàng bóng song song, trong mỗi hàng song song đó có n bóng nối tiếp đó, giống kiểu mắc hỗn hợp đối xứng đó ;)
 
A

anhtrangcotich

Bài 4.

Điện trở tương đương của bộ đèn [TEX]R = \frac{R_0.n}{m}[/TEX]

Cường độ dòng điện qua mạch chính [TEX]I = I_0m[/TEX]

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bộ đèn.

[TEX]U = E - I.r = I.R \Leftrightarrow E = I_0m.r + I_0.R_0n[/TEX]

Ta có [TEX]E[/TEX] là hằng số nên tích của [TEX] I_0m.r[/TEX] và [TEX]I_0.R_0n[/TEX] cực đại khi [TEX] I_0m.r = I_0.R_0n[/TEX]

Tích của hai cái đó sẽ lòi ra [TEX]m.n[/TEX]

Còn lại tự hiểu.
 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

Bài 4.

Điện trở tương đương của bộ đèn [TEX]R = \frac{R_0.n}{m}[/TEX]

Cường độ dòng điện qua mạch chính [TEX]I = I_0m[/TEX]

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bộ đèn.

[TEX]U = E - I.r = I.R \Leftrightarrow E - I_0m.r + I_0.R_0n[/TEX]

Ta có [TEX]E[/TEX] là hằng số nên tích của [TEX] I_0m.r[/TEX] và [TEX]I_0.R_0n[/TEX] cực tiểu khi [TEX] I_0m.r = I_0.R_0n[/TEX]

Tích của hai cái đó sẽ lòi ra [TEX]m.n[/TEX]

Còn lại tự hiểu.
Em hiểu được em chết liền, anh giải kĩ hộ em cái đi :))=))
 
A

anhtrangcotich

[TEX]I_0[/TEX] là I định mức của 1 đèn.
[TEX]R_0[/TEX] là điện trở 1 đèn.
[TEX]m.n[/TEX] đại diện cho số bóng đèn.

:|

Giải thích thế thôi, không hiểu ráng chịu.
 
A

anhsao3200

I_0 là I định mức của 1 đèn.
R_0 là điện trở 1 đèn.
m.n đại diện cho số bóng đèn.



Giải thích thế thôi, không hiểu ráng chịu.
Giờ là em ko hiểu đó ông anh, định quay lại bắt nạt memvip hả, anh giải rõ đi tự nhiên min max tùm lum em đọc hiểu mới lạ đó
 
A

anhtrangcotich

Hic, cơ bản là nhầm cái áp dụng cho cực đại với cực tiểu =.=

Xem trường hợp trên là cho cực đại đi. Giờ giải lại.

Gọi [TEX]P[/TEX] là tổng công suất của bộ đèn. Vì đèn sáng bình thường nên công suất của 1 bóng là cố định => [TEX]P[/TEX] càng nhỏ thì số bóng càng ít.

Bài toán quy về tìm công suất cực tiểu của đoạn mạch nối tiếp thôi.

Khi công suất cực tiểu thì [TEX]R_b = r[/TEX] = > mắc 5 bóng song song.
 
A

anhtrangcotich

Cơ bản là nhầm lần 2. r = R là P max nhé.

2 bài giải trên là 2 cách khác nhau để giải bài tìm số bóng cực đại.

Lại >"<.

Công suất định mức của 1 bóng là [TEX]p[/TEX], của N bóng là [TEX]Np[/TEX]

[TEX]Np = I^2.R = \frac{U^2}{(\frac{r}{\sqrt[]{R}}+\sqrt[]{R})^2}[/TEX]

Trong đó [TEX]R = R_0\frac{n}{m}[/TEX]

Thay vào, xét biểu thức trong dấu bình phương:

[TEX]\frac{r\sqrt[]{m}}{\sqrt[]{n.R_0}} +\frac{\sqrt[]{nR_0}}{\sqrt[]{m}} [/TEX]

Vì [TEX]\frac{r}{\sqrt[]{R_0}} < \sqrt[]{R_0}[/TEX] nên [TEX]\frac{n}{m}[/TEX] càng lớn, giá trị biểu thức càng lớn.

Mà [TEX]n.m = N = const [/TEX] nên [TEX]m = 1[/TEX]

Tính được [TEX]n = 2[/TEX]

2 bóng nối tiếp.
 
Top Bottom