[Vật lí 11]-Luyện giải bài tập điện tích

T

thuong0504

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vật lý 11 - Bài tập điện tích

Vật lý là môn khoa học tự nhiên có nhiều điểm tương đồng với Toán học. Nhiều học sinh sợ học Lý hoặc học kém môn học này muốn cải thiện kết quả học tập của mình mà không biết nên học thế nào. Thực tế, môn Lý không khó học, không quá nhiều lý thuyết phải nhớ, điều quan trọng là bạn nhuần nhuyễn được các dạng bài tập của từng chương. Dưới đây là các dạng bài tập về mảng kiến thức điện tích – định luật Culong trong chương trình Vật lý lớp 11:

Dạng 1: Hai loại điện tích

- Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau và các điện tích trái dấu thì hút nhau.
- Đơn vị điện tích là Culông (C).
- Điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên gọi là điện tích nguyên tố e.
- Điện tích của electron là điện tích âm và có độ lớn bằng e.

Dạng 2: Sự nhiễm điện của các vật

- Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau – nhiễm điện trái dấu.
- Nhiễm điện do tiếp xúc: cho vật không nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện – nhiễm điện cùng dấu.
- Nhiễm điện do hưởng ứng: cho vật không nhiễm điện lại gần một vật nhiễm điện thì đầu gần vật nhiễm điện sẽ nhiễm điện trái dấu, đầu xa sẽ nhiễm điện trái dấu. Trung tam gia su

Dạng 3: Định luật Cu-lông

- Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của 2 điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Dạng 4: Hằng số điện môi

- Đặc trưng cho tính chất điện của môi trường cách điện.
- Khi đặt các điện tích trong điện môi thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi lần so với khi đặt chúng trong chân không.
- Hằng số điện môi của chất điện môi: > 1
- Hằng số điện môi là đại lượng ko có thứ nguyên.
- Hằng số điện môi của chân không bằng 1, của ko khí bằng ~ 1. Trung tâm gia sư

Dạng 5: Thuyết electron

- Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích các điện tích trong nguyên tử bằng 0, nguyên tử trung hòa điện.
- Nếu nguyên tử mất electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm.
- Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron có thể dễ dàng bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay chuyển từ vật này sang vật khác, gọi là nhiễm điện.
- Vật nhiễm điện âm tức là thừa electron. Vật nhiễm điện dương tức là thiếu electron.
- Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do, Vật cách điện (điện môi) chứa ít điện tích tự do.

Dạng 6: Định luật bảo toàn điện tích

Một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.

Để nắm bắt kĩ hơn, các bạn còn có thể tham khảo tại đây

Bài tập 1:
Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực là $9.10^{-3}$N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó?

Tái bút: Cứ thoải mái làm bài nhé! Mình cũng như các bạn nên xem nhau như bạn rồi cùng tiến tới! /:)
 
B

buivanbao123

Không có công thức gì hả cậu ..........................................................................
 
T

thuong0504

T

thupham22011998

Bài 1:

Áp dụng công thức:

[TEX]F=k.\frac{|q_1.q_2|}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow $|q_1.q_2|=10^{-13}$

-->$q_1=5.10^{-14}$

-->$q_2=-5.10^{-14}$

P/s: Làm bừa vậy (tại ngu Lí quá), nếu sai thì thôi nhé!!
 
T

thuong0504

Áp dụng công thức:

[TEX]F=k.\frac{|q_1.q_2|}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow $|q_1.q_2|=10^{-13}$

-->$q_1=5.10^{-14}$

-->$q_2=-5.10^{-14}$

P/s: Làm bừa vậy (tại ngu Lí quá), nếu sai thì thôi nhé!!

Áp dụng công thức:

[TEX]F=k.\frac{|q_1.q_2|}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow $|q_1.q_2|=10^{-13}$

-->$q_1=5.10^{-14}$

-->$q_2=-5.10^{-14}$

P/s: Làm bừa vậy (tại ngu Lí quá), nếu sai thì thôi nhé!!

Chậc! Làm bài mà bi quan thế? Cậu cứ nhớ là tớ học còn tệ hơn cả cậu nên yên tâm! :D

À góp ý bài cậu nhé, nếu cậu thấy góp ý của tớ đúng thì làm lại bài còn sai thì cứ thẳng thắn biện minh -> cùng học ;)

Ở công thức $F=k.\frac{|q_1.q_2|}{r^2}$ thì $k=9.10^9$

Hình như cậu bấm nhầm hoặc thay số nhầm nên $|q_1.q_2|$ bị sai

Và khi tìm ra tích hai cái đó thì do $q_1=q_2$ nên $|q_1.q_2|=q_1^2$ Do đó tìm điện tích mỗi quả cầu thì $\sqrt[2]{|q_1.q_2|}$ chứ không phải $\frac{|q_1.q_2|}{2}$

Trước đây tớ làm như cậu thấy ngộ ngộ nên giờ thấy vậy! Đúng không nhỉ? :-SS
 
T

thoconcute

$F=k.\frac{|q_1.q_2|}{r^2}$
\Rightarrow$|q_1.q_2|=\frac{F.r^2}{k}$
\Rightarrow$q_1^2|=10^{-14}$
\Rightarrow$q_1=q_2=10^{-7}$
 
T

thuong0504

Cám ơn thocon nhé! Mình xác nhận sau!

Bài 2:

Hai điện tích $q_1$ và $q_2$ với $q_1=2q_2$ đặt trong chân không cách nhau khoảng $r=3$ cm. Lực đẩy giữa chúng là $F=3,2.10^{-4}$. Tính độ lớn các điện tích đó?

Mở rộng: Xác định khoảng cách r' giữa hai điện tích để lực tác dụng giữa chúng là F' với F'=2F
 
T

toiyeu9a3

$ F = k.\dfrac{q_1.q_2}{r^2}$(vì F là lực đẩy nên $q_1,q_2$ cùng dấu)
\Rightarrow $q_1.q_2 = 3,2.10^{-19}$
Kết hợp với $q_1 = 2q_2$ dùng phương pháp thế ta sẽ tìm được $q_1,q_2$
$ F = k.\dfrac{\mid q_1.q_2 \mid}{r^2}$
$ F' = k.\dfrac{\mid q_1.q_2 \mid}{r'^2}$
\Rightarrow $\dfrac {F}{F'} = \dfrac{r'^2}{r^2}$ \Rightarrow r'
 
T

thuong0504


Thanks bạn nhiều nhé! Mình sẽ xác nhận sau!

Bài 3: Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau là r = 6cm thì đẩy nhau với lực $F=1,35.10^{-2}$N. Độ lớn tổng hai điện tích là $15.10^{-8}$C. Tính các điện tích ?

Tái bút: Nếu bạn nào muốn thêm gợi ý thì hỏi ngay tại đây nhé! Mình sẽ post gợi ý cho các bạn! ;)
 
T

toiyeu9a3

Bài 3: $F = k. \dfrac{q_1q_2}{r^2}$ ( vì F là lực đẩy nên $q_1q_2$ >0)
\Rightarrow $q_1q_2 = 5,4.10^{-15}$
Mà $ q_1 + q_2 = 15.10^{-8}$
Từ đó sẽ tìm được $q_1, q_2$
 
T

thupham22011998


Thanks bạn nhiều nhé! Mình sẽ xác nhận sau!

Bài 3: Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau là r = 6cm thì đẩy nhau với lực $F=1,35.10^{-2}$N. Độ lớn tổng hai điện tích là $15.10^{-8}$C. Tính các điện tích ?

Tái bút: Nếu bạn nào muốn thêm gợi ý thì hỏi ngay tại đây nhé! Mình sẽ post gợi ý cho các bạn! ;)

2 điện tích cùng dấu

[TEX]F=k.\frac{q_1.q_2}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow $q_1.q_2=5,4.10^{-15}$

Lại có: $q_1+q_2=15.10^{-8}$

Dùng pt bậc 2 rồi giải nhá

P/s: Bệnh lười!!:p:p
 
T

thuong0504

Bài 3: $F = k. \dfrac{q_1q_2}{r^2}$ ( vì F là lực đẩy nên $q_1q_2$ >0)
\Rightarrow $q_1q_2 = 5,4.10^{-15}$
Mà $ q_1 + q_2 = 15.10^{-8}$
Từ đó sẽ tìm được $q_1, q_2$

2 điện tích cùng dấu

[TEX]F=k.\frac{q_1.q_2}{r^2}[/TEX]

\Rightarrow $q_1.q_2=5,4.10^{-15}$

Lại có: $q_1+q_2=15.10^{-8}$

Dùng pt bậc 2 rồi giải nhá

P/s: Bệnh lười!!:p:p

Các bạn đều làm đúng nhưng cái phần cuối để tìm ra các điện tích q có lẽ là phần quan trọng nhất của bài

Các bạn trình bày cách làm của mình để tìm ra được điện tích nhé, không cần tính ra kết quả. Nêu cách làm cũng được. Như vậy đôi khi lại tìm ra nhiều phương pháp giải hay, nhanh để làm trắc nghiệm

:D

P/s: Mình sẽ xác nhận sau!
 
T

thupham22011998

Các bạn đều làm đúng nhưng cái phần cuối để tìm ra các điện tích q có lẽ là phần quan trọng nhất của bài

Các bạn trình bày cách làm của mình để tìm ra được điện tích nhé, không cần tính ra kết quả. Nêu cách làm cũng được. Như vậy đôi khi lại tìm ra nhiều phương pháp giải hay, nhanh để làm trắc nghiệm

:D

P/s: Mình sẽ xác nhận sau!

Có mỗi cái pt mà cũng làm khó.Thôi mình làm tiếp:

Đặt $S=p_1+p_2$ ; $P=p_1.p_2$

-->$p_1; p_2$ là nghiệm của pt: $x^2-Sx+P=0$

-->$x_1=9.10^{-8} ; x_2=6.10^{-8}$

-->$p_1=9.10^{-8} ; p_2=6.10^{-8}$ hoặc ngược lại
 
T

thuong0504

Làm khó tí mà rèn thêm tí có sao đâu :D

Dạng bài này khá đơn giản, và tạm thời xem như giải xong dạng này

Ta sẽ chuyển sang dạng mới!

Dạng 2: Xác định cường độ điện trường

Hai điện tích điểm có độ lớn [TEX]q_1 = 2.10^{-9} C, q_2 = 1.10^{-9} C[/TEX] đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 2 cm. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm O của AB.

Công thức có thể xem ở đây
 
T

thoconcute



Hai điện tích điểm có độ lớn [TEX]q_1 = 2.10^{-9} C, q_2 = 1.10^{-9} C[/TEX] đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 2 cm. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm O của AB.


Hai điện tích điểm có độ lớn[TEX] q_1 = 2.10^{-9} C, q_2 = 1.10^{-9} C [/TEX]đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 2 cm. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm O của AB.

[TEX]E_1=\frac{k.q_1}{r'^2}[/TEX]

$E_2=\frac{k.q_2}{r'^2}$

Từ đó tìm E tổng hợp: Vì $E_1$ và $E_2$ ngược chiều nên [TEX]E=E_1-E_2[/TEX] nếu [TEX]E_1>E_2[/TEX] hoặc ngược lại nếu [TEX]E_1<E_2[/TEX]

Trong đó [TEX]r'=\frac{r}{2}[/TEX]
 
T

thuong0504

Thanks bạn thỏ!

Bài 5:

Hai điện tích điểm có độ lớn [TEX]q_1 = 2.10^{-9} C, q_2 = - 2.10^{-9} C[/TEX] đặt tại 2 đỉnh A, B của tam giác đều ABC cạnh a = 4 cm. Xác định cường độ điện trường gây ra bởi 2 điện tích tại C.


P/s: Dân 98 đâu hết rồi nhỉ? :((
 
T

toiyeu9a3

Thanks bạn thỏ!

Bài 5:

Hai điện tích điểm có độ lớn [TEX]q_1 = 2.10^{-9} C, q_2 = - 2.10^{-9} C[/TEX] đặt tại 2 đỉnh A, B của tam giác đều ABC cạnh a = 4 cm. Xác định cường độ điện trường gây ra bởi 2 điện tích tại C.


P/s: Dân 98 đâu hết rồi nhỉ? :((
$E_{AC} = k.\dfrac{\mid q_1 \mid}{a^2}$
$E_{BC} = k.\dfrac{\mid q_2 \mid}{a^2}$
E = 2$E_{BC}.cos60^0$ ( vì $E_{AC} = E_{BC}$)
 
T

thuong0504

$E_{AC} = k.\dfrac{\mid q_1 \mid}{a^2}$
$E_{BC} = k.\dfrac{\mid q_2 \mid}{a^2}$
E = 2$E_{BC}.cos60^0$ ( vì $E_{AC} = E_{BC}$)

Ô kề! Thanks nhé!

Dạng tiếp theo...

Bài tập 5: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường vuông góc với nhau và có độ lớn 3000V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là?

Chú ý: Tổng hợp như tổng hợp vecto lực!
 
T

toiyeu9a3



Ô kề! Thanks nhé!

Dạng tiếp theo...

Bài tập 5: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường vuông góc với nhau và có độ lớn 3000V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là?

Chú ý: Tổng hợp như tổng hợp vecto lực!
$\sqrt{3000^2 + 4000^2 } = 5000$
______________________________________________________
 
T

thuong0504

$\sqrt{3000^2 + 4000^2 } = 5000$
______________________________________________________

Tìm giúp vài bài đi cho tớ chém với :(( . Ra khó không ai làm, ra để không đăng kịp

Bài 6: Một điện tích điểm q được đặt trong một môi trường điện môi đồng tính, vô hạn có hằng số điện môi bằng 2,5. Tại điểm M cách q một đoạn 0,4m điện trường có cường độ [TEX]9.10^5[/TEX]V/m và hướng về q. Tìm độ lớn và dấu của q?
 
Top Bottom