[vật lí 11 Giúp mình giải thích quy tắc bàn tay trái, nắm tay phải...

N

nama3dlk3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người, mình là thành viên mới
Cho mình hỏi về các quy tắc trong sách giáo khoa trong chương từ trường như
  • Quy tắc bàn tay trái
  • Quy tắc nắm tay phải
  • Quy tắc cái đinh ốc(?)
  • Quy tắc vào Nam ra Bắc
Các bạn có thể giúp mình các quy tắc này sử dụng như thế nào, có cách nào xác định dễ dàng hơn cách mà SGK đã nêu không:confused: Vì mình chưa hiểu cho lắm các quy tắc này
Thêm nữa, mình muốn nhờ ai đó dịch giúp mình vài bức ảnh sau:
 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

  • Quy tắc bàn tay trái
  • Quy tắc nắm tay phải
  • Quy tắc cái đinh ốc(?)
  • Quy tắc vào Nam ra Bắc


Cái này cậu chỉ cần hiểu thế này

Quy tắc bàn tay trái: để tìm các yếu tố I, B,F. Đặt bàn tay trái sao cho chiều từ cổ đến ngon tay là chiều I, cảm ứng từ B xuyên qua lòng bàn tay ngòn cái xòe ra 90 độ chỉ chiều lực F

  • Quy tắc nắm tay phải
  • Quy tắc cái đinh ốc(?)


Hai cái này cậu nắm cho mình cái này. Cái gì có đường cong biểu thị là các ngón tay nắm lại. Cái gì thẳng được biểu thị là ngón cái

Áp dụng nhá.

Dòng điện thẳng. À dòng điện thẳng vậy biểu thị là ngón tay. Tròn là đường sức từ vậy là các ngón tay khi nắm

Phát biểu: nắm bàn tay phải sao cho chiều ngón ta cái là chiều dòng điện ( chiều hướng ra của ngón cái nhé), chiều từ cổ tay đến ngon tay là chiều của đường sức từ

Các cái còn lại cậu tự suy ra mình xin lưu ý điểm này quy tắc đinh ốc 1 và quy tắc đinh ốc hai thực chất nó ứng với quy tắc nắm bàn tay phải với dòng điện thẳng và ống dây

Quy tắc tay trái với lực lorenxo: ta là tương tự nhưng chiều từ cổ tay đến ngón tay giờ là chiều của véc tơ vận tốc. Ngón cái choãi ra 90 chỉ chiều của lực từ nếu điện tích dương, lấy đối lại là chiều của lực từ nếu điện tích âm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom