Vật lí [Vật lí 11]điện tích

E

endy.ladykillah

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (mC) và q2 = 2.10-2 (mC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 2 : Cho hai điện tích q1= 4mC, q2 = 9mC đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB=1m. Xác định vị trí của điểm M để đặt tại M một điện tích q0, lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0 bằng 0, chứng tỏ rằng vị trí của M không phụ thuộc giá trị của q0.
Bài 3. Cho hai điện tích bằng +q (q>0) và hai điện tích bằng –q đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a trong chân không, như hình vẽ. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích nói trên
Bài 4. Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau khoảng r=1m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2N. Sau đó cho hai quả cầu đó tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đảy nhau một lực F2=0,9N. tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.
Bài 5. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g, tích điện q = 2.10-7C được treo bằng một sợi dây tơ mảnh.
Ở phía dưới nó cần phải đạt một điện tích q2 như thế nào để lực căng dây giảm đi một nửa.
Bài 6. Hai quả cầu kim loại giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau 20cm thì hút nhau bợi một lực F 1 = 5.10-7N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, xong bỏ dây dẫn đi thì hai quả cầu đẩy nhau với một lực F2 = 4.10-7 N. Tính q1, q2.
Bài 7. Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng những sợi dây có chiều dài bằng nhau (khối lượng không đáng kể). Khi hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu chúng đẩy nhau và cách nhau một khoảng R=6cm. Lấy g= 9,8m/s2. Tính điện tích mỗi quả cầu
Bài 8. Cho hai điện tích điểm q1=16mC và q2 = -64mC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4mC đặt tại:
a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.
b. Điểm N: AV = 60cm, BN = 80cm
Bài 9. Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9C, q2=q3=-8.10-C tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a = = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0=610-9C đặt tại tâm O của tam giác.
Bài 10. Tại ba đỉnh của một tam giác đều, người ta đặt ba điện tích giống nhau q1=q2=q3=6.10-7C. Hỏi phải đặt điện tích thứ tư q0 tại đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.
Bài 11. Hai bụi ở trong không khí ở cách nhau một đoạn R = 3cm mỗi hạt mang điện t ích q = -9,6.10-13C.
a. Tính lực tĩnh điện giữa hai điện tích.
b. Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích của electron là e = -16.10-19C.
Bài 12. Electron quay quanh hạt nhân nguyên tử Hiđro theo quỹ đạo tròn bán kính R= 5.1011m.
a. Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electron.
b. Tín vận tốc và tần số chuyển động của electron.
 
Last edited by a moderator:
M

mavuongkhongnha

oài dài thế em
em nên xem lại kiến thức tổng hợp lực học lớp 10

em nên cố gắng suy nghĩ nhé ;)

hiện h mv rất lười nên đi copy link giúp em này :v

bài 11 : ( chính là bài 3 trong link dưới )
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=2303817&postcount=7

bài 12 :

[tex]F_{ht}=F_d=\frac{k.|q_1.q_2|}{\epsilon.r^2}=\frac{9.10^{9}.(1,6.10^{-19})^2}{(5.10^{-11})^2}=?[/tex]

[tex]F_{ht}=m.a_{ht}=m.\frac{v^2}{r}=v=?[/tex]

chú ý :[tex]m=9,1.10^{-31}[/tex]

[tex]v=\omega.r => \omega=? => T=\frac{2.\pi}{\omega}=?[/tex]

còn lại , ai giúp bé ấy nào ;)
 
H

happy.swan

Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (mC) và q2 = 2.10-2 (mC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là bao nhiêu?

Theo mình:


$F_1 = k\frac{|q_1q_2|}{r^2}$

Tính lực tương tác giữa hệ vật (M;A) (M;B) đây là độ lớn.

Tính được góc hợp $(MA;MH) = 30^o$ với H là hình chiếu của M trên AB.

Áp dụng quy tắc hình bình hành với các vecto là ra.
 
V

vy000

Bài 2:

Gọi $\overrightarrow {F_1}$ là lực điện mà $q_1$ tác dụng vào $q_0$
$\overrightarrow {F_2}$ là lực điện $q_2$ tác dụng vào $q_0$

Để lực điểm tổng hợp do $q_1;q_2$ tác dụng vào $q_0$ bằng 0 $\rightarrow \overrightarrow {F_1}+\overrightarrow {F_2}=0$

$\rightarrow$ M năm giữa A và B và $F_1=F_2$

...


Bài 3: Có cop thì cũng phải thêm hình chứ bạn :|



Bài 4.
2 quả cầu hút nhau $\rightarrow$ 1 quả mang điện tích +a (Quả cầu A), 1 quả mang điện tích -b (Quả cầu B) (a,b>0)
Sau khi tiép xúc,2 quả cầu đẩy nhau , vậy quả B đã truỳen cho quả A 1 lượng electron là c.

Điện tích của B sau tiếp xúc: $-b+c$
Điện tích của A sau tiếp xúc: $a-c$

Ta có: $\begin{cases}F_1=k\dfrac{ab}{r^2} \\ F_2=k\dfrac{(a-c)(c-b)}{r^2} \end{cases}$

$\rightarrow \begin{cases}ab=0,8.10^{-9} \\ (a-c)(c-b)=10^{-10} \end{cases}$

Lại có: $a-c=b-c$

...


Bài 5. Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1,6g, tích điện q = 2.10-7C được treo bằng một sợi dây tơ mảnh.
Ở phía dưới nó cần phải đạt một điện tích q2 như thế nào để lực căng dây giảm đi một nửa.


Gọi $\overrightarrow F$ là lực mà $q_2$ tác dụng vào $q$
Do lực căng giảm 1 nửa nên $\overrightarrow F$ phải hướng cùng chiều với $\overrightarrow T$ \Rightarrow $\overrightarrow F$ là lực đẩy \Rightarrow $q_2$ khác dấu với q , hay $q_2$ âm
Ta có: $\overrightarrow F+\overrightarrow T+\overrightarrow P =\overrightarrow 0$

$\rightarrow F=P-T=\dfrac12P=\dfrac12mg=8 (N)$

\Leftrightarrow $9.10^9\dfrac{-2.10^{-7}q_2}{r^2}=8$

...
 

Ngọc Châm

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2017
5
1
6
23
Lạng Sơn
Bài 8. Cho hai điện tích điểm q1=16mC và q2 = -64mC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4mC đặt tại:
a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.
b. Điểm N: AV = 60cm, BN = 80cm
 
  • Like
Reactions: tôi là ai?
Top Bottom