[Vật lí 11] ĐỀ TUYỂN MOD

Status
Không mở trả lời sau này.
M

mavuongkhongnha

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ TUYỂN MOD VẬT LÍ 11​
câu 1 :

hai quả cầu giống nhau đặt cách nhau một đoạn bằng 20 cm hút nhau một

lực bằng [TEX]4.10^{-3}[/TEX] ( N) . sau đó hai quả cầu tiếp xúc với nhau

và lại đặt chúng cách nhau 20 cm như trước thì hai quả cầu đẩy nhau một lực

[TEX]2,25.10^{-3}[/TEX]. xác định các điện tích ban đầu của 2 quả cầu

câu 2 :
cho mạch điện : E1 =16V , E2=5v , r1=2, r2=1 , R2=4, đèn (3V-3W).biết đèn

sáng bình thường và số chỉ của ampe kế là O . hãy tính R1 và R3 .

649f699686c74d71a0aeb03d1722b45f_51969764.vatli2.bmp


câu 3 :

một thanh kim loại dài 1m trượt trên hai thanh ray nằm ngang với vận tốc

không đổi [TEX]v=2(m/s)[/TEX] . hai thanh ray đặt trong từ trường đều

[TEX]\vec{B}[/TEX] có phương thẳng đứng , có chiều hướng từ dưới lên trên

( giải thiết mặt phẳng hình vẽ là mặt phắng ngang ) . hai thanh ray được nối

với một ống dây và 1 tụ điện .ống dây có hệ số tự cảm là L=5mH , có điện

trở R=0,5. tụ điện có điện dung [TEX]C=2 \mu F[/TEX]. cho B=1,5 T.hỏi :

a, chiều của dòng điện cảm ứng qua ống dây

b, năng lượng từ trường trong ống dây

c, năng lượng điện trường trong tụ điện

hình vẽ :

bb264bcf4583ff98d9482d6402a05973_51969673.vatli1.bmp


câu 4 :

cho thấu kình hội tụ có f=60 cm . điểm sáng S trên trục chính cách thấu kính

120cm . cho S chuyển động đều trên trục chính về phía thấu kính với vận

tốc [TEX]v_1=5 {cm/s}[/TEX]. tìm vị trí và vận tốc ảnh sau 6 giây

-- ♥♥♥cuộc sống như một cuộc chơi , hỏng rồi sẽ làm lại ,chỉ sợ bạn không dám chơi mà thôi♥♥♥ --

Chú ý : Gõ latex và trình bày rõ ràng, sạch sẽ, ngắn gọn nhưng phải đủ ý , đủ bước, không làm tắt, gửi bài về tin nhắn riêng của mình nhé . Hạn cuối nộp bài :13h30' ngày 17 tháng 1 năm 2013
.
 
Last edited by a moderator:
M

mavuongkhongnha

đây là bải làm của 2 bạn tham gia tuyển MOD đợt này
1, bài của thien0526 được gửi vào lúc :20h7' ngày 15/1/2013

thien0526 said:
Bài 1: Gọi điện tích của hai quả cầu lần lượt là [TEX]q_1[/TEX] và [TEX]q_2[/TEX].

Theo đề, ta có: [TEX]F_1=-K\frac{q_1.q_2}{r^2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]q_1.q_2=-\frac{F_1.r^2}{K} = -\frac{8}{45}.10^{-13}[/TEX] (1)

Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, điện tích lúc này là [TEX]q_1'=q_2'=\frac{q_1+q_2}{2}[/TEX]

Lực tương tác giữa hai quả cầu lúc này:

[TEX]F_2=K\frac{q_1'.q_2'}{r^2}=K\frac{(q_1+q_2)^2}{4r^2}[/TEX]

\Rightarrow [TEX](q_1+q_2)^2=\frac{F_2.4r^2}{K} = 4.10^{-14}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]q_1+q_2=\pm 2.10^{-7}[/TEX] (2)

Giải hệ tạo bởi (1) và (2), ta được [TEX]q_1 \approx \ \pm 2,67.10^{-8} (C)[/TEX], [TEX]q_2 \approx \ \mp 6,67.10^{-8} (C)[/TEX], hoặc [TEX]q_1 \approx \ \pm 6,67.10^{-8} (C)[/TEX], [TEX]q_2 \approx \ \mp 2,67.10^{-8} (C)[/TEX]




Bài 2: [TEX]I_{dm}=\frac{P_d}{U_d}=1(A)[/TEX]
[TEX]R_d=\frac{U_d^2}{P_d}=3 (\large\Omega)[/TEX]

Vì không có dòng điện qua Ampe kế nên mạch được vẽ lại như hình:

263337_157033517778854_1599189550_n.jpg


Mạch là mạch cầu cân bằng nên [TEX]\frac{R_1}{R_3}=\frac{R_2}{R_4}=\frac{4}{3}[/TEX] (1)
Vì đèn sáng bình thường nên dòng qua đèn là dòng định mức, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là HĐT định mức.

\Rightarrow [TEX]\left{\begin{I_4=1 (A)}\\{U_4=3 (V) = U_2 = U_{24}}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]I_2=\frac{U_2}{R_2}=0,75 (A)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]I_{24}=I_2+I_4=1,75 (A) = I_{13} = I[/TEX]

Áp dụng định luật Ohm cho đoạn mạch AE1B, ta có:

[TEX]U=E_1-I.r_1=12,5 (V)[/TEX]

\Rightarrow [TEX]U_{13}=U-U_{24}=9,5=U_1=U_3[/TEX]

\Rightarrow [TEX]R_{13}=\frac{U_{13}}{I_{13}}=\frac{38}{7} = \frac{R_1.R_3}{R_1+R_3}[/TEX] (2)

Giải hệ lập từ (1) và (2) ta được [TEX]R_1=\frac{38}{3} (\large\Omega); R_3=9,5 (\large\Omega)[/TEX]



Bài 3: a)Áp dụng quy tắc Bàn tay phải, ta xác định được chiều dòng điện đi qua ống dây theo chiều từ Q đến P.

b) Suât điện động cảm ứng: [TEX]e_c=Blvsin90=3 (V)[/TEX]

Cường độ dòng diện: [TEX]i=\frac{e_c}{R}=6 (A)[/TEX]

Năng lượng từ trường: [TEX]W_{tt}=\frac{1}{2}Li^2=0,09 (J)[/TEX]

c) Ta có [TEX]U=|e_c|=3V[/TEX]

Năng lượng tụ điện [TEX]W_{td}=\frac{1}{2}CU^2=9.10^{-6} (J)[/TEX]
Bài 4:
Gọi d và d' lần lượt là khoảng cách từ quang tâm đến vật và ảnh.

Vì vật nằm trên trục chính, cách quang tâm một khoảng 2f nên ảnh của vật nằm phía sau thấu kính, trên trục chính và cách quang tâm một khoảng cũng bằng 2f=120(cm)

Khoảng cách giữa vật sáng và quang tâm sau 6s: [TEX]d=120-5.6=90 (cm)[/TEX]

Ta có: [TEX]\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]d'=180(cm)[/TEX]

Sau 6s, ảnh di chuyển một đoạn: 180-120=60 (cm)

Vì vật chuyển động đều nên ảnh cũng chuyển động đều, vận tốc của ảnh là:

[TEX]v=\frac{s}{t}=\frac{60}{6}=10(cm/s)[/TEX]

Vậy sau 6s kể từ khi vật sáng chuyển động theo trục chính về phía thấu kính, ảnh của vật sẽ chuyển động ra xa thấu kính cách thấu kính một khoảng 180cm và chuyển động với vận tốc 10cm/s



2, bài của cuimuoimuoi1969 gửi vào lúc : 23h18' ngày 15/1/2013
cuimuoimuoi_1969 said:
%%- Câu 1: Ta có:
$F'=k.\dfrac{|q_1'.q_2'}{r^2}$
=> $|q_1'.q_2'|$=$\dfrac{2,25.10^-3 .(20.10^-2)^2}{9.10^9}=10^{-14}$ (C)
Vì 2 quả cầu đẩy nhau nên:
$q_1'=q_2'=10^-7$ hoặc $q_1'=q_2'=-10^-7$
=> $q_1'+q_2'=2.10^-7$ hoặc $q_1'+q_2'=-2.10^-7$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
$q_1+q_2=2.10^-7$ hoặc $q_1+q_2=-2.10^-7$
Mặt khác: F=k.$\dfrac{|q_1.q_2}{r^2}$
=> $|q_1.q_2|$=$\dfrac{4.10^-3 .(20.10^-2)^2}{9.10^9}=1,78.10^-14$ (C)
Vì 2 quả cầu hút nhau nên: $q_1.q_2=-1,78.10^
{-14}$
Như vậy,$q_1,q_2$ là nghiệm của pt:
$X^2-2.10^-7.X-1,78.10^{-14}=0$ hoặc $X^2+2.10^-7.X-1,78.10^{-14}=0$
<=> hoặc $\begin{cases}X_1=6,67.10^-8\\X_2=-2,67.10^-7\end{cases}$
hoặc $\begin{cases}X_1=-6,67.10^-8\\X_2=2,67.10^-7\end{cases}$
Do vậy hoặc $q_1=6,67.10^-8$ và $q_2=-2,67.10^-7$
hoặc $q_1=-6,67.10^-8$ và $q_2=2,67.10^-7$
hoặc $q_1=-2,67.10^-7$ và $q_2=6,67.10^-8$
hoặc $q_1=2,67.10^-7$ và $q_2=-6,67.10^-8$
Câu 2:
Vì số chỉ ampe kế bằng 0 và đèn sáng bình thường nên :
$\dfrac{R_1}{R_3}=\dfrac{R_2}{R_Đ}=\dfrac{4}{3}$(1)
Ta có
$U_AB=\dfrac{E_1}{R_N+r_1}.R_N=\dfrac{16}{\dfrac{(R_1+4).(R_2+3)}{R_1+R_2+7} + 2} . \dfrac{(R_1+4).(R_2+3)}{R_1+R_2+7}$ (V)
Do đèn sáng bình thường nên ta có
$\dfrac{U_AB}{R_3+R_Đ}=I_Đ$
<=> $\dfrac{U_AB}{R_3+3}=1$
<=>$\dfrac{\dfrac{16}{\dfrac{(R_1+4).(R_2+3)}{R_1+R_2+7} + 2} . \dfrac{(R_1+4).(R_2+3)}{R_1+R_2+7}}{P_3+3}=1$(2)
Từ (1) và (2) ta có $R_3$=9,81 \Omega
$R_1$=13,08 \Omega
 
Last edited by a moderator:
M

mavuongkhongnha

mình không muốn chấm điểm đơn giản mình không phải là một giáo viên

nhưng đứng trên 1 lập trường của 1 người bạn cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập mình xin được nói đôi lời

1, có lẽ đề này không phù hợp vì có 1 số bạn chưa được học hết chương trình lí 11 - đây là thiếu xót của mình

2,mình rất tuyên dương tinh thần trách nhiệm của cuimuoimuoi_1969 : mặc dù chưa học hết nhưng cậu cũng đã cất công tìm hiểu mà không hề bỏ thi :)

3, về bài làm thì Thiên cậu làm đúng 3/4 , Ái : cậu đúng 1 bài

cả hai bài đều có sự nhầm lẫn về bài 2

hãy chú ý nhé mắc nối tiếp với ampe kế là một nguồn điện

vì vậy ta có :

[TEX]U_{CD}=E_2-I.r_2=E_2[/TEX]

vậy vẫn có hiệu điện thế đặt vào 2 đầu của ampe kế

=>có sự chênh lệch điện thế giữa C và D => ko thể chập C với D như Thiên

vậy cách làm như sau

[TEX]U_{CD}=E_2-I.r_2=E_2=5[/TEX]

[TEX]U_d=3[/TEX]

lại có :

[TEX]U_2-U_d=U_{CD}=>U_2=8=>I_2=2[/TEX]

áp dụng định luật nút mạch tại C ta có :

[TEX]I_1=I_2+I_A=I_2=2=> R_1=1[/TEX]

tìm được R1 sễ dàng => R3=7

vì để đảm bảo tình khách quan chúng ta sẽ có thêm 1 vòng phụ

vòng phỏng vấn nha các cậu ;)
 
  • Like
Reactions: Clouddh
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom