[VẬT LÍ 11]Chuyên Đề Từ Trường

A

anhsao3200

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn từ trường một trong các chương hay của vật lí lớp 11.
Chương này về kiến thức ko nhiều nhưng dạng bài tập khá đang dạng vì vậy hôm nay anhsao lập ra pic này mong được cùng các bạn trao đổi và học tập với nhau

Mong các bạn ủng hộ mình

Nội quy của pic như sau nhé

Ở dạng này mỗi bài toán chúng ta đều đi ba phần

1- Tóm tắt lí thuyết

2- Phương pháp giải

3- Bài tập

Mình có ý kiến là chúng ta sẽ giải bài tập trách nhiệm nhưng mình muốn các cậu trả lời câu hỏi

"Tại sao lại chọn đáp án đó?"
Vì mình lập pic mang tính thảo luận mà các bạn cứ post đáp án thì ko thê hiểu được


Hết rồi ! Giờ chúng ta bắt đầu nhé hi vọng pic thành công
 
A

anhsao3200

Đầu tiên mình sẽ tổng hợp qua các kiến thức cần nhớ sau đó ở dạng bài tập nào chúng ta sẽ có 3 phần như mình đã giới thiệu nhé :)

Chú ý ở đây mình đưa ra phương pháp chung luôn cho dễ các bạn nhé

picture.php

picture.php

picture.php

 
L

l94

bài tập;))
Một proton có thành phần vận tốc [tex]v_x=2.10^6m/s,v_y=0[/tex] và [tex]v_z=2.10^6m/s[/tex] đi qua gốc toạ độ tại thời điểm t=0 để vào 1 vùng từ trường đều có [tex]B_z=0,01T[/tex]
a. Vẽ hình chiếu quỹ đạo trong mặt phẳng Oxy.
b. Xác định giá trị cực đại của x và y trong chuyển động của proton.
c. sau khi rời gốc toạ độ, proton gặp lại trục z lần thứ nhất ở đâu?
cho trước đáp số câu b. 2m;))
 
O

olympuslord

bài tập;))
Một proton có thành phần vận tốc [tex]v_x=2.10^6m/s,v_y=0[/tex] và [tex]v_z=2.10^6m/s[/tex] đi qua gốc toạ độ tại thời điểm t=0 để vào 1 vùng từ trường đều có [tex]B_z=0,01T[/tex]
a. Vẽ hình chiếu quỹ đạo trong mặt phẳng Oxy.
b. Xác định giá trị cực đại của x và y trong chuyển động của proton.
c. sau khi rời gốc toạ độ, proton gặp lại trục z lần thứ nhất ở đâu?
cho trước đáp số câu b. 2m;))

giải đi Chị ơi!@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>
 
L

l94

giải đi Chị ơi!@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>o=>
Bài này hơi khó, thôi giải vậy:p
khi hạt điện vào từ trường xiên 1 góc [tex]\alpha[/tex] đối với phương của từ trường thì thành phần vận tốc [tex]\vec{v_x}[/tex] vuông óc với từ trường làm nó chuyển động tròn quanh 1 đường sức nào đó, còn thành phần [tex]\vec{v_z}[/tex] song song với từ trường làm nó tiếp tục chuyển động tịnh tiến về phía trước (lưu ý y nằm ngang, z thẳng đứng, x xiên)=> hạt điện đi theo 1 đường xoắn ốc có trục là Oz. do đó hình chiếu quĩ đạo xuống mặt phẳng (x,y) là 1 đường tròn tâm là gốc O
b/ giá trị cực địa của x và y chính là bán kính OA của đường tròn hình chiếu. Gọi R=OA thì R xác định bởi pt:
[tex]ev_xB=\frac{mv_x^2}{R}[/tex]
[tex] \Rightarrow R=\frac{mv_x}{eB}=2m[/tex]
p/s: Chủ pic đâu sao k vô giải để mem kêu ca thế này hả>"<. lập ra mà k quan tâm gì hết b-(
 
H

hoangnhi_95

Bài khó:
(VLTT TH1/97) Một hạt khối lượng m và điện tích q được giữ yên trong trọng trường và một từ trường đều có hướng nằm ngang. Nếu bỏ lực giữ, hạt này sẽ chuyển động như thế nào?
Mình cũng chưa có đáp án :D:D
 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

Bài khó:
(VLTT TH1/97) Một hạt khối lượng m và điện tích q được giữ yên trong trọng trường và một từ trường đều có hướng nằm ngang. Nếu bỏ lực giữ, hạt này sẽ chuyển động như thế nào?
Mình cũng chưa có đáp án :D:D
hạt sẽ chuyển động cong dưới hai tác dụng của lực lorenxi và trọng lực và chuyển động có quỹ đạo là một nhánh parobol. Chuyển động này giống ý hệt chuyển động ném xiên mà mình đã học dưới lớp 10 bạn ạ
 
A

anhtrangcotich

Khi một vật mà chịu tác dụng của một lực biến thiên thì phương trình li độ của nó có thể biến thiên theo quy luật hàm bậc 3 hoặc bậc 4 của t đấy.


Khảo sát chuyển động của điện tích này rất khó. Nếu ta chọn hệ trục tọa độ Oxyz trong đó Oz là phương của đường sức từ thì điện tích này sẽ chuyển động trong mặt phẳng Oxy.

- Theo phương Ox (nằm ngang), điện tích chịu tác dụng của lực Lorenxo do thành phần vận tốc Oy gây ra (do đó nó sẽ có vận tốc theo phương này).

[TEX]F_x = f_x = qBv_y[/TEX]

- Theo phương Oy (thẳng đứng), điện tích chịu tác dụng của 2 lực: trọng lực và lực lorenxo do thành phần vận tốc Ox gây ra.

[TEX]F_y = P - f_y = mg - qBv_x[/TEX]

Nếu [TEX]v_x[/TEX] lớn thì sẽ khiến [TEX]f_y[/TEX] lớn, do đó [TEX]F_y[/TEX] giảm. Mà [TEX]F_y[/TEX] giảm sẽ khiến cho[TEX] v_y[/TEX] tăng chậm lại. [TEX]v_y[/TEX] tăng chậm dẫn đến [TEX]f_x[/TEX] cũng sẽ tăng chậm theo, mà[TEX] f_x[/TEX] tăng chậm thì sẽ kìm hãm [TEX]v_x[/TEX].

Như vậy, [TEX]v_x[/TEX] và [TEX]v_y[/TEX] không thể tăng mãi.

Trời ơi! ~X(

[TEX]v_x[/TEX] và [TEX]v_y[/TEX] có quan hệ vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm lẫn nhau nên chắc chắn giửa chúng sẽ tồn tại một cân bằng nào đó. Khi đó, vận tốc của điện tích theo phương x và phương y hoàn toàn là hằng số.

Quỹ đạo trong không gian của nó có dạng đường chéo.

Còn giai đoạn đầu, quỹ đạo nó là hình gì thì để anh nghiên cứu thêm.

Chắc làm ra bài này nổ não mất!
 
A

anhsao3200

Khi một vật mà chịu tác dụng của một lực biến thiên thì phương trình li độ của nó có thể biến thiên theo quy luật hàm bậc 3 hoặc bậc 4 của t đấy.


Khảo sát chuyển động của điện tích này rất khó. Nếu ta chọn hệ trục tọa độ Oxyz trong đó Oz là phương của đường sức từ thì điện tích này sẽ chuyển động trong mặt phẳng Oxy.

- Theo phương Ox (nằm ngang), điện tích chịu tác dụng của lực Lorenxo do thành phần vận tốc Oy gây ra (do đó nó sẽ có vận tốc theo phương này).

[TEX]F_x = f_x = qBv_y[/TEX]

- Theo phương Oy (thẳng đứng), điện tích chịu tác dụng của 2 lực: trọng lực và lực lorenxo do thành phần vận tốc Ox gây ra.

[TEX]F_y = P - f_y = mg - qBv_x[/TEX]



Nếu [TEX]v_x[/TEX] lớn thì sẽ khiến [TEX]f_y[/TEX] lớn, do đó [TEX]F_y[/TEX] giảm. Mà [TEX]F_y[/TEX] giảm sẽ khiến cho[TEX] v_y[/TEX] tăng chậm lại. [TEX]v_y[/TEX] tăng chậm dẫn đến [TEX]f_x[/TEX] cũng sẽ tăng chậm theo, mà[TEX] f_x[/TEX] tăng chậm thì sẽ kìm hãm [TEX]v_x[/TEX].

Như vậy, [TEX]v_x[/TEX] và [TEX]v_y[/TEX] không thể tăng mãi.

Trời ơi! ~X(

[TEX]v_x[/TEX] và [TEX]v_y[/TEX] có quan hệ vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm lẫn nhau nên chắc chắn giửa chúng sẽ tồn tại một cân bằng nào đó. Khi đó, vận tốc của điện tích theo phương x và phương y hoàn toàn là hằng số.

Quỹ đạo trong không gian của nó có dạng đường chéo.

Còn giai đoạn đầu, quỹ đạo nó là hình gì thì để anh nghiên cứu thêm.

Chắc làm ra bài này nổ não mất!
Em nghĩ ko phức tạp đến thế này đâu vì đơn giản chỉ hiểu điện tích này sẽ chuyển động theo hợp lực của f và p thôi

..................................................................................................................................
 
A

anhtrangcotich

Có tồn tại lực fy hay không thì để nghĩ lại đã, nhưng nghĩ như trên thì không đúng đâu nhé.

Lực f nó có phải là hằng số đâu.
 
Top Bottom