[vật lí 11] bài tập phần điện tích

P

pety_ngu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1 cho quả cầu có điện tích, có khối lượng m được treo ở một đầu sợi dây mảnh trong một điện trường đều [tex]\Large\leftarrow^{\text{E}}[/tex] có phương nằm ngang , có cường độ điện trường E gia tốc rơi tự do là g
a> ban đầu dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc [TEX]\alpha =45^0[/TEX] Tính góc lệch của dây treo khi điện tích của quả cầu chỉ còn 9/10 điện tích ban đầu
b> cho khối lượng m = 0.1 gam , g=10m/s^2 và [TEX]E=10^3 V/m[/TEX] dây treo lúc này hợp với thẳng đứng một góc [TEX]\alpha =10^0[/TEX]. Tính điện tích cảu quả cầu ?

bài 2
cho hai điện tích [TEX]q_1 & q_2[/TEX] đặt cố định tại vị trí có tọa độ [TEX]x_1 = a & x_2 = -a[/TEX] trọng hệ tọa độ vuông góc (xOy). biết [TEX]q_1 = q_2 = +Q[/TEX]
a> phải chọn một điện tích [TEX]q_0[/TEX] như thế nào và đặt ở đâu để nó cân bằng bền ?
b> Đặt thêm điện tích [TEX]q_3 =-Q[/TEX] cố định tại vị trí có tọa độ [TEX]y = a\sqrt{3}[/TEX]. phải đặt điện tích q0 nằm cách đều q1,q2 ở đâu để lực điện do q1,q2 tác dụng lên q3 tác dụng lên nó có giá trị cự đại ? tìm giá trị cực đại đó ?
 
U

upandup

Bài 2

a, Cân bằng bền là trạng thái cân bằng mà khi đưa q0 ra khỏi vị trí cân bằng, lực điện lại kéo nó về.

-- Trước tiên ta tìm vị trí đặt.
Suy luận nhé:
+ Các lực điện tác dụng lên q_o gồm; $\overrightarrow F_{10}, \overrightarrow F_{20}$
+ Để q_o nằm cân bằng thì $\overrightarrow F_{10}+ \overrightarrow F_{20}=\vec 0$

Hai lực này cân bằng, các điện tích q_1, q_2 lại giá trị đại số bằng nhau.

Do vậy khoảng cách giữa q_0 và q_1, q_2 phải bằng nhau.
--> q_o nằm giữa q_1 và q_2.

-- Giá trị của q_o để nó cân bằng bền.

Oh, cái này chắc chỉ suy được dấu thôi. Có lẽ không tìm được giá trị đâu.\

Xét q_0 >0.

Khi đưa nó lệch khỏi vị trí cân bằng thì hợp lực điện tiếp tục có xu hướng đưa nó ra xa vị trí này hơn. (Bạn vẽ hình nhé)

Do vậy với q_0 >0 thì đây là cân bằng không bền.

Xét q_0 < 0: Bạn làm tương tự :D - Hình như th này được đó.

Kết luận: Vậy q_0 đặt chính q_1, q_2 và có điện tích âm.

b)
phải đặt điện tích q0 nằm cách đều q1,q2 ở đâu để lực điện do q1,q2 tác dụng lên q3 tác dụng lên nó có giá trị cự đại
Oh, bài này có vẻ không rõ nghĩa.

Tớ hiểu mỗi 1 ý là q_o nằm trên trung trực của đoạn thẳng nối q_1, q_2. :D
 
T

thuong0504

phải đặt điện tích q0 nằm cách đều q1,q2 ở đâu để lực điện do q1,q2 tác dụng lên q3 tác dụng lên nó có giá trị cự đại

Theo mình thì để tìm $F_{max}$ cậu nên vẽ hình ra rồi viết công thức

Nằm cách đều nên có vẻ ở đường trung trực:

Tìm $F_{13}$ ; $F_{03} và $F_{23}$ sau đó tổng hợp lực sẽ được biểu thức trong đó chuyển về biểu thức theo h với h là khoảng cách từ $q_0$ đến đường thẳng nối $q_1$ và $q_2$
 
U

upandup

Theo mình thì để tìm $F_{max}$ cậu nên vẽ hình ra rồi viết công thức

Nằm cách đều nên có vẻ ở đường trung trực:

Tìm $F_{13}$ ; $F_{03} và $F_{23}$ sau đó tổng hợp lực sẽ được biểu thức trong đó chuyển về biểu thức theo h với h là khoảng cách từ $q_0$ đến đường thẳng nối $q_1$ và $q_2$

Vậy cái đề đó có nghĩa là gì đã.

Để này mà cho thi rất dễ bị ném đá ;))
 
T

thuong0504

b> Đặt thêm điện tích q_3 =-Q cố định tại vị trí có tọa độ y = a\sqrt{3}. phải đặt điện tích q0 nằm cách đều q1,q2 ở đâu để lực điện do q1,q2 tác dụng lên q3 tác dụng lên nó có giá trị cự đại ? tìm giá trị cực đại đó ?

hù hụ!

Cho [TEX]q_1 ; q_2 ; q_3[/TEX] cố định. Tìm vị trí [TEX]q_0[/TEX]

Mà hình như điện tích thằng $q_0$ chưa cho? Nếu vậy giải bằng cách nào nhỉ?
 
C

congratulation11

hù hụ!

Cho [TEX]q_1 ; q_2 ; q_3[/TEX] cố định. Tìm vị trí [TEX]q_0[/TEX]

Mà hình như điện tích thằng $q_0$ chưa cho? Nếu vậy giải bằng cách nào nhỉ?

Nếu vậy vấn đề nằm ở khoảng cách và góc giữa các lực điện thôi. Chứ mấy cái điện tích người ta cho cố định hết rồi.
 
T

thuong0504

Nhưng mà... theo mình nghĩ thì khi chọn $q_0$ thì lực điện tác dụng lên $q_3$ chịu ảnh hưởng của điện tích $q_0$ và khoảng cách ( bao gồm cả góc).

Bây giờ yêu cầu tìm khoảng cách ( đoạn h từ $q_0$ đến $q_1q_2$ ) mà không có điện tích thì.... ?
 
U

upandup

Đề nghị bạn pety sửa lại đề nhé!

Phải hiểu đề mới đưa ra hướng làm đúng được. Hiểu mò mẫm rồi giải không phải là cách hay. :|
 
P

pety_ngu

Đề nghị bạn pety sửa lại đề nhé!

Phải hiểu đề mới đưa ra hướng làm đúng được. Hiểu mò mẫm rồi giải không phải là cách hay. :|

mình ghi đúng đề rồi đó bạn
thầy phát cho một tập mà tụi mình lại không quan tâm đến lí nên bh quên cả
theo mình đoán thì [TEX]q_0[/TEX] hén cũng có tác động đến [TEX]q_3[/TEX] nhưng thông qua [TEX]q_1 và q_2[/TEX] thôi
 
Top Bottom