[Vật lí 10] Vừa học vừa chơi.

G

girltoanpro2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay, vô lại box lí. Thấy trầm quá ^^~
Tớ lập pic này, hi vọng tạo lập thêm 1 lô đất để các bạn cùng thảo luận, học tập nhé :D
* Luật chơi như sau:
-Tớ sẽ post đề trong chương trình lớp 10, có thể 1 số câu vật lí thực tế ngoài đời sống.
-Các bạn sẽ vào thảo luận và làm bài. Nếu ai muốn cùng tớ post đề thì nhắn tin riêng cho tớ nhá [ tớ ko mở tin nhắn khách ^^~]
-Bạn nào làm đúng và xong trước coi như đc tính điểm câu đó. Bạn nào làm sau cũng đúng nhưng cách khác cũng đc chấp nhận. Bạn nào làm sau mà y hệt thì coi như ko tính nha ^^~
-Ai kêu gọi được 1 bạn tham gia [ bạn đc mời đến ấy phải ít nhất 1 lần được điểm] thì bạn mời gọi sẽ đc cộng 1 điểm ^^~.
-Sau 1 tháng sẽ tính điểm 1 lần.

*Phần thưởng:
-1 tks sau mỗi bài [dù đúng hay sai, dù trùng hay ko]
-Bạn có thêm nhiều kiến thức mới.
-1 món quà mang nhiều ý nghĩa - tớ hứa nó sẽ làm bạn vui với nó ^^~

*Những người đc phép tham gia:
-Tất cả thành viên của HM [ ko trừ mem - T-mod - Mod - Mem Vip - ...]
-Mọi lứa tuổi [ ko phân biệt lớp - ưu tiên nhất là từ lớp 10 trở xuống ^^]
-Những ai yêu môn vật lí :D


Hi vọng các bạn cùng tớ học tập nhé ^^~ Quyết tâm lên, 28 tháng nữa là thi ĐH rồi.

[Đừng spam nhé ^^ spam bị phạt rồi mất vui đấy :p]
 
G

girltoanpro2

Câu 1: Cùng 1 lúc có 2 oto chuyển động cùng chiều và nhanh dần đều, đi qua 2 điểm M và N nằm trên cùng 1 đường thẳng cách nhau 200m. Xe đi qua M có vận tốc 4m/s và gia tốc 0,2m/s^2, xe đi qua N có vận tốc 1m/s và gia tốc 0,1 m/s^2. Vị trí của 2 oto gặp nhau cách M là:
A-120m
B-320m
C-240m
D-360m

 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

Câu 1: Cùng 1 lúc có 2 oto chuyển động cùng chiều và nhanh dần đều, đi qua 2 điểm M và N nằm trên cùng 1 đường thẳng cách nhau 200m. Xe đi qua M có vận tốc 4m/s và gia tốc 0,2m/s^2, xe đi qua N có vận tốc 1m/s và gia tốc 0,1 m/s^2. Vị trí của 2 oto cách M là:
A-120m
B-320m
C-240m
D-360m

.........................................
Anh nhớ ko nhầm là đáp án này :))=)), vì cái thanks anh mới đăng bài đó girl ạ :))=))

 
A

anhtrangcotich

Câu 1: Cùng 1 lúc có 2 oto chuyển động cùng chiều và nhanh dần đều, đi qua 2 điểm M và N nằm trên cùng 1 đường thẳng cách nhau 200m. Xe đi qua M có vận tốc 4m/s và gia tốc 0,2m/s^2, xe đi qua N có vận tốc 1m/s và gia tốc 0,1 m/s^2. Vị trí của 2 oto gặp nhau cách M là:

Gia tốc tương đối của xe tại M so với N là [TEX]a = a_M - a_N= 0,1 m/s^2[/TEX]
Vận tốc tương đối của xe tại M so với N là [TEX]v = v_M - v_N= 3 m/s[/TEX]
Khoảng cách tương đối giữa chúng là [TEX]s = 200 m[/TEX]

Gọi t là khoảng thời gian đi cho đến lúc gặp. Khi đó [TEX]s = vt + \frac{at^2}{2}[/TEX]

Giải ra được [TEX]t = 40 s[/TEX]

Khi đó xe tại N đã đi được 1 đoạn [TEX]S_N = v_Nt + \frac{a_Nt^2}{2} = 120 m[/TEX]

Khoảng cách từ điểm gặp đến M là [TEX]S = s + S_N = 320 m[/TEX]
 
V

vl196

Đáp Án Là B

ptcđ của xe xuất phát từ M:
x= 4t +01t^2
ptcđ của xe xuất phát từ N:
x= 200 + t + 0.05t^2
=> t = 40s
thay t=40s vào pt rồi suy ra S=320
 
G

girltoanpro2

Gia tốc tương đối của xe tại M so với N là [TEX]a = a_M - a_N= 0,1 m/s^2[/TEX]
Vận tốc tương đối của xe tại M so với N là [TEX]v = v_M - v_N= 3 m/s[/TEX]
Khoảng cách tương đối giữa chúng là [TEX]s = 200 m[/TEX]

Gọi t là khoảng thời gian đi cho đến lúc gặp. Khi đó [TEX]s = vt + \frac{at^2}{2}[/TEX]

Giải ra được [TEX]t = 40 s[/TEX]

Khi đó xe tại N đã đi được 1 đoạn [TEX]S_N = v_Nt + \frac{a_Nt^2}{2} = 120 m[/TEX]

Khoảng cách từ điểm gặp đến M là [TEX]S = s + S_N = 320 m[/TEX]

Đúng ^^~ Mờ dài :"))

vl196 said:
Đáp Án Là B

ptcđ của xe xuất phát từ M:
[tex]x= 4t +01t^2[/tex]
ptcđ của xe xuất phát từ N:
[tex]x= 200 + t + 0.05t^2[/tex]
=> t = 40s
thay t=40s vào pt rồi suy ra S=320

Đúng - cố gắng gõ latex nha :"x

Câu 2: 1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với V ban đầu bằng 0 và đi hết quãng đường trong thời gian 2s. Thời gian vật đi hết [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] quãng đường còn lại là:
A-1s
B-[TEX]\sqrt{2}s[/TEX]
C-0,8s
D-[TEX]2-\sqrt{2}s[/TEX]
 
L

ljnhchj_5v

Mình góp thêm 1 bài tự luận:
Một ô tô bắt đầu khởi hành từ A, chuyển động thẳng nhanh dần đều đi về B với gia tốc 0,5 m/s^2. Cùng lúc đó, một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18km/h, chuyển động thẳng nhanh dần đều về A với gia tốc 30cm/s^2.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b) Tìm vị trí hai xe gặp nhau, vận tốc mỗi xe tại điểm gặp nhau.
c) Tìm khoảng cách giữa hai xe tại 20 giây.
 
I

i_am_challenger

Câu 2: 1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với V ban đầu bằng 0 và đi hết quãng đường trong thời gian 2s. Thời gian vật đi hết [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] quãng đường còn lại là:
A-1s
B-[TEX]\sqrt{2}s[/TEX]
C-0,8s
D-[TEX]2-\sqrt{2}s[/TEX]

Câu D.
Gia tốc: [tex]a = \frac{2s}{t^2} = \frac{s}{2}[/tex]
Vì hai quãng đường bằng nhau nên [tex]s_1 = s_2 = \frac{s}{2}[/tex]
Thời gian vật đi trong [tex]\frac{1}{2}[/tex] quãng đường đầu là:
[tex]S_1 = V_0t_1 + \frac{1}{2}at^2 [/tex]
[tex]\Leftrightarrow \frac{s}{2} = 0t_1 + \frac{1}{2}\frac{s}{2}t_1^2[/tex]
[tex]\Rightarrow t_1 = \sqrt{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow t_2 = 2 - \sqrt{2}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
C

conan193



Đúng ^^~ Mờ dài :"))



Đúng - cố gắng gõ latex nha :"x

Câu 2: 1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với V ban đầu bằng 0 và đi hết quãng đường trong thời gian 2s. Thời gian vật đi hết [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] quãng đường còn lại là:
A-1s
B-[TEX]\sqrt{2}s[/TEX]
C-0,8s
D-[TEX]2-\sqrt{2}s[/TEX]

đáp án : ? ( e ko có mt)

chị đừng chém e nếu sai, khi nãy quên cái chữ "còn lại" @@

[TEX]S = v_0.t + \frac{a.t^2}{2} = 0 + \frac{10.2^2}{2}= 20 (m)[/TEX]

ta lại có

[TEX]v' = v_0 + a.t = 0.t' + \frac{10 .2^2}{2}= 20m[/TEX]

[TEX]s' = s = v'.t' + \frac{10.{t'}^2}{2} =20 m[/TEX]

rồi giải ra t'
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

đáp án : ? ( e ko có mt)

chị đừng chém e nếu sai, khi nãy quên cái chữ "còn lại" @@

[TEX]S = v_0.t + \frac{a.t^2}{2} = 0 + \frac{10.2^2}{2}= 20 (m)[/TEX]

ta lại có

[TEX]v' = v_0 + a.t = 0.t' + \frac{10 .2^2}{2}= 20m[/TEX]

[TEX]s' = s = v'.t' + \frac{10.{t'}^2}{2} =20 m[/TEX]

rồi giải ra t'

Ở đâu mà em có gia tốc bằng 10 vậy?:p
Đâu có cho quãng đường đâu mà em tính được gia tốc bằng 10 chứ.
 
G

girltoanpro2

Câu D.
Gia tốc: [tex]a = \frac{2s}{t^2} = \frac{s}{2}[/tex]
Vì hai quãng đường bằng nhau nên [tex]s_1 = s_2 = \frac{s}{2}[/tex]
Thời gian vật đi trong [tex]\frac{1}{2}[/tex] quãng đường đầu là:
[tex]S_1 = V_0t_1 + \frac{1}{2}at^2 [/tex]
[tex]\Leftrightarrow \frac{s}{2} = 0t_1 + \frac{1}{2}\frac{s}{2}t_1^2[/tex]
[tex]\Rightarrow t_1 = \sqrt{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow t_2 = 2 - \sqrt{2}[/tex]

Đáp án đúng rồi ^^~


e có biết đâu, tại nghe đâu man mán thế nên làm :))

mà hình như e bị nhầm giữa g vs a, công thức là[TEX] g[/TEX] hay [TEX]a [/TEX]nhỉ?

khi nào dùng [TEX]g[/TEX], khi nào dùng [TEX]a[/TEX]?

a là gia tốc của chuyển động thường. g là gia tốc rơi tự do.
Ta có: [TEX]a=\frac{\Delta V}{\Delta t}[/TEX]
Còn g là đề luôn cho. Tại mỗi vị trí, độ cao khác nhau thì g cũng khác nhau. Nếu đề ko cho ta quy ước [TEX]g=10m/s^2[/TEX]

Em tiếp tục làm nữa coi nào :"x


Câu 3: 1 quả cầu có m=200g, buộc vào 1 sợi dây treo vào trần 1 toa tàu xe lửa chuyển động theo phương ngang với gia tốc ko đổi, góc lệch của dây treo con lắc so với phương thẳng đứng là 45 độ ([tex]g=10m/s^2[/tex]). Độ lớn của gia tốc xe lửa là:
A-[tex]5m/s^2[/tex]
B-[tex]1,5m/s^2[/tex]
C-[tex]10m/s^2[/tex]
D-[tex]2,5m/s^2[/tex]

Cố lên ^^~
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

e có biết đâu, tại nghe đâu man mán thế nên làm :))

mà hình như e bị nhầm giữa g vs a, công thức là[TEX] g[/TEX] hay [TEX]a [/TEX]nhỉ?

khi nào dùng [TEX]g[/TEX], khi nào dùng [TEX]a[/TEX]?

g là gia tốc của vật rơi tự do em ạ. g có thể bằng 10 hoặc bằng 9,98
Còn a: Đây là gia tốc của chuyển động. Nó là đại lượng dược xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vật tốc delta V và khoảng thời gian vận tốc biến thiên delta t.
 
L

ljnhchj_5v

Câu 3: 1 quả cầu có m=200g, buộc vào 1 sợi dây treo vào trần 1 toa tàu xe lửa chuyển động theo phương ngang với gia tốc ko đổi, góc lệch của dây treo con lắc so với phương thẳng đứng là 45 độ ([tex]g=10m/s^2[/tex]). Độ lớn của gia tốc xe lửa là:
A-[tex]5m/s^2[/tex]
B-[tex]1,5m/s^2[/tex]
C-[tex]10m/s^2[/tex]
D-[tex]2,5m/s^2[/tex]

Mình giải ra là C-[tex]10m/s^2[/tex]. Cái này mình làm ra a = tan[tex]\alpha[/tex].g
 
G

girltoanpro2

Mình giải ra là C-[tex]10m/s^2[/tex]. Cái này mình làm ra a = tan[tex]\alpha[/tex].g

Kết quả đúng rồi ^^~
[Nếu có thể mong bạn làm bài giải chi tiết nhaz :x]

Câu 4: 1 vật có m = 0,5kg treo vào lực kế trong buồng thang máy. Thang máy đi xuống và đc hãm với gia tốc [TEX]1m/s^2[/TEX], lấy [TEX]g=10m/s^2[/TEX]. Số chỉ của lực kế là:
A-4,5N
B-5N
C-5,5N
D-0,5N
 
G

girltoanpro2

F=m.( g + a ) = 5.5 N
[TEX]\Rightarrow[/TEX] đáp án C
..
..
..
..

Uk, đáp án đúng rồi ^^~
Cảm ơn bạn nha :"D

gatgu_0oop said:
ai có bài về lực quán tính ko? cho e làm thử. sắp có bài kt rồi

Mình search, dành cho bạn nè:

Bài 1): Trong một chiếc thang máy chuyển động với gia tốc a không đổi, người ta đặt vật khối lượng m. Trọng lượng của vật m thay đổi thế nào? Nếu vật đó là một cốc nước, mô tả cốc nước khi a=g.

Bài 2): Một chiếc xe ô tô chuyển động trên đường tròn với vận tốc v. Trong xe treo một con lắc đơn. Xác định đặc điểm của con lắc khi cân bằng. Nếu người trong xe “nhấc” con lắc ra khỏi vị trí cân bằng. Mô tả chuyển động của con lắc sau khi người đó thả tay ra.

Bài 3): Chiếc ô tô chuyển động thẳng với gia tốc a không đổi. Trong xe treo một con lắc đơn, tìm góc hợp bởi dây treo và phương thẳng đứng. Giả sử chiếc xe bị dừng đột ngột (coi như dừng lại ngay lập tức), mô tả chuyển động tiếp theo của con lắc.
Nếu chiếc xe chạy trên vũ trụ có gia tốc a so với hệ quy chiếu quán tính (nơi cách xa lực hấp dẫn của trái đất). Người trong xe có thấy khác gì so với khi trên mặt đất không? Giải thích.
(*)Xe bắt đầu chuyển động, tính thời gian để con lắc từ vị trí ban đầu đến vị trí cân bằng mới (vị trí mà dây treo hợp góc a với phương thẳng đứng).



Bài 4) Một mặt phẳng nghiêng góc a có đặt một vật khối lượng m. Ban đầu vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. Khi mặt phẳng nghiêng chuyển động với gia tốc , không đổi, xác định , để vật vẫn đứng yên trên mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát là m. Người ta làm một cái móc ngang (E) ở mặt bên của mặt phẳng nghiêng. Đặt một cái cột thẳng đứng sao cho khi đi qua côt, (E) bị móc vào cột. Tìm điều kiện để vật vẫn nằm trên mặt nghiêng.

Bài 5) Một con lắc đơn khối lượng m với chiều dài dây bất kì được thả không vận tốc đầu ở góc a0. Lấy hệ quy chiếu gắn với con lắc, tính lực căng dây khi con lắc ở vị trí góc a<a0 và tính T cực đại.


Bài 6) Một toa gòong chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc , không đổi.
Thanh đồng chất AB dài 1 mét, có thể quay quanh trục A và tì lên thành trước của toa tại B. Bỏ qua ma sát. Thanh có khối lượng m=0,5kg và hợp với phương ngang góc a=300. Tính:
a) Phản lực của thanh ở B.
b) Phản lực của trục A lên thanh; cho biết a=6 m/s2 , g=10 m/s2
c) Với giá trị nào của a thì thanh không tì vào thành xe nữa?


Bài 7) Hòn bi A khối lượng m=0,1 kg có thể trượt không ma sát trên trục Ox nằm ngang. Ox quay quanh Oy với tần số f=3,2 Hz. Lò xo có độ cứng k=158 N/cm, chiều dài tự nhiên của lò xo là l0=12 cm.
a) Tìm vị trí cân bằng của A
b) Lò xo sẽ bị hỏng nếu dãn quá 2 lần chiều dài tự nhiên, tính tần số giới hạn.


Bài 8) Một đầu tàu khối lượng m=20 tấn đi vào đường tròn có bán kính R=300m.(tính cho khối tâm của đầu tàu). Vận tốc là 72 km/h..Hai ray cao bằng nhau, tính:
a) lực nằm ngang tác dụng lên chúng.
b) Nếu mặt phẳng hai ray nghiêng góc a so với mặt nằm ngang,
· Tính a để hai ray không chịu lực song song với mặt phẳng của chúng.
· Dây treo trong đầu tàu nghiêng góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng.Dùng hệ quy chiếu gắn với đầu tàu. g=10m/s2.

Bài 9) Một khối vật hình lập phương đồng chất cạnh y0 được đặt trên xe chuyển động gia tốc a không đổi. Với giá trị nào của a thì khối lập phương này quay quanh A và lộn nhào.


Dùng cả hệ quán tính và phi quán tính để giải bài này.

Mình nghĩ bạn có thể hoàn thành tốt bài thi - may mắn nhé - tin ở bạn ^^~

Câu 5: 1 vật trượt chậm dần đều đi được 1 quãng đường dài 48m trên mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,3, lấy [TEX]g=10m/s^2[/TEX]. Gia tốc của vật là:
A-[TEX]23,5m/s^2[/TEX]
B-[TEX]0,235m/s^2[/TEX]
C-[TEX]0,25m/s^2[/TEX]
D-[TEX]2,35m/s^2[/TEX]

p.s: Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui... :"x

Thay mặt chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, và Lãnh đạo các bộ, ban ngành: Tôi “Xin chúc tất cả các đồng chí: dù thất bại hay thành công, dù lông bông hay đang làm việc, dù đang ăn tiệc hay ở nhà, dù già hay trẻ, dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng, dù là rồng hay là tôm, dù đang bia ôm hay trà đá, dù có hút thuốc.. lá hay là thuốc lào, dù có công hay có tội, dù bơi lội hay karate, dù đi xe hay đi bộ… 2012 vui vẻ hạnh phúc.


 
Last edited by a moderator:
V

vl196



Đúng ^^~ Mờ dài :"))



Đúng - cố gắng gõ latex nha :"x

Câu 2: 1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với V ban đầu bằng 0 và đi hết quãng đường trong thời gian 2s. Thời gian vật đi hết [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] quãng đường còn lại là:
A-1s
B-[TEX]\sqrt{2}s[/TEX]
C-0,8s
D-[TEX]2-\sqrt{2}s[/TEX]

Đáp án đúng là C

Vì gia tốc của vật \frac{\frac{S}{2}}{2} = \frac{S}{4} m/s^2
=> vận tốc của khi đi hết \frac{1}{2} quãng đường đầu là: \frac{S}{2} m/s
Lập ptcđ trong \frac{1}{2} quãng đường còn lại ta có:
\frac{S}{2} = \frac{S}{2} t + \frac{S}{6} t^2
=> \frac{S}{2} ( \frac{1}{3} t^2 + t - 1 ) = 0
=> S = 0 (loại)
\frac{1}{3} t^2 + t - 1 = 0 => t = 0.8
 
Top Bottom