Vật lí [Vật lí 10] Va chạm đàn hồi và ko đàn hồi

B

binbon249

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Quả bóng thứ nhất khối lượng 1,6kg chuyển động với vận tốc 5,5m/s đến va chạm vào quả bóng thứ hai khối lượng 2,4kg đang chuyển động cùng phương, cùng chiều với quả bóng thứ nhất với vận tốc 2,5m/s. Sau va chạm cả hai quả bóng đều tiếp tục chuyển động theo hướng cũ, quả bóng thứ nhất có vận tốc 1,9m/s và quả bóng thứ hai có vận tốc 4,9m/s. Va chạm giữa hai quả cầu có phải là va chạm đàn hồi không?

Bài 2: Một vật có khối lượng m1= 3kg chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào một vật đứng yên có khối lượng m2 = 2kg . Coi va chạm là xuyên tâm và hoàn toàn không đàn hồi. Tìm nhiệt lượng toả ra khi va chạm.

Bài 3: Vật M1 khối lượng 3,2kg chuyển động với tốc độ 15m/s va chạm xuyên tâm đàn hồi với vật M2 khối lượng 4,8kg đang đứng yên. Tìm tốc độ của các vật sau va chạm.

Bài 4: Xe đẩy thứ nhất khối lượng 13,6kg chuyển động với vận tốc 1,24m/s va chạm đàn hồi xuyên tâm với xe đẩy thứ hai khối lượng 48,4kg. Sau va chạm, xe đẩy thứ nhất có vận tốc 4,596m/s. Tìm vận tốc trước va chạm của xe đẩy thứ hai.

Bài 5: Xe đẩy thứ nhất có khối lượng 36,9kg chuyển động theo chiều dương với vận tốc 9,51m/s va chạm đàn hồi với xe đẩy thứ hai khối lượng 3,8kg đang chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc 1,84m/s. Tìm vận tốc sau va chạm của mỗi xe.

Bài 6: Hai quả cầu được treo ở hai đầu của hai sợi dây song song dài bằng nhau. Hai đầu kia buộc cố định sao cho hai quả cầu tiếp xúc nhau và tâm của chúng cùng nằm trên đường nằm ngang. Các quả cầu có khối lượng 400g và 300g. Quả cầu thứ nhất được nâng lên đến độ cao h =20 cm so với vị trí ban đầu và được thả xuống. Hỏi sau va chạm, các quả cầu được nâng lên đến độ cao bao nhiêu nếu:
1. va chạm là mềm.
2. va chạm là đàn hồi.

Bài 7: Một quả bóng chuyền khối lượng 260g được ném thẳng đứng từ trên xuống với tốc độ ban đầu 9m/s, ở độ cao 5m. Sau khi đập vào sàn, bóng nảy lên đến độ cao 6m. Tính năng lượng tiêu tán do va chạm và sức cản không khí. Biết g=9.8 m/s2 .

Bài 8: Một quả cầu khối lượng 2,0kg chuyển động với vận tốc 3,0m/s tới va chạm xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3,0kg đang chuyển động với vận tốc 1,0m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất. Hãy xác định vận tốc của hai quả cầu sau khi va chạm trong trường hợp:
a. hai quả cầu va chạm hoàn toàn đàn hồi.
b. hai quả cầu va chạm mềm. Khi đó nhiệt lượng toả ra trong quá trình va chạm bằng bao nhiêu?

Bài 9: Quả cầu thứ nhất có khối lượng 0,34kg chuyển động với vận tốc 1,2m/s đến va chạm với quả cầu thứ hai chưa biết khối lượng đang đứng yên. Va chạm là đàn hồi xuyên tâm. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất vẫn tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 0,66m/s. Tính khối lượng và tốc độ của quả cầu thứ hai sau va chạm.

Bài 10: Vật thể thứ nhất có khối lượng 45kg chuyển động với vận tốc 13m/s đến va chạm vào vật thể thứ hai khối lượng 65kg đang đứng yên. Sau va chạm, vật thể thứ nhất có vận tốc 8m/s và chuyển động theo hướng lệch so với hướng ban đầu một góc 53* .
1. Tìm độ lớn vận tốc và hướng chuyển động của vật thể thứ hai.
2. Tính năng lượng bị mất do va chạm.


 
Last edited by a moderator:

luu phong

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
5
0
1
25
Ai đã làm mấy bài này rồi..cho tôi xem với............................
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
  • Like
Reactions: luu phong

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Giúp mình bài 2; bài 3 và bài 8 trc đã
bài 8 trc nha
a) tìm v1' , v2'
Va chạm hoàn toàn đàn hồi : động lượng và động năng được bảo toàn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1
hệ pt
(1) m1.v1+m2.v2 = m1.v1' + m2v2'
(2)[tex]\frac{1}{2}.m1.v1^{2}+\frac{1}{2}.m2.v2^{2}= \frac{1}{2}.m1.v1'^{2}+\frac{1}{2}.m2.v2'^{2}[/tex]
bạn giải hệ pt trên nha
=> v1=0,6
v2= 2,6
b) v khi va chạm ko đàn hồi
m1.v1+m2.v2 = (m1+m2).v
=> v = bạn tìm nốt nha
 

luu phong

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2017
5
0
1
25
bài 8 trc nha
a) tìm v1' , v2'
Va chạm hoàn toàn đàn hồi : động lượng và động năng được bảo toàn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1
hệ pt
(1) m1.v1+m2.v2 = m1.v1' + m2v2'
(2)[tex]\frac{1}{2}.m1.v1^{2}+\frac{1}{2}.m2.v2^{2}= \frac{1}{2}.m1.v1'^{2}+\frac{1}{2}.m2.v2'^{2}[/tex]
bạn giải hệ pt trên nha
=> v1=0,6
v2= 2,6
b) v khi va chạm ko đàn hồi
m1.v1+m2.v2 = (m1+m2).v
=> v = bạn tìm nốt nha
Tiếp bài 2 và 3 đi ạ
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 2: Một vật có khối lượng m1= 3kg chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào một vật đứng yên có khối lượng m2 = 2kg . Coi va chạm là xuyên tâm và hoàn toàn không đàn hồi. Tìm nhiệt lượng toả ra khi va chạm.
áp dụng định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng ta được
[tex]\inline \left\{\begin{matrix} m_{1}.v_{1}+m_{2}.v_{2}=m_{1}.v_{1^{,}}+m_{2}.v_{2^{,}}\\ \frac{1}{2}.m_{1}.(v_{1})^{2}+\frac{1}{2}.m_{2}.(v_{2})^{2}=\frac{1}{2}.m_{1}.(v_{1^{,}})^{2}+\frac{1}{2}.m_{1}.(v_{2^{,}})^{2}\\ \end{matrix}\right.[/tex]
thay dữ kiện vào ta được
[tex]\left\{\begin{matrix} 3.v_{1^{,}}+2.v_{2^{,}}=12\\ \frac{3}{2}.(v_{1^{,}})^{2}+(v_{2^{,}})^{2}=24\\ \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} v_{1^{,}}=0,8(m/s)\\ v_{2^{,}}=4,8(m/s)\\ \end{matrix}\right.[/tex]
nhiệt lượng mà vật tỏa ra sau va chạm là
[tex]Q_{t}=\Delta W_{t}=W_{t1}-W_{t1^{,}}=\frac{1}{2}.3.4^{2}-\frac{1}{2}.3.0,8^{2}=33,6(J)[/tex]
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
áp dụng định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn cơ năng ta được
[tex]\inline \left\{\begin{matrix} m_{1}.v_{1}+m_{2}.v_{2}=m_{1}.v_{1^{,}}+m_{2}.v_{2^{,}}\\ \frac{1}{2}.m_{1}.(v_{1})^{2}+\frac{1}{2}.m_{2}.(v_{2})^{2}=\frac{1}{2}.m_{1}.(v_{1^{,}})^{2}+\frac{1}{2}.m_{1}.(v_{2^{,}})^{2}\\ \end{matrix}\right.[/tex]
thay dữ kiện vào ta được
[tex]\left\{\begin{matrix} 3.v_{1^{,}}+2.v_{2^{,}}=12\\ \frac{3}{2}.(v_{1^{,}})^{2}+(v_{2^{,}})^{2}=24\\ \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} v_{1^{,}}=0,8(m/s)\\ v_{2^{,}}=4,8(m/s)\\ \end{matrix}\right.[/tex]
nhiệt lượng mà vật tỏa ra sau va chạm là
[tex]Q_{t}=\Delta W_{t}=W_{t1}-W_{t1^{,}}=\frac{1}{2}.3.4^{2}-\frac{1}{2}.3.0,8^{2}=33,6(J)[/tex]

Mình xin phép có tí ý kiến về phần giải này. Bạn xem hợp lí không nhé.

Đề cho là va chạm hoàn toàn không đàn hồi, nghĩa là không có 1 tí đàn hồi nào cả = va chạm mềm. Đồng nghĩa với hai vật sẽ dính vào nhau sau va chạm. Do đó phương trình bảo toàn động lượng phải là:

[tex]m_1v_1 = (m_1+m_2)v_2[/tex]

Phương trình bảo toàn năng lượng phải là:

[tex]m_1v_1^2/2 = (m_1 + m_2)v_2^2/2 + W[/tex]

Do đó
[tex]W= ....[/tex]
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn

Nguyễn Ngọc Lương

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng tư 2020
1
0
1
20
Hòa Bình
THPT Kim Bôi
Bài 5: Xe đẩy thứ nhất có khối lượng 36,9kg chuyển động theo chiều dương với vận tốc 9,51m/s va chạm đàn hồi với xe đẩy thứ hai khối lượng 3,8kg đang chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc 1,84m/s. Tìm vận tốc sau va chạm của mỗi xe.
 

Attachments

  • 91534936_513873409556396_3161254053371969536_n.jpg
    91534936_513873409556396_3161254053371969536_n.jpg
    72.1 KB · Đọc: 330
Top Bottom