Nhầm rồi kachi ơi^^!
Ở
-10 độ C nhé,
1. Nước phải chuyển từ Rắn sang lỏng (từ [TEX] -10^o C [/TEX] đến [TEX]0^oC[/TEX]) đó dc gọi là
nhiệt hoá hơi.
2. mới trao dổi nhiệt dc trước như kachi đã làm, tức là từ [TEX]0^oC[/TEX] đến [TEX]t^oC[/TEX] đó.
\Rightarrow
Xảy ra 2 quá trình trên với nước ở [TEX] -10^o C[/TEX] còn nước ở[TEX] 60^oC [/TEX]thì làm bình thường.
Hoặc là do diễn đạt của bạn kém, hoặc là bạn nhầm.
Xảy ra 3 quá trình sau đối với vật lạnh (chứ không phải 2)
Tăng nhiệt độ của nước đá, từ [TEX] -10^o C[/TEX] lên [TEX]0^oC[/TEX]
[TEX]Q_1=m_1C(t_1-t_0) [/TEX] với [TEX]t_0=-10^o ; t_1=0^0[/TEX]
Tan chảy nước đá (nhiệt nóng chảy chứ k phải nhiệt hóa hơi)
[TEX]Q_2= \mu.m_1[/TEX]
Tăng nhiệt độ của nước lỏng [TEX]Q_3=m_1C(t_2-t_1) [/TEX] với [TEX]t_2[/TEX] là nhiệt độ cân bằng
Ta có [TEX]Q_{thu}=Q_1+Q_2+Q_3[/TEX]
Mặt khác [TEX]Q_{toa}=m_2C(t_3-t_2)[/TEX] với [TEX]t_3=60^o[/TEX]
Và [TEX]Q_{thu}=Q_{toa}[/TEX]
Còn một điều nữa: Toàn bộ quá trình đều là trao đổi nhiệt, không phải khi nước đá hóa lỏng thì mới xảy ra quá trình trao đổi nhiệt. Bạn thử nghĩ xem, nước đá lấy nhiệt ở đâu để tăng lên [TEX]0^o C[/TEX] và tan chảy ? Chẳng phải nó trao đổi với nguồn nóng sao ?
Đó mới chỉ là lời giải sơ sài. Thực ra lời giải của bài toán này khá phức tạp nếu làm kĩ :
1. Nước đá có hóa lỏng hay không, hay chỉ tăng đến một nhiệt độ nào đó nhưng vẫn còn âm? Nếu vậy thì chỉ có một quá trình!
2. Nước [TEX]60^o[/TEX] giảm nhiệt độ, nhưng nếu nó giảm đến [TEX]0^o[/TEX] sau đó đóng băng (đông đặc) thì sao?
Nếu bài toán này mang tính chất thực nghiệm, thì chỉ cần nhìn hiện tượng là ta có thể trả lời câu hỏi trên.
Nhưng nếu bài toán mang tính chất dự đoán thì tính sao đây ?
