[Vật lí 10] Trao đổi nhiệt.

T

thienxung759

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

~O)~O)~O) Có 6 lít nước ở -10 độ C, đổ nhanh vào một nhiệt lượng kế chứa 4 lít nước ở 60 độ C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hệ. Bỏ qua nhiệt dung của nhiệt lượng kế và sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. c = 4200 J/kg độ K. Hết!
 
Last edited by a moderator:
T

thienthandethuong_minigirl

bạn chưa cho nhiệt dung riêng của nước đá (Cnd khác Cn)
bổ sung ngay nhé !
 
T

thienxung759

]~O)~O)~O) Có 6 lít nước ở -10 độ C
Nước ở dưới 0 độ C là loại nước được nén dưới áp suất cao, do đó nó không đông đặc được (nước cứng).
Tương tự nước ở trên 100 độ C gọi là nước sôi quá.
Nào giải đi!
 
9

9X_conduongtoidi

]~O)~O)~O) Có 6 lít nước ở -10 độ C
Nước ở dưới 0 độ C là loại nước được nén dưới áp suất cao, do đó nó không đông đặc được (nước cứng).
Tương tự nước ở trên 100 độ C gọi là nước sôi quá.
Nào giải đi!
:eek:Giải cái gì chứ bạn... :|:|
Bài này bạn post vào lý 9 là không đúng rồi^^! Chỉ có học chương trình chuyên 9 mới biết dc sự chuyển thể của các chất thôi... ngay cả học kỳ I lớp 10 cũng chưa học nữa là^^!
Mình sẽ chuyển lên lớp 10, nếu không có câu trả lời mình sẽ post bài giải, ok?:)
 
K

kachia_17

~O)~O)~O) Có 6 lít nước ở -10 độ C, đổ nhanh vào một nhiệt lượng kế chứa 4 lít nước ở 60 độ C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hệ. Bỏ qua nhiệt dung của nhiệt lượng kế và sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. c = 4200 J/kg độ K. Hết!
[TEX]Q=mC(t_2-t_1)[/TEX]
Gọi nhiệt độ cần tìm là t
[tex]Q_{\tex{thu}}=6.C[t-(-10)] \\ Q_{\tex{toa}}=4.C[60-t][/tex]

Phương trình cân bằng nhiệt
[TEX]Q_{\tex{thu}}=Q_{\tex{toa}} \\ \Leftrightarrow 6(t+10)=4(60-t) \\ \Leftrightarrow t=20[/TEX]
Vậy t=20 [tex]{}^{o}C[/tex]
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

Nhầm rồi kachi ơi^^!
-10 độ C nhé,
1. Nước phải chuyển từ Rắn sang lỏng (từ [TEX] -10^o C[/TEX] đến [TEX]0^oC[/TEX]) đó dc gọi là nhiệt hoá hơi.
2. mới trao dổi nhiệt dc trước như kachi đã làm, tức là từ [TEX]0^oC[/TEX] đến [TEX]t^oC[/TEX] đó.
\Rightarrow Xảy ra 2 quá trình trên với nước ở [TEX] -10^o C[/TEX] còn nước ở[TEX] 60^oC [/TEX]thì làm bình thường.
:)
 
K

kachia_17

Nhầm rồi kachi ơi^^!
-10 độ C nhé,
1. Nước phải chuyển từ Rắn sang lỏng (từ [TEX] -10^o C[/TEX] đến [TEX]0^oC[/TEX]) đó dc gọi là nhiệt hoá hơi.
2. mới trao dổi nhiệt dc trước như kachi đã làm, tức là từ [TEX]0^oC[/TEX] đến [TEX]t^oC[/TEX] đó.
\Rightarrow Xảy ra 2 quá trình trên với nước ở [TEX] -10^o C[/TEX] còn nước ở[TEX] 60^oC [/TEX]thì làm bình thường.
:)
do đề bài không cho nhiệt dung riêng ở 2 thể nên phải làm thế chứ sao :)
 
9

9X_conduongtoidi

do đề bài không cho nhiệt dung riêng ở 2 thể nên phải làm thế chứ sao :)
Không phải alf nhiệt dung riêng ở hai thể đâu mà là nhiệt nóng chảy ở sự nóng chảy và nhiệt dung riêng ở sự truyền nhiệt... bạn này lười gõ quá/:)
Không cho thì post cách giải hoặc công thức mà mấy cái này cũng dễ nhớ mà;)
nhiệt nóng chảy : 3,4 . [TEX]10^5[/TEX] (J/kg )
nhiệt dung riêng : 4200(J/kg.K )
 
N

nguyenminh44

Nhầm rồi kachi ơi^^!
-10 độ C nhé,
1. Nước phải chuyển từ Rắn sang lỏng (từ [TEX] -10^o C [/TEX] đến [TEX]0^oC[/TEX]) đó dc gọi là nhiệt hoá hơi.
2. mới trao dổi nhiệt dc trước như kachi đã làm, tức là từ [TEX]0^oC[/TEX] đến [TEX]t^oC[/TEX] đó.
\Rightarrow Xảy ra 2 quá trình trên với nước ở [TEX] -10^o C[/TEX] còn nước ở[TEX] 60^oC [/TEX]thì làm bình thường.
:)

Hoặc là do diễn đạt của bạn kém, hoặc là bạn nhầm.

Xảy ra 3 quá trình sau đối với vật lạnh (chứ không phải 2)

Tăng nhiệt độ của nước đá, từ [TEX] -10^o C[/TEX] lên [TEX]0^oC[/TEX]

[TEX]Q_1=m_1C(t_1-t_0) [/TEX] với [TEX]t_0=-10^o ; t_1=0^0[/TEX]

Tan chảy nước đá (nhiệt nóng chảy chứ k phải nhiệt hóa hơi)

[TEX]Q_2= \mu.m_1[/TEX]

Tăng nhiệt độ của nước lỏng [TEX]Q_3=m_1C(t_2-t_1) [/TEX] với [TEX]t_2[/TEX] là nhiệt độ cân bằng

Ta có [TEX]Q_{thu}=Q_1+Q_2+Q_3[/TEX]

Mặt khác [TEX]Q_{toa}=m_2C(t_3-t_2)[/TEX] với [TEX]t_3=60^o[/TEX]

Và [TEX]Q_{thu}=Q_{toa}[/TEX]

Còn một điều nữa: Toàn bộ quá trình đều là trao đổi nhiệt, không phải khi nước đá hóa lỏng thì mới xảy ra quá trình trao đổi nhiệt. Bạn thử nghĩ xem, nước đá lấy nhiệt ở đâu để tăng lên [TEX]0^o C[/TEX] và tan chảy ? Chẳng phải nó trao đổi với nguồn nóng sao ? :)

Đó mới chỉ là lời giải sơ sài. Thực ra lời giải của bài toán này khá phức tạp nếu làm kĩ :
1. Nước đá có hóa lỏng hay không, hay chỉ tăng đến một nhiệt độ nào đó nhưng vẫn còn âm? Nếu vậy thì chỉ có một quá trình!
2. Nước [TEX]60^o[/TEX] giảm nhiệt độ, nhưng nếu nó giảm đến [TEX]0^o[/TEX] sau đó đóng băng (đông đặc) thì sao?

Nếu bài toán này mang tính chất thực nghiệm, thì chỉ cần nhìn hiện tượng là ta có thể trả lời câu hỏi trên.
Nhưng nếu bài toán mang tính chất dự đoán thì tính sao đây ?
:)
 
Last edited by a moderator:
9

9X_conduongtoidi

Em gõ nhầm ở bài #6 nhưng ngay ở #8 em đã sửa lại rồi mà... #6 không hiểu em đang nghĩ gì nữa...Hj`!em xin lỗi nhé
@xila: Em chưa giải nhưng mà nếu đúng ra phải như nguyenminh làm chứ, ko lẽ kachi làm tắt quá...
 
T

thienthandethuong_minigirl

thực ra bài nay em học rồi,tổng cộng xảy ra 3 quá trình
QT1: thu nhiệt để tăng từ t1 -> 0oC
[TEX]Q_1 = m_1c_1(0 - t_1) [/TEX](c1 của nước đá là 2100J/kgK chứ ko phải là 4200)
QT2: thu nhiệt để nóng chảy
[TEX]Q_2 = m_1.\lambda[/TEX] ([TEX]\lambda[/TEX] : nhiệt nóng chảy,ở đây là [TEX]3,4.10^5 J/kg[/TEX]
QT3: thu nhiệt để tăng lên nhiệt độ [TEX]t[/TEX]
[TEX]Q_3 = m_1c_1'(t - 0)[/TEX] (c1' của nước là 4200 J/kg.K)
ta có Qthu = Q1 + Q2 + Q3
viết pt cân bằng nhiệt tính đc [TEX]t[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

~O)~O) Hình như các bạn nhầm rồi.
Thứ nhất. Đã là nước thì ở nhiệt dung riêng lúc nào cũng c = 4200
Thứ hai. Nước ở -10 độ C nếu muốn chuyển thành thể rắn phải giải phóng ra một nhiệt lượng Q nhưng sau đó nó lại nhận vào một nhiệt lượng đúng bằng Q để tan chảy. Do đó quá trình chuyển thể tạm thời có thể bỏ qua (có lí không?).
Vậy chỉ có 1 quá trìng mà thôi : tăng từ -10 độ C đến t độ C.
Nếu nhiệt độ cuối cùng của hệ dưới 0 độ C thì lại là một chuyện khác.
 
T

thienthandethuong_minigirl

mình nói với bạn điều này
thứ nhất,ở các thể khác nhau thì nhiệt dung riêng của các chất có thể khác nhau(ko chỉ nc mà chất khác cũng vậy)
thứ hai,cái điều bạn nói hơi mâu thuẫn.bạn thử đọc lại đi.nước ở -10 độ C đã là ở thể rắn rồi thì còn chuyển thành thể rắn jì nữa ???
thứ ba,nếu bạn chưa chắc chắn về cái điều mình nói thì đừng vội khẳng định,hãy xem xét cho kĩ lưỡng
thứ tư,ko còn jì nữa :p
 
T

thienxung759

]~O)~O)~O) Có 6 lít nước ở -10 độ C
Nước ở dưới 0 độ C là loại nước được nén dưới áp suất cao, do đó nó không đông đặc được (nước cứng).
Tương tự nước ở trên 100 độ C gọi là nước sôi quá.
Mình đã giải thích rồi đấy nhé! Ai bảo không chịu coi.~O)~O)~O)
Mình không chắc chắn vì biết đâu sách viết sai!
 
C

clear_return

em mới học lớp 9 thui. Nhưng em cũng xin bạo giạn đưa ra câu trả lời là 36 độ đúng ko ạ!!!
 
S

sieunhanheo93

mình cho các bạn 1 số bài tập nâng cao lớp 10,làm thử nha :
@: một khối khí hiddro có áp suất 1 atm ,người ta rút từ từ 1 phần 2 khối lượng khí trong bình thì áp suất trong bình có giá trị bao nhiêu?coi nhiệt độ của khí trong bình không đổi.
@:cần phải treo 1 thanh có diện tích 1 cm2 VỚI 1 lực bằng bao nhiêu để thanh dài thêm dông như khi dội nóng thanh đó tăng thêm 1 độ ?biết chát làm thanh có hệ số nở dài là 12.10^-6 k^-1,và suất y-âng E=2,1.10^11 N/m.
có khó khăn gì thì cứ hỏi nha !
pipipipiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom