- 27 Tháng hai 2017
- 2,098
- 5,061
- 804
- Ninh Bình


- Gần đến kì thi học kì 1 rồi nên mình lập topic này để các bạn cũng cố lại kiến thức và sẽ có những đề thi để chúng ta luyện tập
Topic này sẽ gồm 3 phần
+ phần 1 ôn tập lí thuyết
+ phần 2 phương pháp giải theo từng chủ đề
+ phần 3 đề thi luyện tập
Phần 1 ôn tập lí thuyết
CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1.Chuyển động cơ là gì?
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm là gì?
Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi.
3.Qũy đạo là gì?
Là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.
4.Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu gồm
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ đo
II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1.Tốc độ trung bình
KN: Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động.
CT: [tex]v_{tb}=\frac{s}{t}[/tex]
Trong đó [tex]v_{tb }[/tex] là tốc độ trung bình (m/s)
S là quãng đường đi được (m)
t là thời gian chuyển động (s)
2.Chuyển động đều
KN : Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
ĐN : Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
CT : [tex]S=v_{tb}.t[/tex]
4.Phương trình chuyển động.
[tex]x=x_{0}+s=x_{0}+v_{0}.t[/tex]
Trong đó [tex]x_{0}[/tex] là tọa độ ban đầu
x là tọa độ tại thời điểm t
III CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Độ lớn của vận tốc tức thời.
KN:Là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm tại một thời điểm nào đó
CT: [tex]v=\frac{\Delta s}{\Delta t}[/tex]
2. Véc tơ vận tốc tức thời.
Vectơ vận tốc tức thời tại một điểm trong chuyển động thẳng có:
+ Gốc nằm trên vật chuyển động khi qua điểm đó
+ Hướng trùng với hướng chuyển động
+ v nhận giá trị dương nếu vật chuyển động theo chiều dương của hệ quy chiếu
+ v nhận giá trị âm nếu vật chuyển động ngược chiều dương của hệ quy chiếu
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
4. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và thẳng chậm dần đều.
a) KN: gia tốc của chuyển động là đại lượng được xác định bởi thương số giữa độ biến thiên vạn tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên
CT: [tex]a=\frac{\Delta v}{\Delta t}[/tex]
b) Véc tơ gia tốc.
- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc
- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc
5. Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đề và thẳng chậm dần đều:
- Công thức vận tốc: [tex]v=v_{0}+at[/tex] (1)
- Công thức tính quãng đường đi: [tex]s=v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex] (2)
- Phương trình chuyển động: [tex]x=x_{0}+v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex]
- Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng biến đổi đều:
[tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2as[/tex] (3)
Trong đó: [tex] v_{0}[/tex] là vận tốc ban đầu
v là vận tốc ở thời điểm t
a là gia tốc của chuyển động
t là thời gian chuyển động
[tex] x_{0}[/tex]là tọa độ ban đầu
x là tọa độ ở thời điểm t
Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì :
* : [tex] v_{0}>[/tex] và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều
* : [tex] v_{0}<0[/tex] và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều.
Topic này sẽ gồm 3 phần
+ phần 1 ôn tập lí thuyết
+ phần 2 phương pháp giải theo từng chủ đề
+ phần 3 đề thi luyện tập
Phần 1 ôn tập lí thuyết
CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1.Chuyển động cơ là gì?
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm là gì?
Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi.
3.Qũy đạo là gì?
Là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.
4.Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu gồm
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ đo
II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1.Tốc độ trung bình
KN: Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động.
CT: [tex]v_{tb}=\frac{s}{t}[/tex]
Trong đó [tex]v_{tb }[/tex] là tốc độ trung bình (m/s)
S là quãng đường đi được (m)
t là thời gian chuyển động (s)
2.Chuyển động đều
KN : Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
ĐN : Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
CT : [tex]S=v_{tb}.t[/tex]
4.Phương trình chuyển động.
[tex]x=x_{0}+s=x_{0}+v_{0}.t[/tex]
Trong đó [tex]x_{0}[/tex] là tọa độ ban đầu
x là tọa độ tại thời điểm t
III CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
1. Độ lớn của vận tốc tức thời.
KN:Là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm tại một thời điểm nào đó
CT: [tex]v=\frac{\Delta s}{\Delta t}[/tex]
2. Véc tơ vận tốc tức thời.
Vectơ vận tốc tức thời tại một điểm trong chuyển động thẳng có:
+ Gốc nằm trên vật chuyển động khi qua điểm đó
+ Hướng trùng với hướng chuyển động
+ v nhận giá trị dương nếu vật chuyển động theo chiều dương của hệ quy chiếu
+ v nhận giá trị âm nếu vật chuyển động ngược chiều dương của hệ quy chiếu
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
4. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và thẳng chậm dần đều.
a) KN: gia tốc của chuyển động là đại lượng được xác định bởi thương số giữa độ biến thiên vạn tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên
CT: [tex]a=\frac{\Delta v}{\Delta t}[/tex]
b) Véc tơ gia tốc.
- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc
- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc
5. Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đề và thẳng chậm dần đều:
- Công thức vận tốc: [tex]v=v_{0}+at[/tex] (1)
- Công thức tính quãng đường đi: [tex]s=v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex] (2)
- Phương trình chuyển động: [tex]x=x_{0}+v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex]
- Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng biến đổi đều:
[tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2as[/tex] (3)
Trong đó: [tex] v_{0}[/tex] là vận tốc ban đầu
v là vận tốc ở thời điểm t
a là gia tốc của chuyển động
t là thời gian chuyển động
[tex] x_{0}[/tex]là tọa độ ban đầu
x là tọa độ ở thời điểm t
Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì :
* : [tex] v_{0}>[/tex] và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều
* : [tex] v_{0}<0[/tex] và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều.
Last edited: