[Vật lí 10] Động lực học chất điểm

C

caothuv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bai 1 : Vật có khối lượng m=2Kg, đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng x so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là u.
a, Khi x=45 độ, thì vật bắt đầu trượt giữa trên mặt phẳng nghiêng.Tìm hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
b, Khi điều chỉnh cho góc nghiêng x=60 độ, tìm gia tốc của vật.
 
B

binhbk_247

Khi đặt vật trên mặt phẳng nghiêng thì chuyển động của vật do 2 thành phần lực quyết định: đó là lực ma sát và thành phần tiếp tuyến của trọng lực (tức hình chiếu của trọng lực lên phương của mặt phẳng nghiêng). Do đó bạn chỉ cần vẽ hình và phân tích 2 lực này ra thì sẽ giải quyết được
Đối với câu a: Khi x=45 độ thì vật bắt đầu trượt, tức lúc này lực ma sát sẽ cân bằng với thành phần tiếp tuyến của trọng lực, từ phương trình đại số bạn sẽ tìm ra hệ số ma sát
Đối với câu b: bạn dùng định luật 2 Niuton mà giải, ko khó đâu
Hi vọng bạn hiểu những gì mình nói. Chúc bạn học tốt
 
C

caothuv

Cảm ơn bạn, mình đã hiểu được vấn đề rồi, mình còn một bài nữa mong các bạn giúp, câu này chỉ khó ở phần cuối ý c thôi,
Bái 2 : Thang máy có m=100kg, chuyển động 3 giai đoạn. Giai Đoạn 1: Thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau 2 giây đạt vận tốc 5 m/s, Giai đoạn thang máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s trong 6 giây tiếp theo. Giai đoạn 3 thang máy chuyển động chậm dần đều trong 2 giây cuối cùng trước khi dừng hẳn. Tính lực căng dây treo thang máy :
a,Khi thang máy đi lên
b, Khi thang máy đi xuống
c, Giả sử có người nặng 50kg đứng trong buồng thang máy. Tìm trọng lực của người trong từng giai đoạn, ? Khi nào người này ở trạng thái không trọng lượng ? ( Câu này em nghĩ mãi không hiểu )
 
B

binhbk_247

mình giải thích sơ còn tính toán thì bạn tự tính nhé
Cái này là do lực quán tính bạn à. Ví dụ khi bạn ngồi trên xe máy đang chạy bình thường mà xe phanh bất ngờ thì bạn sẽ ngã về trước hoặc ngược lại, khi xe tăng tốc đột ngột thì bạn sẽ ngã ra sau. Ở đây cũng vậy, chẳng hạn trong giai đoạn thang máy chuyển động nhanh dần, nếu đi xuống thì bạn sẽ thấy người mình nhẹ hẳn, còn nếu đi lên thì bạn sẽ thấy người mình tự nhiên nặng hơn.
Khi người ở trạng thái bình thường thì người sẽ có trọng lực là [tex]\vec{P}[/tex]
Giả sử thang máy chuyển động với gia tốc a, thì theo định luật 2 Niuton ta có [tex]\vec{F} = m.\vec{a}[/tex], khi đó sẽ có một lực quán tính ngược chiều với [tex]\vec{F}[/tex] và có độ lớn bằng nó, [tex]\vec{F_{qt}}= -m.\vec{a}[/tex]
Lúc này người trong thang máy sẽ chịu một trọng lực [tex]\vec{P'}[/tex], gọi là trọng lực biểu kiến (ko biết giờ nó được gọi như thế nào chứ hồi mình học là gọi như thế) với:
[tex]\vec{P'}=\vec{P} + \vec{F_{qt}}[/tex]
Khử m ở 2 vế ta sẽ có: [tex]\vec{g'} = \vec{g} + \vec{a_{qt}}[/tex], với [tex]\vec{a_{qt}} = - \vec{a}[/tex]
[tex]\vec{g'}[/tex] là gia tốc trọng lực biểu kiến. Từ đó bạn có thể giải được bài toán của mình
mình giải thích hơi dài dòng để cho bạn hiểu chứ làm bài này thì cũng ngắn gọn thôi, chỉ cần áp dụng công thức cuối cùng là được. Chúc bạn thành công
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom