Vật lí [Vật lí 10] Chuyên mục Olympic

K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Ầy, chuẩn đấy.

Mà để ý thì thấy bài nào anh cũng đặt $V_o$ nhỉ! ;))

Ax ... Thì ra là đã sửa lại ... Hèn chi lúc trả lời xong nhìn lại thấy làm đúng, chả nhẽ lúc nãy nhìn nhầm vụ nghịch đảo =.='' Ngậm ngùi định xóa post và dò tiếp. Thế là phát hiện tiếp cái sai thứ hai =]]

Cuối cùng cũng ra đúng kết quả =]] Mừng quá ...

Đặt $V_0$ và $p_0$ cho đỡ nhức mắt với mấy cái thông số, dễ đơn giản, làm phương trình chỉ còn hằng số =]] Và công việc tiếp theo chỉ là xử những thằng kia thôi =]]

À góp ý thế này, bài của bạn không có hướng đi nhất định, đọc cũng khổ lắm, tức là làm theo kiểu ghi hết ra rồi cần cái nào thì bóc xuống xài. Bạn đọc thì dễ hiểu nhưng người khác đọc vào cũng quắn não lắm :( Mai mốt trình bày lại sao cho đọc đỡ phải mò chút nhá ... Mình mò chỗ sai trong bài của bạn cũng 20 phút :(
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

:p, dân thiếu kinh nghiệm.

Cả học kì 2 cứ chơ vơ phần này, lao đầu học bảo toàn.

Mà ta chém tiếp chứ nhỉ.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

:p, dân thiếu kinh nghiệm.

Cả học kì 2 cứ chơ vơ phần này, lao đầu học bảo toàn.

Mà ta chém tiếp chứ nhỉ.

3 bài kia không dám làm vì lý do:

Bài 1: Làm thử nhưng ra chớt quớt, đang suy nghĩ hướng làm khác ...

Bài 2: Câu a thấy vô lý, nếu giữa vật và ống không có ma sát thì khi ống quay, hai viên bi bị hất tung ra ngoài rồi, không thể có vị trí cân bằng được (nói luôn câu b). Nghi ngờ rằng giả thiết A và B luôn nằm trên O là không ổn. Mình nghĩ là đề phải cho A nằm dưới và B nằm trên O mới đúng ...

Bài 3: Động lực học quá ngu :((

p/s: Để làm thử bài này cho bớt ngu cái đã :(( Bạn xử 2 bài kia được không ... Qua inbox đi ...
 
U

upandup

Bài 4 (5 điểm):
Trên mặt bàn nhẵn cố định dài L, có đặt hai vật A và B tiếp xúc nhau. Mặt trên của A là 1 đường dẫn có dạng nửa hình tròn và bán kính R (R<<L), độ cao của đỉnh đường dẫn so với mặt bàn là $h$. Một vật nhỏ C trượt không vận tốc đầu từ điểm cao nhất của đường dẫn xuống dưới (hình vẽ). Khối lượng của A, B, C đều bằng nhau và bằng m. Biết rằng ban đầu A nằm chính giữa bàn và trong quá trình chuyển động A và C luôn tiếp xúc nhau. Bỏ qua ma sát ở các mặt tiếp xúc.|
6e85.png

Hỏi:
a) Khi A và B rời nhau thì vận tốc của B là bao nhiêu. Biết lúc đó vật B chưa rời khỏi bàn.

b) Sau khi a và B rời nhau thì độ cao cực đại của C so với mặt bàn là bao nhiêu?

c) Vật A rơi xuống đất từ bên trái hay bên phải của mép bàn? Tính thời gian kể từ lúc vật A tách khỏi B cho đến khi nó rời khỏi bàn. Coi kích thước của A không đáng kể so với chiều dài L của bàn.\

a)
Gọi điểm thấp nhất của bán cầu là D. Tại đó B có vận tốc $v_B$

--Khi C bắt đầu trượt từ vị trí đầu xuống D thì lực nén mà nó tác dụng lên A đẩy A và B cđ nhanh dần với cùng 1 gia tốc có hướng sang phải.

--Khi C trượt từ D sang bên trái trên bán cầu thì lực nén lại có xu hướng đẩy A sang bên trái với gia tốc có hướng sang trái. Trong khi đó, B cđ đều với $v_B$

Như vậy, khi C đến D thì A và B bắt đầu rời nhau.

Bảo toàn cơ cho 2 vị trí ban đầu và D của vật C. Ta tìm được $v_C=\sqrt{2gR}$,

Bảo toàn động lượng cho hệ A, B, C, cũng tại 2 vị trí trên. Ta có:

$0=mv_C-2mv_B \rightarrow \fbox{$v_B=0,5v_C=0,5\sqrt{2gR}$}$

b) C đạt độ cao cực đại khi nó đứng yên trên A. Lúc đó A, C có cùng vận tốc $v$

Bảo toàn động lượng. Ta có:

$2m\vec v=m\vec {v_B}+m\vec{v_C}=\dfrac{1}{2}m\vec v_C$

Suy ra: $v=\dfrac{1}{4}v_C=\sqrt{gR}$

Bảo toàn cơ: $\dfrac{1}{2}m(v_B^2+v_C^2)+mg(h-R)=\dfrac{1}{2}mv^2+mgh'$

Rút gọn, thay số, cuối cùng ta được: $\fbox{$h'=h-\dfrac{R}{4}$}$

c) Sau khi chia tay B thì 2 C cứ cđ lặp lại trên máng A. Với độ cao cực đại là h'<h.

Về xu hướng, lực nén tác dụng lên A có xu hướng kéo nó qua lại.

Tuy nhiên, khi đạt độ cao cực đại lần đầu tiên, A đã có vận tốc hướng sang phải.

Do vậy, vật A có xu hướng cđ sang phải nhiều hơn----> Rơi ở bên phải mép bàn.
(Không biết lí giải như vậy có cần tính toán gì không)

Nếu đề đã coi kích thước của A không đáng kể so với chiều dài của bàn thì tốt nhất là hạn chế để ý đến cái R.

Chắc chắn A chỉ rời khỏi bàn khi vận tốc của nó còn hướng sang phải. Nếu không sẽ chẳng có cơ hội nào hết.

Oh, bài này lại có gia tốc biến thiên.
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

Bài 3 (5 điểm):
Một ống $x'x$ đường kính nhỏ được gắn cố định vào trục quay thẳng đứng Oz quay với tốc độ góc $\omega$. Trong ống có hai hòn bi nhỏ: A có khối lượng M và B có khối lượng m, nối với nhau bằng thanh cứng, nhẹ, chiều dài $l$.Hai bi có thể trượt không ma sát trong ống. Trong quá trình quay, A và B luôn nằm trên O.|
beyu.png

a) Đặt $x=OB$, tính $x$ khi hệ cân bằng.

b) Tìm điều kiện về $\omega$ để hệ cân bằng.

c) Cân bằng của hệ là bền hay không bền? Giải thích.
Comment.
keh_hikari_f@yahoo.com.vn said:
Bài 3: Câu a thấy vô lý, nếu giữa vật và ống không có ma sát thì khi ống quay, hai viên bi bị hất tung ra ngoài rồi, không thể có vị trí cân bằng được (nói luôn câu b). Nghi ngờ rằng giả thiết A và B luôn nằm trên O là không ổn. Mình nghĩ là đề phải cho A nằm dưới và B nằm trên O mới đúng ...

Vẫn có thể được chứ, nếu quay quá nhanh đến 1 lúc nào đó thì quán tính li tâm mới thắng các lực còn lại và đưa 2 em bi ra ngoài.

Em thấy cho A, B ở trên có lẽ để tính x được thuận tiện.

Giải.

a) Khi quay hẳn sẽ có phản lực từ ống. Bởi nếu không có thì có nghĩa là ống khít với các bi, đề bài sẽ trở nên vô nghĩa.

Xét cả hệ vật nhỉ.

Trọng tâm đặt tại I, sao cho (cái này có thể dễ dàng tính được):

$BI=\dfrac{Ml}{m+M}$

PT động lực học:

$\vec N_M+\vec P_M+\vec N_m+\vec P_m=F_{ht}$

Chiếu lên phương $\vec F_{ht}$, ta được:

$N_M.\cos\alpha+N_m.\cos\alpha=(m+M)\omega^2(x-BI).\sin\alpha \\ \leftrightarrow P_M.\sin\alpha.\cos\alpha+P_m\sin\alpha.\cos\alpha=(m+M)\omega^2(x-BI).\sin\alpha$

Cuối cùng tìm được: $x=\dfrac{g\cos\alpha}{\omega^2}+\dfrac{Ml}{m+M}$



b)

Oh, bây gời cho $x>l$ là ra ngay.

Ta tìm được: $\omega^2< \dfrac{g.\cos\alpha(m+M)}{ml}$

Sau đó khai căn ta sẽ tìm được 1 đoạn giá trị của $\omega$

c)

Nếu vẫn giữ nguyên tốc độ góc $\omega$, các phản lực và trọng lực tác dụng lên hệ vẫn giữ nguyên nhưng quán tính li tâm thay đổi.

Khi ta đưa hệ ra khỏi vị trí cân bằng xác định thì quán tính này có xu hướng đưa hệ ra xa hơn vị trí cân bằng nên cân bằng của hệ là cân bằng không bền.

Đáp số: ..xx00
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn


a)
Gọi điểm thấp nhất của bán cầu là D. Tại đó B có vận tốc $v_B$

--Khi C bắt đầu trượt từ vị trí đầu xuống D thì lực nén mà nó tác dụng lên A đẩy A và B cđ nhanh dần đều với cùng 1 gia tốc có hướng sang phải.

--Khi C trượt từ D sang bên trái trên bán cầu thì lực nén lại có xu hướng đẩy A sang bên trái với gia tốc có hướng sang trái. Trong khi đó, B cđ đều với $v_B$

Như vậy, khi C đến D thì A và B bắt đầu rời nhau.

Bảo toàn cơ cho 2 vị trí ban đầu và D của vật C. Ta tìm được $v_C=\sqrt{2gR}$,

Bảo toàn động lượng cho hệ A, B, C, cũng tại 2 vị trí trên. Ta có:

$0=mv_C-2mv_B \rightarrow \fbox{$v_B=0,5v_C=0,5\sqrt{2gR}$}$

b) C đạt độ cao cực đại khi nó đứng yên trên A. Lúc đó A, C có cùng vận tốc $v$

Bảo toàn động lượng. Ta có:

$2m\vec v=m\vec {v_B}+m\vec{v_C}=\dfrac{1}{2}m\vec v_C$

Suy ra: $v=\dfrac{1}{4}v_C=\sqrt{gR}$

Bảo toàn cơ: $\dfrac{1}{2}m(v_B^2+v_C^2)+mg(h-R)=\dfrac{1}{2}mv^2+mgh'$

Rút gọn, thay số, cuối cùng ta được: $\fbox{$h'=h-\dfrac{R}{4}$}$

c) Sau khi chia tay B thì 2 C cứ cđ lặp lại trên máng A. Với độ cao cực đại là h'<h.

Về xu hướng, lực nén tác dụng lên A có xu hướng kéo nó qua lại.

Tuy nhiên, khi đạt độ cao cực đại lần đầu tiên, A đã có vận tốc hướng sang phải.

Do vậy, vật A có xu hướng cđ sang phải nhiều hơn----> Rơi ở bên phải mép bàn.
(Không biết lí giải như vậy có cần tính toán gì không)

Nếu đề đã coi kích thước của A không đáng kể so với chiều dài của bàn thì tốt nhất là hạn chế để ý đến cái R.

Chắc chắn A chỉ rời khỏi bàn khi vận tốc của nó còn hướng sang phải. Nếu không sẽ chẳng có cơ hội nào hết.

Oh, bài này lại có gia tốc biến thiên.


Một số chỗ cần lưu ý:

a) Chuyển động ban đầu của A và B khi còn dính nhau là chuyển động NHANH DẦN, không phải nhanh dần đều :-w Tương tự, sau đó A chuyển động chậm dần, không phải chậm dần đều.
b) Bài này y hệt bài này thì phải ...

Một mặt kim loại cong, nhẵn, bán kính R gắn chặt vào xe lăn nhỏ có thể chuyển động không ma sát trên sàn nằm ngang. Khối lượng tổng cộng của xe và mặt kim loại là M.

Từ A trên vành bán cầu người ta thả xuống không vận tốc đầu một viên bi khối lượng m. Tìm độ lên cao của viên bi trong mặt cong và vận tốc tối đa mà viên bi đạt được.

picture.php

c) Lập luận thôi chưa đủ, chứng minh bằng công thức ra đi đã ... Và tính luôn thời gian để A trượt ra khỏi mặt bàn nữa :D


 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Comment.


Vẫn có thể được chứ, nếu quay quá nhanh đến 1 lúc nào đó thì quán tính li tâm mới thắng các lực còn lại và đưa 2 em bi ra ngoài.

PT động lực học:

$\vec N_M+\vec P_M+\vec N_m+\vec P_m=F_{ht}$


c)

Nếu vẫn giữ nguyên tốc độ góc $\omega$, các phản lực và trọng lực tác dụng lên hệ vẫn giữ nguyên nhưng quán tính li tâm thay đổi.

Khi ta đưa hệ ra khỏi vị trí cân bằng xác định thì quán tính này có xu hướng đưa hệ ra xa hơn vị trí cân bằng nên cân bằng của hệ là cân bằng không bền.

Đáp số: ..xx00

-Anh nói bài này vô lý là do cái hình của đề bài. Cứ tưởng rằng viên bi nằm gọn trong ống thì hai phản lực của thành ống tác dụng lên viên bi triệt tiêu rồi còn gì. Chỉ còn trọng lực P mà lực căng dây T, nhưng không lực nào hướng vào tâm của quỹ đạo nên anh mới nói cả hai vật sẽ bị đẩy lên và văng ra ngoài. Ai ngờ chỉ có một phản lực =.=''

Đề nghị congratulation11 vẽ hình nhớ chú thích :((

-Câu c) lập luận thì OK nhưng chưa chứng minh được. Muốn chứng minh được cân bằng có bền hay không, dùng phương pháp Hàm thế năng là chuẩn nhất :D
 
C

congratulation11

Phương pháp hàm thế năng như thế nào ạ? :-/

Em chưa nghe qua.

---------
À, cái hình là cắt luôn từ đề mà.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Phương pháp hàm thế năng như thế nào ạ? :-/

Em chưa nghe qua.

---------
À, cái hình là cắt luôn từ đề mà.

Phương pháp này hơi phức tạp =.='' Em tìm google xem ... chừng nào không có thì anh sẽ viết bài ... Anh cũng không rành lắm nên em tìm sẽ tốt hơn ...

Đề cắt từ hình, nhưng hình lấy từ đâu? Anh nghi lấy từ cùng 1 file .pdf trên Thư viện Vật lý quá =]] Anh cũng lấy từ đó, hình y hệt của em ... Nhưng quan trọng là hình gốc của cái đề kìa ... Mấy file .pdf có thể là do người ta đánh lại, vẽ lại thôi :D
 
U

upandup

Một số chỗ cần lưu ý:

a) Chuyển động ban đầu của A và B khi còn dính nhau là chuyển động NHANH DẦN, không phải nhanh dần đều :-w Tương tự, sau đó A chuyển động chậm dần, không phải chậm dần đều.

b) Bài này y hệt bài này thì phải ...



c) Lập luận thôi chưa đủ, chứng minh bằng công thức ra đi đã ... Và tính luôn thời gian để A trượt ra khỏi mặt bàn nữa :D



a) :D Đã sửa.

b) Cái đó không thể y hệt nhau đâu ạ. Anh coi kĩ lại xem

Ở bài của nganha, hệ vật ta xét luôn luôn chỉ có A và C, nhưng đề thì có cả B. Khi B rời đi thì nó đã lấy đi một phần năng lượng của hệ rồi.

Một bài độ lên cao là R, một bài độ lên cao < R.

c) Lập luận khá thuyết phục ấy chứ ạ.

Phần tính thời gian sẽ thêm sau, :p
 
U

upandup

[Đề 3] 2009 - Olympic 30/4 _ XV

Câu 1 (5 điểm): Cần ném một quả bóng rổ bán kính $r$ từ độ cao $h = 2 m $ với góc ném nhỏ nhất là bao nhiêu để nó có thể bay vào rổ từ trên xuống mà không chạm vào vòng rổ?
Biết chỗ ném cách rổ một khoảng $L = 5m$ theo phương ngang. Rổ được treo ở độ cao $H = 3m$, bán kính vòng rổ $R = 2r$. Bỏ qua lực cản không khí và cho rằng kích thước của vòng rổ là nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của bóng.

Câu 2 (5 điểm): Một tấm ván B dài $l= 1m$, khối lượng $m_2 = 1kg$ được đặt lên một mặt phẳng nghiêng $30^o$ so với phương ngang. Một vật A có khối lượng $m_1 = 100g$ được đặt tại điểm thấp nhất của B và được nối với B bằng một sợi dây mảnh không giãn vắt qua một ròng rọc nhẹ, gắn cố định ở đỉnh dốc. Cho $g = 10m/s^2$ và bỏ qua mọi ma sát. Thả cho tấm ván trượt xuống dốc.|
pedc.png
a) Tìm gia tốc của A, B. Tính lực do B tác dụng lên A, lực do mặt nghiêng tác dụng lên B và lực căng của dây nối.
b) Tính thời gian để A rời khỏi ván B.

Câu 3 (5 điểm): Một sợi dây mảnh, đồng chất khối lượng m nằm trên hai mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng so với phương ngang là $\theta$. Hệ số ma sát giữa dây và hai mặt phẳng nghiêng là $\theta = 1$. Hệ cân bằng và đối xứng với mặt phẳng đi qua giao tuyến của hai mặt nghiêng.|
8zi5.png
a) Hỏi phần dây không tiếp xúc với hai mặt phẳng nghiêng có thể có chiều dài nhiều nhất là bao nhiêu? Khi đó góc nghiêng $\theta$ sẽ là bao nhiêu?
b) Giá trị của góc $\theta$ lớn nhất là bao nhiêu để bài toán vẫn có nghiệm?

Câu 4 (5 điểm): Ba chiếc đĩa đồng chất giống nhau, cùng khối lượng $m$ và bán kính R, được đặt trên mặt phẳng ngang. Đĩa A và B đặt tiếp xúc nhau. Mỗi đĩa có một chốt nhỏ ở tâm $O_1$ và $O_2$ để gắn một lò xo nhẹ có độ cứng $k$, chiều dài tự nhiên bằng $2R$ nối $O_1$ và $O_2$. Đĩa C có tâm $O_3$ đang chuyển động tịnh tiến trên đường trung trực của $O_1O_2$ với tốc độ $v$, đến va chạm đàn hồi đồng thời vào đĩa A và B. Bỏ qua mọi ma sát.|
cizx.png
a) Tìm vận tốc của A và B ngay sau va chạm.
b) Tính khoảng cách xa nhất $l_{max}$ của tâm O1 và O2 sau đó. Biết $R = 2cm, \ \ m = 250g, \ \ k = 1,5 N/m, \ \ v = 80cm/s.$

Câu 5 (5 điểm): Trong xilanh như hình vẽ, pitton nặng có thể chuyển động không ma sát, đồng thời chia xilanh thành hai phần A và B. Phía dưới xilanh nối với một bình C thông qua một ống nhỏ có khóa T. C có cùng tiết diện với B. Pitton được nối với thành trên của xilanh bằng một lò xo nhẹ. Khi pitton nằm sát thành dưới của xilanh thì lò xo không biến dạng.|
q8ou.png

Lúc đầu khóa T đang đóng. Trong B có chứa một lượng khí; trong A và C là chân không. Chiều cao của phần B là $l_1$ ; thể tích của hai phần B và C là bằng nhau. Lực do lò xo tác dụng lên pitton khi ấy có độ lớn bằng trọng lượng của pitton.
Mở khóa T đồng thời lật ngược hệ lại. Hỏi khi pitton cân bằng thì chiều cao $l_2$ của phần B là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ khí là không đổi.

Câu 6 (5 điểm): Một mol khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình $a-b-c-d-a$ được mô tả trên giản đồ bên. Nhiệt độ của khí ở trạng thái a và c là bằng nhau và bằng T. Nhiệt dung mol đẳng tích và đẳng áp của khí lần lượt là $C_v=\dfrac{3}{2}R, \ \ C_p=\dfrac{5}{2}R; \ \ R$ là hằng số chất khí.|
eu7.png
a) Chứng minh rằng $T^2 = T_d .T_b$, với $T_d$ và $T_b$ là nhiệt độ của khí ở trạng thái d và b.
b) Cho biết $T = 300K; \ \ T_b = 500K$. Tính hiệu suất của chu trình trên.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Câu 6 (5 điểm): Một mol khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu trình $a-b-c-d-a$ được mô tả trên giản đồ bên. Nhiệt độ của khí ở trạng thái a và c là bằng nhau và bằng T. Nhiệt dung mol đẳng tích và đẳng áp của khí lần lượt là $C_v=\dfrac{3}{2}R, \ \ C_p=\dfrac{5}{2}R; \ \ R$ là hằng số chất khí.|
eu7.png
a) Chứng minh rằng $T^2 = T_d .T_b$, với $T_d$ và $T_b$ là nhiệt độ của khí ở trạng thái d và b.
b) Cho biết $T = 300K; \ \ T_b = 500K$. Tính hiệu suất của chu trình trên.

Giải nhanh gọn câu 6 trước :D Câu này dễ nhất ;))

0Z0nx3k.png
 
C

congratulation11

Câu 5 (5 điểm): Trong xilanh như hình vẽ, pitton nặng có thể chuyển động không ma sát, đồng thời chia xilanh thành hai phần A và B. Phía dưới xilanh nối với một bình C thông qua một ống nhỏ có khóa T. C có cùng tiết diện với B. Pitton được nối với thành trên của xilanh bằng một lò xo nhẹ. Khi pitton nằm sát thành dưới của xilanh thì lò xo không biến dạng.|
q8ou.png

Lúc đầu khóa T đang đóng. Trong B có chứa một lượng khí; trong A và C là chân không. Chiều cao của phần B là $l_1$ ; thể tích của hai phần B và C là bằng nhau. Lực do lò xo tác dụng lên pitton khi ấy có độ lớn bằng trọng lượng của pitton.
Mở khóa T đồng thời lật ngược hệ lại. Hỏi khi pitton cân bằng thì chiều cao $l_2$ của phần B là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ khí là không đổi.



*Ở trạng thái ban đầu:
$F_{dh1}=l_1k=P \rightarrow k=\dfrac{P}{l_1}.$

$F_1=P+F_{dh1}=2P$ ($\vec F_1$ chính là lực nén của khí B lên pitton)

Suy ra: $p_1=\dfrac{2P}{S}$ ($S$ là tiết diện của pitton).

Khí ở bình B có các thông số: $\fbox{$V_1=l_1S \\ p_1=\dfrac{2P}{S}$}$

* Khi mở khoá T và lật ngược hệ.

Pitton đứng yên thì: $F_{dh2}=F_2+P \rightarrow \dfrac{l_2}{l_1}P=p_2S+P \rightarrow p_2=(\dfrac{l_2}{l_1}-1)\dfrac{P}{S}.$
Lượng khí ban đầu có các thông số là: $\fbox{$V_2=S(l_1+l_2) \\ p_2=\dfrac{P(l_2-l_1)}{l_1S}$}$

Áp dụng định luật Boilo - Mariot, ta có:

$V_1p_1=V_2p_2$

Từ đó tìm đuợc: $l_2=l_1\sqrt{3}$
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Câu 1, 2, 4 khá đơn giản, bạn đọc có thể tự làm nhé!

Còn câu 3 vẫn chưa nghĩ ra, nhớ anh keh giải hộ cái.
 
Top Bottom