Vật lí [Vật lí 10] Chuyên mục Olympic

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Topic sẽ tổng hợp và giải các đề thi Olympic Vật lí trong và ngoài nước...

Mong mọi người nhiệt tình tham gia và ủng hộ. :)


Mục lục



Trong các bài giải sẽ khó tránh khỏi 1 số sai sót, mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc xin post tại topic này. :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

[Đề 1] 2013 - Olympic 30/4 _ XIX

Bài 1 (5 điểm): Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng từ A đến B cách nhau đoạn $d = AB = 8m$ thông qua hai giai đoạn: Bắt đầu khởi hành tại A chuyển động nhanh dần đều và sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều để dừng lại tại B. Cho biết độ lớn của các gia tốc trong suốt quá trình chuyển động không vượt quá $2cm/s^2$. Tính thời gian ít nhất để chất điểm đi được quãng đường trên?

Bài 2 (5 điểm): Trên mặt bàn nằm ngang rất nhẵn có một tấm ván khối lượng $M = 1,6 kg$, chiều dài $l = 1,2m$. Đặt ở đầu tấm ván một vật nhỏ khối lượng $m = 0,4 kg$. Hệ số ma sát giữa vật và ván là $\mu= 0,3$. Đột ngột truyền cho ván một vận tốc $v_o$ song song với mặt bàn. Tính giá trị tối thiểu của $v_o$ để vật m trượt khỏi ván. $(g=10m/s^2)$
25j8.png

Bài 3 (5 điểm):
Có ba tấm bảng cùng độ dày: bảng 1 và bảng 2 hoàn toàn giống nhau có chiều dài $l$; bảng 3 có khối lượng gấp 2 lần bảng 1, dài $2l$, mặt trên có phủ lớp cao su mỏng. Lúc đầu bảng 1 nắm hoàn toàn trên bảng 2 và cả hai được coi như một vật trượt trên mặt sàn tới va chạm vào bảng 3. Sau va chạm, bảng 2 và 3 dính vào nhau, còn bảng 1 thì trượt trên mặt bảng. Cuối cùng bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 3 và mép bên phải của chúng trùng nhau. Hệ số ma sát trượt giữa bảng 1 và 3 là $\mu$. Bỏ qua ma sát giữa bảng 1 và 2; ma sát giữa các bảng với mặt sàn.
epfv.png


a) Tìm vận tốc giữa bảng 2, bảng 3 ngay sau va chạm và vận tốc của hệ ba
bảng khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3.

b) Tính $l$.

Bài 4 (5 điểm):
Trên mặt bàn nằm ngang có 1 khối bán trụ cố định bán kính R. Trong mp thẳng đứng vuông góc với trục O của bán trụ (mp như hình vẽ) có 1 thanh đồng chất AB chiều dài bằng R tựa đầu A lên bán trụ, đầu B ở trên mặt sàn. Trọng lượng của thanh là P.|
2ijn.png

Bỏ qua ma sát giữa bán trụ và thanh. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt bàn là $mu = \dfrac{\sqrt{3}}{3}$

Góc $\alpha$ (hợp bởi thanh AB và mặt bàn) phải thoả mãn đk gì để thanh ở trạng thái cân bằng?

Bài 5 (5 điểm):
Một bình kim loại hình trụ tròn đặt cố định trên mặt sàn nằm ngang, bên trong có hai pitton (1) và (2) nhẹ, có thể chuyển động tự do. Các pitton chia bình chứa thành 2 ngăn A và B. Các ngăn cùng chứa 1 loại khí lí tưởng ở cùng nhiệt độ. Khi cân bằng, độ cao cột khí ở ngăn A và ngăn B lần lượt là $h_A=10cm, \ \ h_B=20cm$. Diện tích tiết diện ngang của ptichstlaf $S=10cm^2$.Dưới tác dụng của lực kéo F không đổi, pitton (1) di chuyển lên trên theo phương thẳng đứng 1 đoạn $\Delta h=3cm$. Cho biết lúc pitton (1) di chuyển, nhiệt độ các khối khí luôn không đổi và áp suất khí quyển là $p_o=10^5Pa$.|
8vra.png

a) Xác định độ lớn lực kéo F.

b) Trong quá trình pitton (1) di chuyển lên thì pitton (2) di chuyển 1 đoạn bằng bao nhiêu?

Bài 6 (5 điểm): Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện 1 chu trình như hình vẽ.
ec7y.png

$1\rightarrow 2:$ quá trình đẳng tích.
$2\rightarrow 3:$ quá trình đẳng nhiệt.
$3\rightarrow 1:$ quá trình nén khí có áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Tính hiệu suất của chu trình.

Mọi người có thể trích dẫn từng bài để giải nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

[Đề 2] 2012 - Olympic 30/4 _ XVIII

Bài 1 (5 điểm): Từ ban công lần lượt các viên bi được thả rơi tự do cách nhau những khoảng thời gian bằng nhau. Khi viên bi đầu tiên chạm đất thì viên bi tiếp theo đã rơi được đúng một nửa quãng đường. Hỏi lúc này viên bi thứ ba đã rơi được bao nhiêu phần của quãng đường? Bao nhiêu viên bi đã được thả cho đến khi viênđầu tiên cham đất? Cho $g=10m/s^2$.

Bài 2 (5 điểm):
Cho cơ hệ như hình vẽ. Ròng rọc có khối lượng không đáng kể, dây nối nhẹ và không dãn, $m_1=2kg, \ \ m_3=1kg$; hệ số ma sát trượt giữa $m_3$ với mặt bàn cố định là $k_1=0,2$; hệ số ma sát trượt giữa $m_3$ và $m_2$ là $k_2=0,4$. Lấy $g=10m/s^2$. Hệ được thả cho chuyển động từ trạng thái nghỉ.|
swn9.png

a) Xác định $m_2$ để nó không trượt trên $m_3$ khi hệ chuyển động.

b) Tìm $m_2$ để gia tốc của $m_3$ bằng một nửa gia tốc của $m_2$ khi hệ chuyển động. Khi đó gia tốc của $m_2$ là bao nhiêu?

Bài 3 (5 điểm):
Một ống $x'x$ đường kính nhỏ được gắn cố định vào trục quay thẳng đứng Oz quay với tốc độ góc $\omega$. Trong ống có hai hòn bi nhỏ: A có khối lượng M và B có khối lượng m, nối với nhau bằng thanh cứng, nhẹ, chiều dài $l$.Hai bi có thể trượt không ma sát trong ống. Trong quá trình quay, A và B luôn nằm trên O.|
beyu.png

a) Đặt $x=OB$, tính $x$ khi hệ cân bằng.

b) Tìm điều kiện về $\omega$ để hệ cân bằng.

c) Cân bằng của hệ là bền hay không bền? Giải thích.

Bài 4 (5 điểm):
Trên mặt bàn nhẵn cố định dài L, có đặt hai vật A và B tiếp xúc nhau. Mặt trên của A là 1 đường dẫn có dạng nửa hình tròn và bán kính R (R<<L), độ cao của đỉnh đường dẫn so với mặt bàn là $h$. Một vật nhỏ C trượt không vận tốc đầu từ điểm cao nhất của đường dẫn xuống dưới (hình vẽ). Khối lượng của A, B, C đều bằng nhau và bằng m. Biết rằng ban đầu A nằm chính giữa bàn và trong quá trình chuyển động A và C luôn tiếp xúc nhau. Bỏ qua ma sát ở các mặt tiếp xúc.|
6e85.png

Hỏi:
a) Khi A và B rời nhau thì vận tốc của B là bao nhiêu. Biết lúc đó vật B chưa rời khỏi bàn.

b) Sau khi a và B rời nhau thì độ cao cực đại của C so với mặt bàn là bao nhiêu?

c) Vật A rơi xuống đất từ bên trái hai bên phải của mép bàn? Tính thời gian kể từ lúc vật A tách khỏi B cho đến khi nó rời khỏi bàn. Coi kích thước của A không đáng kể so với chiều dài L của bàn.\

Bài 5 (5 điểm):
Một xilanh thẳng đứng kín hai đầu, trong xilanh có 1 pitton khối lượng m (có thể trượt không ma sát). Ở trên và dưới pitton có hai lượng khí như nhau. Ban đầu nhiệt độ hai ngăn là 27*C thì tỉ số thể tích phần trên và dưới là $\dfrac{V_1}{V_2}=4$. Hỏi khi nhiệt độ hai ngăn lên đến 327*C thì tỉ số thể tích phần trên là phần dưới $\dfrac{V_1'}{V_2'}$ là bao nhiêu?|
g0rj.png

Bài 6 (5 điểm):
Tác nhân của 1 động cơ nhiệt là 1 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử, thực hiện 1 chu trình gồm hai quá trình đẳng tích và hai quá trình đẳng áp.Các điểm chính giữa của quá trình đẳng áp phía dưới và đường đẳng tích bên trái nằm trên cùng đường đẳng nhiệt $T_1$Các điểm chính giữa của quá trình đẳng áp phía trên và đường đẳng tích bên phải nằm trên cùng đường đẳng nhiệt $T_2$. Tìm hiệu suất của chu trình theo $T_1, \ \ T_2$.|
7d58.png
 
U

upandup

1.1

Bài 1 (5 điểm): Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng từ A đến B cách nhau đoạn $d = AB = 8m$ thông qua hai giai đoạn: Bắt đầu khởi hành tại A chuyển động nhanh dần đều và sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều để dừng lại tại B. Cho biết độ lớn của các gia tốc trong suốt quá trình chuyển động không vượt quá $2cm/s^2$. Tính thời gian ít nhất để chất điểm đi được quãng đường trên?

Chọn chiều dương là chiều cđ.

Giả sử trên đoạn đường AB, C là vị trí mà chất điểm thay đổi xu hướng cđ. (từ nhanh dần đều thành chậm dần đều)

Gọi $a_1, a_2$ là các gia tốc trước và sau; $v_c$ là vận tốc của vật tại C.

Ta thấy: $v_c^2=2a_1AC \\ v_c^2=-2a_2CB=2|a_2|CB$

Suy ra: $a_1AC=|a_2|CB$

Thời gian để chất điểm đi hết quãng đường AB là $t=t_1+t_2$

Với $t_1=\dfrac{v_c}{a_1}\ge 50v_c$. Dấu “=” tại $a_1=0,02 m/s^2$

$t_2=\dfrac{-v_c}{a_2}=\dfrac{v_c}{|a_2|}\ge 50v_c$. Dấu “=” tại $|a_2|=0,02 m/s^2$

Suy ra: $t=t_1+t_2 \ge 100v_c$

$\rightarrow t_{min} =100v_c$

Tại $a_1=|a_2|=0,02$

Khi đó: $AC=BC=4m$

Như vậy: $t \ge 2\sqrt{\dfrac{2.4}{0,02}}=40 (s)$

Đáp số:40s
Bài này ngu bất đẳng thức nên có thể sai. :(
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

1.2

Bài 2 (5 điểm): Trên mặt bàn nằm ngang rất nhẵn có một tấm ván khối lượng $M = 1,6 kg$, chiều dài $l = 1,2m$. Đặt ở đầu tấm ván một vật nhỏ khối lượng $m = 0,4 kg$. Hệ số ma sát giữa vật và ván là $\mu= 0,3$. Đột ngột truyền cho ván một vận tốc $v_o$ song song với mặt bàn. Tính giá trị tối thiểu của $v_o$ để vật m trượt khỏi ván. $(g=10m/s^2)$
25j8.png

Ta tìm được gia tốc của các vật là:

$a_M=\dfrac{-mg\mu}{M}=-0,75 \ \ (m/s^2) \\ a_m=\dfrac{-mg\mu}{m}=-3 \ \ (m/s^2)$

Gia tốc của m so với M: $a=a_m+a_M=-3,75 \ \ (m/s^2)$

Quãng đường mà m đi trên M cho đến khi dừng lại là:

$S=\dfrac{v_o^2}{-2a}=\dfrac{2v_o^2}{15}$

Để m trượt khỏi ván thì $S\ge l=1,2$

Suy ra: $\dfrac{2v_o^2}{15}\ge 1,2 \rightarrow v_o \ge 3$

Vậy $Min \ \ v_o=3$

Giải lần thứ 4, chắc đúng.
 
S

saodo_3

Hai bài tập, 1 phương pháp

Bài 2 (5 điểm): Trên mặt bàn nằm ngang rất nhẵn có một tấm ván khối lượng $M = 1,6 kg$, chiều dài $l = 1,2m$. Đặt ở đầu tấm ván một vật nhỏ khối lượng $m = 0,4 kg$. Hệ số ma sát giữa vật và ván là $\mu= 0,3$. Đột ngột truyền cho ván một vận tốc $v_o$ song song với mặt bàn. Tính giá trị tối thiểu của $v_o$ để vật m trượt khỏi ván. $(g=10m/s^2)$
25j8.png

Để vật rời khỏi ván thì vận tốc tại mép ván của nó phải khác 0.

Vận tốc cung cấp nhỏ nhất ứng với trường hợp =0.

Hệ vật + ván không có ngoại lực nên xem đây là hệ kín. Khi vật dừng lại ở mép ván, nó có vận tốc: [TEX]v = \frac{v_0.M}{m+M}[/TEX]

Độ giảm động năng:

[TEX]\Delta W = \frac{Mv_0^2}{2} - \frac{(M+m)v^2}{2}[/TEX]

Lượng năng lượng này bằng công ma sát:

[TEX]\Delta W = A = \mu.mg.L \Leftrightarrow \frac{Mv_0^2}{2} - \frac{(M+m)v^2}{2} = \mu.mg.L[/TEX]

Ta tính được [TEX]v_o_{min}[/TEX]

Có ba tấm bảng cùng độ dày: bảng 1 và bảng 2 hoàn toàn giống nhau có chiều dài $l$; bảng 3 có khối lượng gấp 2 lần bảng 1, dài $2l$, mặt trên có phủ lớp cao su mỏng. Lúc đầu bảng 1 nắm hoàn toàn trên bảng 2 và cả hai được coi như một vật trượt trên mặt sàn tới va chạm vào bảng 3. Sau va chạm, bảng 2 và 3 dính vào nhau, còn bảng 1 thì trượt trên mặt bảng. Cuối cùng bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 3 và mép bên phải của chúng trùng nhau. Hệ số ma sát trượt giữa bảng 1 và 3 là $\mu$. Bỏ qua ma sát giữa bảng 1 và 2; ma sát giữa các bảng với mặt sàn.
epfv.png

a) Ngay sau va chạm, vận tốc của ván 2 và 3 là: [TEX]v = \frac{v_o.m}{m+ 2m}[/TEX]

Khi ván 1 đã dừng lại, vận tốc của hệ 3 ván là: [TEX]v' = \frac{v_o.2m}{2m+2m}[/TEX]

b) Xác định L:

Ngay khi vừa va chạm, vận tốc của ván 2+3 là v, ván 1 là [TEX]v_0[/TEX]

Sau khi ván 1 dừng trên ván 3, vận tốc của 3 ván là [TEX]v'[/TEX]

(v, v' đã tính ở trên).

Biến thiên động năng:

[TEX]\Delta W = \frac{mv_0^2}{2} + \frac{3m.v^2}{2} - \frac{4m.v'^2}{2}[/TEX]

Độ biến thiên này bằng công của nội ma sát.

[TEX]A = A_1 + A_2[/TEX]

[TEX]A_1[/TEX]: Công biến thiêng khi ván 1 bắt đầu lên ván 3 đến khi nó nằm hoàn toàn trên ván 3. [TEX]A_1= 0,5.m.g.\mu.L[/TEX]

[TEX]A_2[/TEX]: Công không đổi, khi ván 1 nằm hoàn toàn trên ván 3 đến khi mép phải chúng trùng nhau. [TEX]A_2 = m.g.\mu.L[/TEX]

Từ [TEX]\Delta W = A[/TEX] ta tính được L.
 
S

saodo_3

Bài 4 (5 điểm):
Trên mặt bàn nằm ngang có 1 khối bán trụ cố định bán kính R. Trong mp thẳng đứng vuông góc với trục O của bán trụ (mp như hình vẽ) có 1 thanh đồng chất AB chiều dài bằng R tựa đầu A lên bán trụ, đầu B ở trên mặt sàn. Trọng lượng của thanh là P.
Bỏ qua ma sát giữa bán trụ và thanh. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt bàn là $mu = \dfrac{\sqrt{3}}{3}$

Góc $\alpha$ (hợp bởi thanh AB và mặt bàn) phải thoả mãn đk gì để thanh ở trạng thái cân bằng?



- Xét 2 trường hợp.

TH1, thanh tiếp tuyến với mặt cầu.

TH2, thanh không tiếp tuyến. Giải trường hợp này:

picture.php


Chọn tâm momen tại chân B.

[TEX]N_1.L.sinb = P.L\frac{cosa}{2} \Rightarrow N_1 = \frac{P.cosa}{2sinb}[/TEX]

Theo phương thẳng đứng:

[TEX]N_2 = P - N_1.sina = P(\frac{cosa}{2sinb} - sina)[/TEX]

Theo phương ngang:

[TEX]N_1.cosa = F [/TEX]

Với [TEX]F \leq N_2\mu \Leftrightarrow N_1cosa \leq N_2\mu[/TEX] [TEX]\frac{P.cos^2a}{2sinb} \leq P(\frac{cosa}{2sinb} - sina)\mu [/TEX] [TEX]\Leftrightarrow cos^2a \leq cosa.\mu - 2sinasinb\mu[/TEX]

Ta có [TEX]b = 2a.[/TEX]

Vậy [TEX]cos^2a \leq cosa.\mu - 2sina.sin2a\mu[/TEX]

Buông phím! @-)
 
C

congratulation11

Bài 6 (5 điểm): Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện 1 chu trình như hình vẽ.
ec7y.png

$1\rightarrow 2:$ quá trình đẳng tích.
$2\rightarrow 3:$ quá trình đẳng nhiệt.
$3\rightarrow 1:$ quá trình nén khí có áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Tính hiệu suất của chu trình.

Từ 1--> 2: đẳng tích:

Nhiệt lượng khí nhận được là: $Q_{12}=\Delta U_{12}= \dfrac{3}{2}nR(T_2-T_1)$

Theo đl Saclo, ta có: $T_2=T_1\dfrac{p_2}{p_1}$

Suy ra: $Q_{12}=\dfrac{3}{2}R.T_1\dfrac{p_2-p_1}{p_1}>0$

Từ 2--> 3: đẳng nhiệt:

Khí không trao đổi nhiệt

Từ 3--> 1: nén khí có áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích:

Tức đây là quá trình khí nhận công.

$|A'_{31}|=$ số đo diện tích hình thang (1 - 3 - $3V_1$ - $V_1$)

Dễ thấy, tại 3, khí có áp suất $\dfrac{p_2}{3}$

Suy ra: $-A'_{31}=\dfrac{1}{2}(p_1+\dfrac{p_2}{3})2V_1=(p_1+\dfrac{p_2}{3})V_1=1.R.T_1+1.R.T_1\dfrac{p_2}{p_1}=RT_1\dfrac{p_1+p_2}{p_1}$

Suy ra: $A'_{31}=-RT_1\dfrac{p_1+p_2}{p_1}$

Ta có: $\Delta U_{31}=\dfrac{3}{2}.1.R.(T_1-T_3)=\dfrac{3}{2}.R.T_1(\dfrac{p_1-p_2}{p_1})$

Nhiệt lượng khí trao đổi:

$Q_{31}=\Delta U_{31}+A'_{31}=\dfrac{1}{2}RT_1(1-5\dfrac{p_2}{p_1}) <0$

Như vậy khí toả nhiệt.

Hiệu suất: $H=\dfrac{Q_{12}-Q_{31}}{Q_{12}}=1-\dfrac{1}{3}\dfrac{p_1-5p_2}{p_2-p_1}$
Mong là không tính toán sai.
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

8vra.png


a) Xác định độ lớn lực kéo F.

b) Trong quá trình pitton (1) di chuyển lên thì pitton (2) di chuyển 1 đoạn bằng bao nhiêu?
Bài này lẽ ra phải hỏi câu b trước chứ nhỉ.

câu b) - Pittong 2 sẽ dịch chuyển sao cho áp suất của 2 khối khí bên trong xi lanh cân bằng.

Gọi x là độ dịch chuyển, ta sẽ có pt sau (dựa vào pt V - P).


[TEX]\frac{h_b}{h_b+x} = \frac{h_a}{h_a + 3 - x}[/TEX]

Thay vào được [TEX]x = 2 cm[/TEX]

câu a) - Tuy hai khối khí bên trong bị ngăn cách nhưng chúng không độc lập nhau. Do sự dịch chuyển của pittong 2 khiến áp suất của chúng biến đổi cùng nhau, ta có thể xem chúng là 1 khối.

Ban đầu áp suất trong khối khí là Po.

Lúc sau, áp suất sẽ là: [TEX]P' = P_o.\frac{h_a + h_b}{h_a + h_b+3} = \frac{10}{11}P_o[/TEX]

Áp lực lớn nhất lên pittong 1:

[TEX]F = (P_o - P')S = \frac{P_oS}{11}[/TEX]

Đó là lưc kéo cần thiết.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Theo phương thẳng đứng:

[TEX]N_2 = P - N_1.sina = P(\frac{cosa}{2sinb} - sina)[/TEX]

Anh thế sai chỗ cân bằng theo phương thắng đứng, đặt P ra mà không thấy số 1 đâu cả ... Em xin phép giải lại nhá =]] Năm đó là bài này tự tin vô cùng =]]

Bài 4 (5 điểm):
Trên mặt bàn nằm ngang có 1 khối bán trụ cố định bán kính R. Trong mp thẳng đứng vuông góc với trục O của bán trụ (mp như hình vẽ) có 1 thanh đồng chất AB chiều dài bằng R tựa đầu A lên bán trụ, đầu B ở trên mặt sàn. Trọng lượng của thanh là P.|
2ijn.png

ukJfxJB.png
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 6 (5 điểm): Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện 1 chu trình như hình vẽ.
ec7y.png

$1\rightarrow 2:$ quá trình đẳng tích.
$2\rightarrow 3:$ quá trình đẳng nhiệt.
$3\rightarrow 1:$ quá trình nén khí có áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Tính hiệu suất của chu trình.

Cho phép làm lại bài này ... Và trình bày theo một cách có hệ thống hơn ...
Nếu bạn nào đang không định hình được các bước làm các bài nhiệt động lực học về tính hiệu suất thì có thể tham khảo bài của mình (bài đề nghị thôi) :D


jCtf1jg.png
 
C

congratulation11

-+-Phần xử lí số liệu coi như em thua

-+-Dù đang lẩm cẩm nhưng em vẫn thấy rằng 2---> 3 là quá trình đẳng nhiệt, vậy nên làm gì có nhiệt trao đổi như anh trình bày.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

-+-Phần xử lí số liệu coi như em thua

-+-Dù đang lẩm cẩm nhưng em vẫn thấy rằng 2---> 3 là quá trình đẳng nhiệt, vậy nên làm gì có nhiệt trao đổi như anh trình bày.


1) Xử lý số liệu chẳng qua là viết áp suất tại trạng thái này thành bao nhiêu lần áp suất ở trạng thái kia thôi, thường chọn áp suất (hoặc thế tích) nhỏ nhất làm chuẩn ... Khi đó tính A, U, Q đều có tận cùng là pV, dẫn đến hiệu suất cuối cùng đơn giản pV chỉ còn hằng số. Đây là kinh nghiệm làm bài thôi nên anh mới ghi cách anh làm là cách đề nghị vì có hệ thống hơn.
Bài này có V nên dùng pV, bài nào cho T thì dùng T.

2) =.='' Em đang nhầm với quá trình đoạn nhiệt thì phải.
-Đẳng nhiệt là làm cho nhiệt độ của khối khí không đổi, thể tích khí vẫn thay đổi chứng tỏ khí vẫn có thể sinh công hoặc nhận công. Đồng thời sự biến đổi nội năng theo công thức có chứa độ biến thiên nhiệt độ, mà nhiệt không đổi nên sự biến đổi nội năng bằng không. Từ đó dẫn đến Q=A.
-Đoạn nhiệt là khí không nhận không nhả nhiệt (Q=0). Có thể hình dung ở trạng thái bất kỳ nào đó (khi khí đã được nén, đốt nóng, ... rồi), người ta thả piston ra cho khí tự động chuyển đến trạng thái cân bằng nào đó, quá trình này là do khí "tự lực gánh sinh", tự thay đổi thể tích, tự thay đổi nội năng.
 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 6 (5 điểm):
Tác nhân của 1 động cơ nhiệt là 1 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử, thực hiện 1 chu trình gồm hai quá trình đẳng tích và hai quá trình đẳng áp.Các điểm chính giữa của quá trình đẳng áp phía dưới và đường đẳng tích bên trái nằm trên cùng đường đẳng nhiệt $T_1$Các điểm chính giữa của quá trình đẳng áp phía trên và đường đẳng tích bên phải nằm trên cùng đường đẳng nhiệt $T_2$. Tìm hiệu suất của chu trình theo $T_1, \ \ T_2$.|
7d58.png

Giải luôn bài nhiệt này ... Cũng thực hiện theo cách bước như bài trước thôi ... Và dường như tất cả các bài hiệu suất, làm theo cách này sẽ đỡ rối hơn (như một phương pháp vậy) ...

p/s: Nhiệt thì mình làm khá ổn, nhưng cơ thì nói thật là vẫn ngu lắm ... Nhất là động lực học :((


r3sk8FH.png
 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 1 (5 điểm): Từ ban công lần lượt các viên bi được thả rơi tự do cách nhau những khoảng thời gian bằng nhau. Khi viên bi đầu tiên chạm đất thì viên bi tiếp theo đã rơi được đúng một nửa quãng đường. Hỏi lúc này viên bi thứ ba đã rơi được bao nhiêu phần của quãng đường? Bao nhiêu viên bi đã được thả cho đến khi viênđầu tiên cham đất? Cho $g=10m/s^2$.

Xử cho hết mấy bài này để chuyển sang cái khác ;))


4Lth6Eg.png
 
U

upandup

Bài 5 (5 điểm):
Một xilanh thẳng đứng kín hai đầu, trong xilanh có 1 pitton khối lượng m (có thể trượt không ma sát). Ở trên và dưới pitton có hai lượng khí như nhau. Ban đầu nhiệt độ hai ngăn là 27*C thì tỉ số thể tích phần trên và dưới là $\dfrac{V_1}{V_2}=4$. Hỏi khi nhiệt độ hai ngăn lên đến 327*C thì tỉ số thể tích phần trên là phần dưới $\dfrac{V_1'}{V_2'}$ là bao nhiêu?|



Gọi $n$ là tỉ số thể tích hai khối khí khi ở nhiệt độ $T'=327^oC$
-- Ở nhiệt độ $T=27^oC$, ta có: $V_1+V_2=V ; V_1=4V_2$

Suy ra: $V_1=\dfrac{4}{5}V \ \ (1)$

Từ tỉ số: $\dfrac{V_1}{V_2}=4$, ta có thể dễ dàng tính được $p_2=4p_1$

Thông qua Pt: $p_1V_1=p_2V_2=RnT \ \ ( * )$

Suy ra: $p_2-p_1=3p_1$

Giả sử pitton có tiết diện S, ta có:
$p_1S+mg=p_2S \rightarrow p_2-p_1=\dfrac{mg}{S}=3p_1 \ \ (2)$

-- Ở nhiệt độ $T'=327^oC$

Ta cũng có: $p'_1V'_1=p'_2V'_2=RnT' \ \ (2*) \\ V_1'=\dfrac{n}{n+1}V \ \ (3) \\ \dfrac{mg}{S}=(n-1) p'_1 \ \ (4)$

Từ (1) và (3), suy ra: $\dfrac{V_1}{V_1'}=\dfrac{4(n+1)}{5n}$
Từ (2) và (4), suy ra: $\dfrac{p_1}{p_1'}=\dfrac{n-1}{3}$
Từ ( *) và (2*), suy ra: $\dfrac{T}{T'}=\dfrac{p_1V_1}{p'_1V'_1}$

Sau đó thay ở trên vào, cuối cùng ta được: $2n^2-15n-2=0$

Giải ra ta được: $n \approx 2,3$

Đáp số 2,3.,

PHP:
Nếu không tính toán sai thì coi bài này ổn
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Bài 5 (5 điểm):
Một xilanh thẳng đứng kín hai đầu, trong xilanh có 1 pitton khối lượng m (có thể trượt không ma sát). Ở trên và dưới pitton có hai lượng khí như nhau. Ban đầu nhiệt độ hai ngăn là 27*C thì tỉ số thể tích phần trên và dưới là $\dfrac{V_1}{V_2}=4$. Hỏi khi nhiệt độ hai ngăn lên đến 327*C thì tỉ số thể tích phần trên là phần dưới $\dfrac{V_1'}{V_2'}$ là bao nhiêu?|
g0rj.png




Bài nhiệt này chắc có cách ngắn hơn không cần tính ra thể tích từng ngăn lúc sau, nhưng tạm thời nghĩ chưa ra :(

@upandup: ý tưởng lớn gặp nhau, cùng làm một bài và ra kết quả ... khác nhau =]] nhưng hình như 2,3 đúng vì tui từng làm rồi =]] Mà giờ quên mất tiêu =]]


 
Last edited by a moderator:
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Từ (1) và (3), suy ra: $\dfrac{V_1}{V_1'}=\dfrac{4(n+1)}{5n}$
Từ (2) và (4), suy ra: $\dfrac{p_1}{p_1'}=\dfrac{n-1}{3}$
Từ ( *) và (2*), suy ra: $\dfrac{T}{T'}=\dfrac{p_1V_1}{p'_1V'_1}$

Sau đó thay ở trên vào, cuối cùng ta được: $2n^2-15n-2=0$

Giải ra ta được: $n \approx 2,3$

Đáp số 2,3.,

Bạn ơi =.='' Phương trình ra là $2n^2-3n-2=0$ mà ... Và n=2 (loại n=-0,5) ...

Herher ... Cách giải không cần tìm ra thể tích từng ngăn đây này :D Hình như đáp án 2,3 là bài khác =.=''
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom