Vật lí [Vật lí 10] Chia sẻ kiến thức.

K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Chủ đề 10: Momen là gì?​

Một cục sắt nặng 15 kg, chúng ta nâng lên không khó, nhưng để nâng một cái hộp rỗng, kích thước: dài x rộng x cao = 5x5x5 m cũng nặng 15 kg thì lại là cả một vấn đề. Một thanh dài 5 m nặng chỉ 5 kg, ta cầm ở giữa giữ cho thanh nằm ngang thì dễ, nhưng cầm môt đầu thì lại là một điều không tưởng. Tất cả đều do momen!

- Trong chương trình học, ta hiểu nôm na momen đối với một trục là đại lượng đặc trưng cho khả năng xoay quanh trục đó, bằng tích của lực và cánh tay đòn.

picture.php


Hiểu rộng ra, momen là đại lượng đặc trưng cho sự lệch tâm của tải trọng. Chính sự lệch tâm này gây xoay. Độ lớn: [TEX]M = F.e[/TEX] với e là độ lệch tâm. (Độ lệch tâm là gì thì đã trình bày ở chủ đề trước).

- Ý nghĩa của momen là gì?

Trong cơ học vật rắn không biến dạng, ta xem vật cứng hoàn toàn, do đó momen chỉ được đánh giá là gây quay cho vật.

Trong cơ học vật rắn có xét tới nội lực và biến dạng, momen phản ánh được sự phân bố nội lực trong vật.

Khi chịu lực, không phải tất cả các bộ phận của vật đều chịu một lực như nhau. Có thể hình dung thế này: Nếu đem một khúc gỗ nặng 100 Kg đưa cho 4 người khiêng. Về mặt lí thuyết thì mỗi người chỉ phải chịu một tải 25 kg, nhưng kì thực, trong 4 người, có người chỉ kê vai vào chứ không khiêng, có người khiêng vượt quá khả năng, cũng có người không những không khiêng mà còn phải đè khúc gỗ xuống.

picture.php


Như vậy, một vật chịu lực có sinh ra momen (lực lệch tâm) thì nội lực trên các bộ phận của vật sẽ có sự phân hóa. Có thể có những bộ phận chịu lực quá khả năng, có thể có những bộ phận hoàn toàn không chịu lực và những bộ phận chịu lực ngược với yêu cầu. Momen càng lớn, sự phân hóa ấy càng rõ rệt.

Một thanh nối cứng vào tường chịu momen thì trên mặt cắt của thanh, nội lực sẽ phân bố dạng như thế này:

picture.php



Khi ta dùng tay cầm một đầu thanh, lực mà tay ta phải chịu phân bố thế này:

picture.php


Mép bàn tay chịu lực quá lớn và ngược chiều nhau, trong khi lòng bàn tay hầu như không chịu lực.

Chốt: Momen phản ánh sự phân bố nội lực không đều, là chính là tác nhân chính gây uốn, gây gãy các thanh.

- Để giảm ảnh hưởng của momen, người ta có thể giảm độ lệch tâm hoặc thay đổi cách liên kết trong kết cấu.

Cái chủ đề này không cảm ơn là không được ;)) Trước giờ không hề nghĩ đến sự phân bố nội năng gì cả, cứ biết là thanh nó cứng, cho nó momen thì nó quay thôi =]]

À huynh có thể giải thích momen từ không, cái momen gì mà khi nhắc đến sự từ hóa của các chất có nói đó ... Bài đó đệ không có làm thuyết trình nên không rõ nữa ... google thì hơi rộng ... Có tiền bối đi trước thì chắc sẽ nói đúng trọng tâm hơn ;))
 
S

saodo_3

Người ta quy ước rất nhiều loại momen. Momen động lượng, momen lực, momen quán tính....huynh thì học sâu về cơ nên chỉ nghiên cứu momen lực với momen quán tính thôi. Những dạng khác không hiểu sâu sắc lắm.
 
Top Bottom