[Vật lí 10] Chất lỏng

T

thienxung759

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải được bài này tớ cho kẹo.

Một cái ca kim loại hình trụ có bể dày không đáng kể và có khối lượng 0,05 Kg.
Tiết diện đáy [TEX]10 cm^2[/TEX], chiều cao [TEX]20 cm[/TEX].
Dưới đáy ca có một lỗ thủng hình tròn tiết điện [TEX]0,005 cm^2[/TEX]
Thả ngửa ca xuống một hồ nước.
Hỏi sau bao lâu ca chìm.
Biết [TEX]d_n =10000N/m^3[/TEX].
 
H

huutrang93

Thử một chút
Tính x là độ chìm của ca nếu không có lỗ thủng
Chứng minh trong quá trình ca chìm, h-x luôn không đổi
Từ đó suy ra thời gian ca chìm là thời gian lượng nước [TEX]\rho.g.S.(h-x)[/TEX] từ hồ chảy vào ca

Có bài này nè
Một cái ống nhỏ hở ai đầu được uốn thành 2 khúc vuông góc với nhau. Trong ống chứa cất lỏng. Ống chuyển động dọc theo đoạn nằm ngang với gia tốc 5 m/s^2. Khi đó độ cao h của cột chất lỏng dâng lên trong đoạn ống thẳng đứng đối với đoạn ống nằm ngang là boa nhiêu biết tổng chiều dài cột chất lỏng là 30 cm, cho g=10 m/s^2
 
Last edited by a moderator:
N

nam156

Mấy bài này khó quá ! @-) Đúng phần mình kém nhất, hic.
Mà tớ thấy bài của thienxung thì cái khó ở chỗ tính thời gian nước chảy vào ca mà huutrang lại nói như thể đó là điều hiển nhiên, dễ dàng tính được vậy, giai tốc của chiếc ca lại còn biến thiên nữa....
Tốc độ nước chảy vào biến thiên theo thời gian, có lẽ vào phần toán mình chưa học.
 
H

huutrang93

Mấy bài này khó quá ! @-) Đúng phần mình kém nhất, hic.
Mà tớ thấy bài của thienxung thì cái khó ở chỗ tính thời gian nước chảy vào ca mà huutrang lại nói như thể đó là điều hiển nhiên, dễ dàng tính được vậy, giai tốc của chiếc ca lại còn biến thiên nữa....
Tốc độ nước chảy vào biến thiên theo thời gian, có lẽ vào phần toán mình chưa học.

Cái này nên xem lại, theo công thức (hình như là Bec-nu-li) thì vận tốc nước chảy vào phụ thuộc vào chiều cao cột nước đã chảy vào tại thời điểm đó tới mặt nước, mà ta đã chứng minh khoảng cách này luôn không đổi nên vận tốc nước chảy vào cũng không đổi
 
N

nam156

Cái này nên xem lại, theo công thức (hình như là Bec-nu-li) thì vận tốc nước chảy vào phụ thuộc vào chiều cao cột nước đã chảy vào tại thời điểm đó tới mặt nước, mà ta đã chứng minh khoảng cách này luôn không đổi nên vận tốc nước chảy vào cũng không đổi
Tớ không am hiểu về chất lỏng lắm nhưng rõ ràng là nếu h là chiều cao của ca thì x thay đổi nên hiệu h-x phải thay đổi chứ nhỉ ?/:)
 
H

huutrang93

Tớ không am hiểu về chất lỏng lắm nhưng rõ ràng là nếu h là chiều cao của ca thì x thay đổi nên hiệu h-x phải thay đổi chứ nhỉ ?/:)

Viết nhầm đấy, tại không có hình nên hơi khó giải thích, ai đó post giùm 2 cái hình đi, 1 cái ngay trước khi xuất hiện lỗ thủng và 1 cái khi lỗ thủng đã xuất hiện sau thời gian \Delta t

Không ai chịu vẽ giùm cái hình thì để mình vẽ luôn vậy
Đây là hình mặt cắt, (1) là lúc mới bị thủng, (2) là lúc bị thủng 1 giây, mọi số liệu có trong hình
untitled.jpg

Trước khi đáy bị thủng, khối trụ chìm 1 đoạn
[TEX]x=\frac{m}{\rho.g.S}[/TEX]
Lưu lượng nước chảy vào xuồng dưới tác dụng của cột nước h
[TEX]Q=\pi.r^2\sqrt{2gx}[/TEX]
Độ tăng của nước trong bình sau 1 giây
[TEX]h'=\frac{\pi.r^2\sqrt{2gx}}{S}[/TEX]
Độ chìm của bình sau 1 giây
[TEX]h''=\frac{\rho.g.Q}{\rho.g.S}=\frac{\pi.r^2\sqrt{2gx}}{S}[/TEX]
Ta thấy h'=h'' và do đó suy ra x luôn không đổi trong quá trình chìm
Xuồng chìm khi chảy vào xuồng 1 thể tích nước
[TEX]V=S.(h-x)[/TEX]
Thời gian từ khi xuồng bị thủng đến khi xuồng chìm hẳn
[TEX]t=\frac{V}{Q}=\frac{S.(h-x)}{\pi.r^2\sqrt{2gx}}=\frac{S.(h-\frac{m}{\rho.g.S})}{\pi.r^2\sqrt{2g\frac{m}{\rho.g.S}}}[/TEX]
Đây là bài 23.18 quyển Các định luật bảo toàn nhiệt học (lớp 10, tập 2), dành cho học sinh chuyên Vật lí (nguyên văn cái trang bìa, em không thêm thắt gì đâu, để bác nào muốn tìm thì tìm cho dễ)
Quyển sách này được xem như quyển giải bài tập của Giải toán Vật lí, hầu hết bài tập trong GTVL đều có bài giải trong quyển này

Bác nào muốn cho em kẹo thì cho nhanh lên nhé, đừng để người khác đọc thấy lại đòi của em thì khổ
 
Last edited by a moderator:
N

nam156

Hay thật ! hệ quả của bài toán này rất hay.
Tớ ko có kẹo, thank tạm 1 cái nhá !
 
H

huutrang93

Thử đảo đề một chút
Một cái ca kim loại hình trụ có bể dày không đáng kể và có khối lượng 0,05 Kg.
Tiết diện đáy [TEX]10 cm^2[/TEX], chiều cao [TEX]20 cm[/TEX].
Dưới đáy ca có một lỗ thủng hình tròn tiết điện [TEX]0,005 cm^2[/TEX]
Ca chứa nước có độ cao 15 cm
a)Hỏi sau bao lâu ca không còn nước.
Biết [TEX]d_n =10000N/m^3[/TEX].
Bạn thienxung759 giải được mấy bài cơ học vật rắn thì chắc cũng biết sơ sơ về tích phân phải không
b)Lỗ thủng ban đầu được đậy chặt bằng miếng kim loại, sau đó kéo miếng kim theo phương ngang với vận tốc v=1 mm/s, tính thời gian nước chảy hết ra khỏi ca.
 
T

thienxung759

Thử đảo đề một chút
Một cái ca kim loại hình trụ có bể dày không đáng kể và có khối lượng 0,05 Kg.
Tiết diện đáy [TEX]10 cm^2[/TEX], chiều cao [TEX]20 cm[/TEX].
Dưới đáy ca có một lỗ thủng hình tròn tiết điện [TEX]0,005 cm^2[/TEX]
Ca chứa nước có độ cao 15 cm
a)Hỏi sau bao lâu ca không còn nước.
Biết [TEX]d_n =10000N/m^3[/TEX].

b)Lỗ thủng ban đầu được đậy chặt bằng miếng kim loại, sau đó kéo miếng kim theo phương ngang với vận tốc v=1 mm/s, tính thời gian nước chảy hết ra khỏi ca.
Hai câu này dùng tích phân để giải hả?
Chưa nghĩ ra.
Giải thử bài này đi. Của lớp 9 đấy.
picture.php
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom