[Vật lí 10] Bài tập

Q

quangtruong94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : dễ quá bỏ qua
Câu 2 : Người ta nối một lực kế với hai vật có khối lượng M = 10kg và m = 10g.Tác dụng hai lực F = 20N và f = 10N vào các vậy như hình vẽ .Lực kế sẽ chỉ một lực là bao nhiêu nếu :
a)Lực F đặt vào vật có khối lượng M và lực f đặt vào vật có kl M
b)Lực F đặt vào vật có kl M và f đặt vào vật có kl m
c)2 vật đều có kl = 2kg
hình vẽ :

Câu 3 : Một quả cầu kl 2kg được treo ở đầ một sợi dây (ko giãn ko kl) .Ta kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả cho nó chuyển động
a)Xác định vị trí trên quỹ đạo tại đó lực căng của dây treo là cực đại .Tìm biểu thức tính lực căng cực đại đó ?
b)tính lực căng cực đại của dây treo khi quả cầu được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng hoc 90 độ
c) Hỏi phải đưa quả cầu lên tới độ cao nào thì lực căng cực đại bằng 2 lần trọng lực của quả cầu

Câu 4 : Một thanh đồng chất đầu trên được giữ bằng bản lề , ở trang thái cân bằng một nửa nó ngâm trong dầu hỏa .Khối lượng riêng của thanh là bao nhiêu biết kl riêng của dầu là 800kg/m^3
Hĩnh vẽ này :

Câu 5 : trong mặt phẳng thẳng đứng một mặt phảng nghiêng được nối với một máng tròn ở mặt nằm ngang ( hình vẽ ) .Ở độ cao h trên mặt phẳng nghiêng có vật 1 ( kl m1 = 2m) , ở điểm A có vật 2 ( kl m2 = m) các vật có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng và máng tròn .Thả nhẹ vật 1 trượt đến va chạm vào vậ 2 .Va chạm là va chạm đàn hồi .
1. H < R/2 , R là bán kính của máng tròn .Hai vật chuyển động thế nào sau va cham ? ? tính các độ cao cực đại mà h1 và h2 đạt tới ? ( không xem xét các hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo )
2.Tính giá trị cực tiểu của h để sau va chạm 2 vật có thể đi hết máng tròn mà vẫn không tách rời máng
hình đây :
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Câu 1 : dễ quá bỏ qua
Câu 2 : Người ta nối một lực kế với hai vật có khối lượng M = 10kg và m = 10g.Tác dụng hai lực F = 20N và f = 10N vào các vậy như hình vẽ .Lực kế sẽ chỉ một lực là bao nhiêu nếu :
a)Lực F đặt vào vật có khối lượng M và lực f đặt vào vật có kl M
b)Lực F đặt vào vật có kl M và f đặt vào vật có kl m
c)2 vật đều có kl = 2kg
hình vẽ :

Câu 3 : Một quả cầu kl 2kg được treo ở đầ một sợi dây (ko giãn ko kl) .Ta kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả cho nó chuyển động
a)Xác định vị trí trên quỹ đạo tại đó lực căng của dây treo là cực đại .Tìm biểu thức tính lực căng cực đại đó ?
b)tính lực căng cực đại của dây treo khi quả cầu được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng hoc 90 độ
c) Hỏi phải đưa quả cầu lên tới độ cao nào thì lực căng cực đại bằng 2 lần trọng lực của quả cầu

Câu 4 : Một thanh đồng chất đầu trên được giữ bằng bản lề , ở trang thái cân bằng một nửa nó ngâm trong dầu hỏa .Khối lượng riêng của thanh là bao nhiêu biết kl riêng của dầu là 800kg/m^3
Hĩnh vẽ này :

Câu 5 : trong mặt phẳng thẳng đứng một mặt phảng nghiêng được nối với một máng tròn ở mặt nằm ngang ( hình vẽ ) .Ở độ cao h trên mặt phẳng nghiêng có vật 1 ( kl m1 = 2m) , ở điểm A có vật 2 ( kl m2 = m) các vật có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng và máng tròn .Thả nhẹ vật 1 trượt đến va chạm vào vậ 2 .Va chạm là va chạm đàn hồi .
1. H < R/2 , R là bán kính của máng tròn .Hai vật chuyển động thế nào sau va cham ? ? tính các độ cao cực đại mà h1 và h2 đạt tới ? ( không xem xét các hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo )
2.Tính giá trị cực tiểu của h để sau va chạm 2 vật có thể đi hết máng tròn mà vẫn không tách rời máng
hình đây :


Câu 3:

a) Gọi góc lệch ban đầu là [TEX]\alpha_0[/TEX]
Cơ năng ban đầu
[TEX]W=mgl(1-cos\alpha_0)[/TEX]
Cơ năng tại góc lệch có lực căng lớn nhất
[TEX]W=mgl(1-cos\alpha)+0,5mv^2 \Rightarrow v^2=2gl(cos\alpha-cos\alpha_0)[/TEX]
Phương trình định luật II Newton
[TEX]\vec{P}+\vec{T}=m\vec{a}[/TEX]
Chiếu lên phương hướng tâm
[TEX]T-P.cos\alpha=ma=m\frac{v^2}{l}=2mg(cos\alpha-cos\alpha_0) \Rightarrow T=mg(3cos\alpha-2cos\alpha_0)[/TEX]
[TEX]T_{max} \Leftrightarrow cos\alpha=1 \Rightarrow \alpha=0 \Rightarrow T=mg(3-2cos\alpha_0)[/TEX]
[TEX]b) T=mg(3-2cos\alpha_0)=3mg[/TEX]
[TEX]c) T=2P \Rightarrow mg(3cos\alpha-2cos\alpha_0)=2mg \Rightarrow cos\alpha=\frac{2}{3}(1+cos\alpha_0)[/TEX]
 
C

chickensaclo

Câu 4: bạn áp dụng Momen lực áp dụng cho 2 lực cân bằng mà ở đây 2 lực đó là P và Fa(lực đẩy Acimet) trong đó điểm đặt vectơ lực của P là chính giữa thanh còn của lực đẩy Acimet thì ở chính giữa phần chìm của thanh dưới dầu hoả ( tiết diện của thanh khi giải ra sẽ bị triệt tiêu hết)
 
C

chickensaclo

Câu 1 : dễ quá bỏ qua
Câu 2 : Người ta nối một lực kế với hai vật có khối lượng M = 10kg và m = 10g.Tác dụng hai lực F = 20N và f = 10N vào các vậy như hình vẽ .Lực kế sẽ chỉ một lực là bao nhiêu nếu :
a)Lực F đặt vào vật có khối lượng M và lực f đặt vào vật có kl M
b)Lực F đặt vào vật có kl M và f đặt vào vật có kl m
c)2 vật đều có kl = 2kg
hình vẽ :

Câu 3 : Một quả cầu kl 2kg được treo ở đầ một sợi dây (ko giãn ko kl) .Ta kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả cho nó chuyển động
a)Xác định vị trí trên quỹ đạo tại đó lực căng của dây treo là cực đại .Tìm biểu thức tính lực căng cực đại đó ?
b)tính lực căng cực đại của dây treo khi quả cầu được kéo lệch khỏi vị trí cân bằng hoc 90 độ
c) Hỏi phải đưa quả cầu lên tới độ cao nào thì lực căng cực đại bằng 2 lần trọng lực của quả cầu

Câu 4 : Một thanh đồng chất đầu trên được giữ bằng bản lề , ở trang thái cân bằng một nửa nó ngâm trong dầu hỏa .Khối lượng riêng của thanh là bao nhiêu biết kl riêng của dầu là 800kg/m^3
Hĩnh vẽ này :

Câu 5 : trong mặt phẳng thẳng đứng một mặt phảng nghiêng được nối với một máng tròn ở mặt nằm ngang ( hình vẽ ) .Ở độ cao h trên mặt phẳng nghiêng có vật 1 ( kl m1 = 2m) , ở điểm A có vật 2 ( kl m2 = m) các vật có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng và máng tròn .Thả nhẹ vật 1 trượt đến va chạm vào vậ 2 .Va chạm là va chạm đàn hồi .
1. H < R/2 , R là bán kính của máng tròn .Hai vật chuyển động thế nào sau va cham ? ? tính các độ cao cực đại mà h1 và h2 đạt tới ? ( không xem xét các hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo )
2.Tính giá trị cực tiểu của h để sau va chạm 2 vật có thể đi hết máng tròn mà vẫn không tách rời máng
hình đây :



Câu 5 :
-Bạn cần sử dụng đl bảo toàn cơ năng cho vật 1 trước va chạm => tìm được v1 tại điểm sắp va chạm.
-Khi va chạm, do va chạm là hoàn toàn đàn hồi nên bạn có thể dùng công thức tính vận tốc của SGK (trg179 sách nâng cao)=> tìm được vận tốc v1' và v2' của 2 vật sau va chạm.
=> dễ dàng tìm được độ cao lên max bằng cách áp dụng ĐL bảo toàn cơ năng (chú ý quỹ đạo chuyển động của vật 2 khi lên máng (hình vẽ) nên khi bạn giải cần áp dung công thức P + N = ma ( tất cả các đại lượng P,N,a bạn cho hộ dấu vecto ở trên) sau đó chiếu lên các trục Ox và Oy)
LT0.8403232_1_1.png


- Còn ở câu b) để vật đi hết máng tức ít nhất khi lên đến đó có N\geq0 sau đó bạn thay vào phương trình dưới bạn sẽ có một bất phương trình, giải ra sẽ tìm được gia tốc min thôi:
P + N = ma <=> N = m(a - g) (a là gia tốc hướng tâm)
 
C

chickensaclo

Câu 2:
Bạn chỉ cần phân tích riêng từng vật ra:(bổ sung hộ dấu vecto ở trên đầu các biểu thức) (bắt buộc phải có dấu vecto mới giải được)
Vật 1: P1 + Fdh1 = (m1 + m2)a
Vật 2: P2 + Fdh2 = (m1 + m2)a
chiếu 2 phương trình vectơ này lên trục chuyển động rồi sau đó giải hệ 2 phương trình đó là ra lực đàn hồi và gia tốc hệ.
( ước gì đề HSG của mình cũng như thế này):((
 
P

phamminhkhoi



Câu 2: Có 2 thhắc mắc:

1. Hệ vật đặt ở đâu (trong không khí hay trên mặt vật rắn, hai cái này khác nhau)
2. F đàn hồi của lò xo lựuc kế có bị bỏ qua không :|

Câu : 3

Áp dụng định luật 2 newton (chiếu P lên phương hướng tâm) ta có T = (mv^2 )/ l - mgcosA (1)

Áp dụng dịnh luật bảo toàn cơ năng: E1 = E2 = Wt max------> mgh max = mgh1 + (mv1^2)/2 Biểu diễn h1,h2 theo l, tính v theo l, góc lệc a và góc lệch a max, thế vào (1) ta tính ra đường lực căng T = mg(3cosa - cos a max) do góc a max là không đổi nên T đạt max chỉ khi cos a đạt min khi và chỉ khi a= o dây treo trùng với phwong thằng đứng.

Câu 2 và 3 nhỏ đều áp dụng kết quả câu 1 để làm.

Câu 4, 5 về xem lại sách lớp 10 đã mai chém tiếp:D

Dễ hơn đề năm mình thi :((
 
C

chickensaclo

Nếu như đầu bài chỉ cho thế này thôi thì chắc chắn là ở trên mặt phẳng cứng rồi còn gì để bàn nữa, còn nếu mà là trong không khí thì .. cũng chả sao vì có ai nói là hệ ko rơi tự do đâu, đúng ko nhỉ. Khi chỉ có 2 lực như vậy đặt ngang nhau thì có thể họ đã cho dễ đi bằng cách cho trục gắn với hệ vật.
Mà bài 3 của phamminhkhoi lấy ở đâu vậy???
 
Top Bottom