[Vật lí 10] Bài tập

0

0onhox_alone0o

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Viết phường trình trạng thái của khí lí tưởng, từ đó suy ra ba định luật của chất khí
Câu 2: Một thanh kim loại làm bằng thép có tiết diện ngang 30cm^2, chiều dai 5m ở nhiệt độ 15 độ C
a, Biết hệ số nở dài của thép là anpha= 11.10^-6 K^-1. Tính độ nở dài của thanh thép khi nhiệt độ tăng lên đến 45 độ C
b, Để thanh thép không dài thêm khi nhiệt độ là 45 độ C thì phải tác dụng vào thanh thép một lực có độ lớn bằng bao nhiêu biết áp suất đàn hồi cảu thép là 2.10^11Pa.
Câu 3: Nén 10 lít khí ở 27 độ C, 760mmHg để thể tích của nó chỉ còn là 4 lít, vì nén nhanh nên khí bị nóng lên đến 60 độ C. Hỏi áp suất khí đó bằng bao nhiêu?
Câu 4: Một ô tô co khối lượng 1 tấn đang chạy với vận tốc 20m/s
a, Tìm động năng ô tô?
b, Tìm độ biến thiên động năng của ô tô khi nó bị hãm với vận tốc 10m/s.
c, Tính lực hãm trung bình biết quãng đường mà ô tô chạy được trong quá trình hãm là 60m.
Câu 5: Có 2cm^3 dầu lỏng chảy qua ống nhỏ giọt thành 152 giọt dầu. Đường kính của lỗ đầu ống nhỏ giọt là 1,2mm. Tính lực căng bề mặt cảu dầu biết khối lượng riêng của dầu là 900kg/m^3
 
N

nam156

Hình như chỉ áp dụng công thức là ra .
Mà bài 5 có phải ống thẳng đứng ko bạn?
 
L

lan_anh_a

Cám ơn bạn đã post đề cho bọn mình tham khảo nhé ! Cho mình hỏi bạn học trường nào vậy ? Mai mình mới thi cơ!
 
0

0onhox_alone0o

uhm, nài 5 là ôgs thẳng đứng đoá
mjnh học trg Tam Dương, hum nay mjnh vừa thj xg đề này nên post lun cho mọi người xem
 
H

huutrang93

Trường mình cũng vừa mới thi học kì, 5 bài thì chỉ có bài 4 là bài khó, các bài còn lại cứ áp dụng công thức SGK là ra
Bài 4:
1 quả cầu đồng chất bán kính R, khối lượng m được ném ngang sao cho nó vừa lăn vừa trượt trên mặt bàn nằm ngang với vận tốc đầu 6,3 km/h. Hệ số ma sát trượt là 0,2. Hỏi quả cầu đi được bao nhiêu m thì bắt đầu lăn không trượt, lúc đó vận tốc v của chuyển động là bao nhiêu. Lấy g=10 m/s^2
 
H

huutrang93

Mới kiếm được, vô tham khảo nhé
Đề thi HK 2, THPT Yên Thành 2, Nghệ An
1) vật m=1 kg, trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A, góc nghiêng[TEX] \Alpha =30^0[/TEX]. Chiều dài mặt phẳng nghiêng AB=10 m. hệ số ma sát trượt là [TEX]\frac{1}{2\sqrt{3}}[/TEX], biết g=10
a) Tìm động năng tại B
b) Tìm vị trí mà động năng bằng thế năng
2) lò xo có độ cứng k=100 N/m, gắn với thang máy và nối với vật nặng 200g. Lấy g=10
a) Khi thang máy đứng yên, tính độ biến dạng của lò xo
b) Tính gia tốc thang máy khi lò xo bị dãn 3 cm, biết lò xo đi lên thẳng đứng biến đổi đều, cho biết đó là chuyển động nhanh dần hay chậm dần
3) Quả cầu m=300g đặt trên đỉnh cọc thẳng đứng, chiều cao 1 m. Viên đạn khối lượng m=10 g bắn theo phương ngang đúng vào tâm quả cầu, xuyên qua nó và rơi cách chân cọc 15m. Quả cầu rơi cách chân cọc 6m.
a) Tính vận tốc ban đầu của đạn
b) Độ biến thiên động năng của hệ trong va chạm
4) Ống nhỏ, hở 2 đầu uốn khúc như hình vẽ chứa chất lỏng. Ống chuyển động dọc theo đoạn nằm ngang của nó với gia tốc a=5. Khi đó, độ cao h của cột chất lỏng dâng lên trong ống thẳng đứng là bao nhiêu? Biết tổng chiều dài cột chất lỏng là 30 cm và g=10
Hình bài 1, 3, 4
untitled-5.jpg
 
L

lan_anh_a

chết rồi mọi người ơi! đề nào cũng có chất lỏng à ?
bọn mình chả học về phần đấy gì cả nên không biết làm !!!
hu hu
ai biết làm mấy bài đấy bảo với ! giải luôn cho mình đi ! chiều nay thi lí rồi !!!
ôi !không có ai giải à ?
khổ thế !
 
Last edited by a moderator:
0

0onhox_alone0o

nè, sap lạ vậy pan, sgk cả nước đều học sao pan lại hok đc học nhj????????????
muk phần đoá cũng ko khó lắm đâu pan ak!!!
 
H

huutrang93

chết rồi mọi người ơi! đề nào cũng có chất lỏng à ?
bọn mình chả học về phần đấy gì cả nên không biết làm !!!
hu hu
ai biết làm mấy bài đấy bảo với ! giải luôn cho mình đi ! chiều nay thi lí rồi !!!
ôi !không có ai giải à ?
khổ thế !

Tôi thấy lạ thật đấy, đã mất công post lên cho các bạn làm, các bạn chẳng những không làm mà còn hỏi lại tôi cách làm, thế các bạn tham gia diễn đàn để làm gì?
 
H

huutrang93

Thêm 1 đề thi học kì đây

Bài 1:
Một vật khối lượng m=1 kg nằm ở B (chân mặt nghiêng BC). Ta truyền cho vật vận tốc đầu v0=16 m/s, hướng theo mặt phẳng nghiêng đi lên, hệ số ma sát trượt là [TEX]\mu=\frac{\sqrt{3}}{5}[/TEX], góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang là 30 độ. BC=20 m
a) Tìm độ cao cực đại vật đạt được
b) Tính quãng đường vật đã đi cho đến khi dừng lại
c) Tính công lực ma sát trong quá trình chuyển động
Bài 2:
Cơ hệ được bố trí như hình, lò xo có k=100 N/m, m=0,2 kg. Lấy gốc tọa độ tại vị trí cân bằng
a) Xác định độ biến dạng lò xo khi hệ vật đứng yên
b) Nâng vật lên vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Xác định gia tốc của vật khi vật có tọa độ x=2 cm
Bài 3:
Thanh AB đồng chất, đầu A gắn vào trần nhà, khối lượng m=10 kg, chiều dài 2 m. Đầu B treo trên sợi dây BC theo phương thẳng đứng. Góc tạo giữa thanh và trần là 30 độ.
a) Tính sức căng sợi dây
b) Tác dụng lực F=50 N lên đầu B, hướng sang trái theo phương ngang. Tính sực căng sợi dây khi đó
Bài 4:
Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang góc 45 độ, từ điểm O trên mặt phẳng nghiêng, người ta ném 1 vật với vận tốc đầu v0 và vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Vật này chạm mặt phẳng nghiêng tại điểm A cách O 2 căn 2 m.
a) Tìm độ lớn của v0
b) Tìm vật tốc vật ngay trước khi chạm mặt phẳng nghiêng tại A.
Toàn đề lấy g=10 m/s^2
Hình đây
untitled-6.jpg


Từ trước đến nay, bài do tôi đưa ra chỉ có 2 bài được giải, những bài còn lại không biết tại sao mọi người không giải. Lần này tôi đưa ra 1 đề nữa, hi vọng có người giải được
 
H

hoangnguyendak

Nhìn lên bầu trời tôi thấy 1 vì sao !!! vì sao ấy tôi chỉ thấy toàn bài tập

sao mờ hocmai hok thấy giải giùm thế nhỉ !!!
:khi (75):Ai học giỏi lý cho mình hỏi cái:khi (203):
 
H

huutrang93

ak. Sao mãi hok có ji mới nhỉ. Nản weeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee'

her giải xong mấy bài đó đã rồi mình sẽ đưa lên thêm, gì chứ đề cao hơn mức bình thường một chút mình có thừa

Định đưa đề thi học kì của lớp mình cho mấy bạn, nhưng tình hình này thì chắc thôi luôn, đề thế này còn không giải thì đụng đề lớp mình bó chiếu hết
 
Last edited by a moderator:
S

suphu_of_linh

Bài 1:
Một vật khối lượng m=1 kg nằm ở B (chân mặt nghiêng BC). Ta truyền cho vật vận tốc đầu v0=16 m/s, hướng theo mặt phẳng nghiêng đi lên, hệ số ma sát trượt là [TEX]\mu=\frac{\sqrt{3}}{5}[/TEX], góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng ngang là 30 độ. BC=20 m
a) Tìm độ cao cực đại vật đạt được
b) Tính quãng đường vật đã đi cho đến khi dừng lại
c) Tính công lực ma sát trong quá trình chuyển động

Đặt hệ quy chiếu trên BC, chiều dương Ox đi lên.

Vật chịu Fms, trọng lực P, phản lực Q. Vật tác dụng lên BC áp lực N

[TEX]\vec{F_{ms}} + \vec{P} + \vec{Q} = ma.[/TEX]

Chiếu xuống Oy ta được: [TEX]N = Q = P.cos30. = 10.cos30[/TEX]

Chiếu xuống Ox ta được

[TEX]F_{ms} + P.sin30 = ma.[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \mu.N + P.sin30 = ma.[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{3}{5}.10.cos30 + 10.sin30 = 1.a ==> a = 10 m/s^2[/TEX]

Vật đi được quãng đường: [TEX]s = \frac{0^2 - 16^2}{2.(-10)} = 12,8m. < 20m[/TEX]

Độ cao cực đại: [TEX]h = s.sin30 = 6,4m.[/TEX]

Công lực ma sát: [TEX]A = \mu.N.s = \frac{3}{5}.10.cos30.12,8 = 66,5 J[/TEX]
 
H

huutrang93

Đặt hệ quy chiếu trên BC, chiều dương Ox đi lên.

Vật chịu Fms, trọng lực P, phản lực Q. Vật tác dụng lên BC áp lực N

[TEX]\vec{F_{ms}} + \vec{P} + \vec{Q} = ma.[/TEX]

Chiếu xuống Oy ta được: [TEX]N = Q = P.cos30. = 10.cos30[/TEX]

Chiếu xuống Ox ta được

[TEX]F_{ms} + P.sin30 = ma.[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \mu.N + P.sin30 = ma.[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{3}{5}.10.cos30 + 10.sin30 = 1.a ==> a = 10 m/s^2[/TEX]

Vật đi được quãng đường: [TEX]s = \frac{0^2 - 16^2}{2.(-10)} = 12,8m. < 20m[/TEX]

Độ cao cực đại: [TEX]h = s.sin30 = 6,4m.[/TEX]

Công lực ma sát: [TEX]A = \mu.N.s = \frac{3}{5}.10.cos30.12,8 = 66,5 J[/TEX]

Sai từ dòng thứ 8 từ trên xuống, xem lại các giá trị mà bạn thế vào phương trình chiếu lên trục x

Đề này cứ tưởng chỉ bài 4 là hơi khó, không ngờ ngay bài 1 đã có người sai
 
Last edited by a moderator:
H

hermionegirl27

hix. Thii lí rùi. đề tự luận đêy:cho 2 vật m_1; m_2. m_2 gắn chặt và lò xo(lò xo gắn bức tường), trên mặt phằng nằm ngang. thả nhẹ m_1 trên dốc cao 2 m xuống va chạm trực diện đàn hồi m_2. m_1 = 0.2 kg; m_2 = 0,6kg. Coi hok có ma sát, các vật coi là chất điểm. Độ cứng lò xo là 60N/m.
a, tính vận tốc mỗi vật ngay sau va chạm.
b, tính độ nén cực đại của lò xo.
c, tính độ cao m_1 đạt sau va chạm.
Dễ hơn mình tưởng. Nhưng mà thảm hơn mình nghĩ. :((
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom