[Vật lí 10] Bài tập nâng cao tổng hợp.

S

saodo_3

Ơ, thì tất nhiên. Nhưng định nghĩa như thế đâu có giúp ích gì cho việc tính khối luợng?

Bám sát cách làm tí đi. :|
 
C

congratulation11

picture.php

.................................
 
S

saodo_3

Ờ, hiểu. Anh hiểu rằng em đã sai như thế nào khi đánh giá vấn đề này.

Tóm lại em đã sai.
 
S

saodo_3

Ai dám đảm bảo mật độ phân bố của chúng bằng nhau?

Muốn tính được khối lượng, cần phải xem vật như một khối cầu. Như em đã trình bày, các mảnh văng ra như vật bị ném xiên. Cần xác định góc ném xiên để có cự li cực đại là R. Sẽ tính ra 2 góc là a và b. a < 45 độ, b > 45 độ.

Khoảng giữa a và b là khoảng xó tầm xa lớn hơn R.

Lập tỷ số góc và thể tích đề tìm tương quan giữa khối lượng vănbg ra và tổng khối lượng.

Cụ thể:

http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1545352&postcount=92
 
C

congratulation11

Một vật được buông rơi tự do xuống mặt phẳng nghiêng góc $\alpha$ (so với phương ngang).
Vật đụng mp nghiêng và nảy lên. Giả sử va chạm tuyệt đối đàn hồi. Vật đụng mp nghiêng liên tiếp ở các điểm 0, 1, 2, ...
Tìm tỉ lệ của khoảng cách giữa hai điểm đụng liên tiếp.
 
S

saodo_3

Bài trên của em là tỉ lệ 1:3:5:7..... Cách làm thì cứ chọn hệ tọa độ Ox song song mặt nghiêng, Oy song song mặt nghiêng. Viết các phương trình.

Ai làm thì làm, anh từng làm rồi nên không muốn làm lại.

Post cho 1 bài mới ngắn này:

Một vật khối lượng m đặt trên ván khối lượng M có thể trượt không ma sát trên sàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và ván là k = 0,02. Trong vật m có 1 động cơ có thể thu dây với tốc độ không đổi v. Ban đầu vật cách mép ván một khoảng L. Hỏi sau bao lâu, vật tới được mép ván.

Xét 2 trường hợp:

- Một đầu dây cố định trên sàn.

- Một đầu dây cố định trên ván.


picture.php
 
C

congratulation11

Chọn chiều cđ của các vật là chiều dương.
****Th1: Một dầu dây cố định vào tường (như nình vẽ)
picture.php


KHi đó m cđ thẳng đều về phía tường, còn M chịu lực ma sát theo phương ngang, có gia tốc theo hướng cùng với với hướng cđ của m.

$a=\frac{0,2m}{M}$

Như vậy để m trượt về phía mép thì m phải trượt và cđ nhanh hơn M về phía tường.
Khi đó:
$vt-\frac{at^2}{2}=L$

***Th2: Một đâu dây cố định trên ván.
Để tới mép ván thì đầu dây này phải gắn vào mép ván mà m cân tới
Coi dây song song với mp t/ xúc của m và M.
Lúc này khỏi cần tính toán lằng nhằng. Dây kéo với v không đổi.
---> vật cđ với v không đổi so với ván.
---> t=L/v

@ saodo: bài trên em ra tỉ lệ là 1:2:3... cơ!

P/s: chuẩn nhá! Bài học nhớ đời :|
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Vẫn chưa (hoàn toàn) đúng.

Cái này là em phân tích hiện tượng không kĩ nhé.

- m thì có vận tốc v với đất rồi, không cần bàn.

- M ban đầu có vận tốc so với đất là 0, gia tốc là [TEX]a = \frac{mg.k}{M}[/TEX], như vậy, vận tốc của M sẽ không ngừng tăng. Nhưng không phải tăng vô hạn mà chỉ tăng tới vận tốc của m thôi. Khi đó hai vật không trượt trên nhau nữa, ma sát biến mất, gia tốc biến mất.

Như vậy ta phải chia ra 2 trường hợp nhỏ.

Nếu [TEX]L \leq \frac{v^2}{2a}[/TEX] thì thời gian tính theo phương trình [TEX]L = vt - \frac{at^2}{2}[/TEX].

Nếu [TEX]L \geq \frac{v^2}{2a}[/TEX] thì vật sẽ không tới mép ván được.

Như thế đó.
 
C

congratulation11

Bài này giải tớ đau đầu lắm... :D Bạn nào giải xong cho biết luôn thời gian giải nhá! :p

Ở một khúc sông thẳng, vận tốc của dòng nước tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách từ bờ. Vận tốc của dòng nước sát bờ là 0, vận tốc của dòng nước ở ngay giữa sông là $V_o$.

Một chiếc thuyền chạy băng qua dòng sông với vận tốc có độ lớn không đổi $u$ và hướng luôn vuông góc với vận tốc chảy của dòng nước.

Biết bề rộng của sông là $L$. Hãy tính quãng đường mà thuyền bị dòng nước cuốn đi khi băng ngang qua sông???
 
T

tiasangbongdem

lâu không ghé pic xin được thỉnh giáo ạ.

xét trường hợp một đầu dây cố định trên sàn
vật tiến lại gần với vận tốc v
ta có [TEX]F_{ms}[/TEX]=k.m.g
lực ma sát của vật tác động lên ván làm ván chuyển động cùng chiều với vật và với gia tốc
a=[TEX]\frac{F_{ms}}{M}[/TEX]=[TEX]\frac{k.m.g}{M}[/TEX]
=> tấm ván chuyển động với vận tốc :
V=a.t=[TEX]\frac{k.m.g}{M}[/TEX].t
hiện tượng:
khi V đạt giá trị bằng v => vật không thể trượt trên ván nữa
=> [TEX]F_{ms}[/TEX] triệt tiêu ,cả vật với ván chuyển động không gia tốc ( chuyển động đều ) với vận tốc v.
liệu lập luận trên có thể xảy ra trước khi vật tới mép của tấm ván không ???
theo đó ta có V sẽ bằng v sau thời gian
t=[TEX]\frac{v}{a}[/TEX]=[TEX]\frac{{v}.M}{k.m.g}[/TEX]
thời gian này vật đi được quãng đường v.t đối với tường cố định.Còn ván đi được quãng đường [TEX]\frac{a.{t^2}}{2}[/TEX]
=> đối với ván trong thời gian t vật trượt được một đoạn s=v.t-[TEX]\frac{{v^2}.M}{2.k.m.g}[/TEX]
nếu đầu bài cho mỗi L=L thôi thì không thể kết luận :lập luận trên xảy ra hay không và cũng không thể kết luận tới mép trước của ván được
P/s: phải cho điều kiện của L chứ anh ( em xem hướng dẫn của anh nhưng không hiểu anh lấy đâu ra [TEX]L \leq \frac{v^2}{2a}[/TEX] và [TEX]L \geq \frac{v^2}{2a}[/TEX] ) mong nhận được nhanh hồi âm của anh.
 
S

saodo_3

Chậc, viết các công thức tích hợp đi cho nó đơn giản. Viết cụ thể chi li quá nhìn rối lắm.

Lấy ván làm mốc, vật sẽ có vận tốc là [TEX]v[/TEX] và gia tốc là [TEX]{-a}[/TEX].

Quãng đường đi được cho đến khi nó dừng lại trên ván là:

[TEX]0 - v^2 = {-a}2S \Rightarrow S = ..... [/TEX]

Đó là lí do vì sao có sự so sánh trên.
 
T

tiasangbongdem

xét trường hợp Một đầu dây cố định trên ván.
theo nội năng thì ta dễ nhận thấy lực của động cơ đối với hệ quy chiếu ván + vật là nội năng .
để áp dụng định luật bảo toàn động lường thì hệ phải kín mà hệ kín khi chuyển động theo phương ngang ( đúng không nhỉ nếu sai thì khỏi phải đọc tiếp :D)
gọi ký hiệu [TEX]\vec v_1[/TEX] và [TEX]\vec v_2[/TEX] là vận tốc của vật và ván ([TEX]\vec v_1[/TEX] ngược hướng với [TEX]\vec v_2[/TEX] )
áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có :
m.[TEX]\vec v_1[/TEX]+M. [TEX]\vec v_2[/TEX]=m.[TEX]\vec v[/TEX]
=> m.[TEX]v_1[/TEX]-M.[TEX]v_2[/TEX]=m.v (*)
động cơ chuyển động kéo vật => phần dây ngắn đi bằng tổng các quãng đường đi được của vật và ván ta có :
[TEX]v_1[/TEX]+[TEX]v_2[/TEX]=v (**)
từ (*) và (**) ta được
[TEX]v_1[/TEX]=v và [TEX]v_2[/TEX]=0 (theo toán tính ra thui )
từ trên => ván vẫn đứng yên và vật tiếp tục chuyển động với vận tốc v
vât sẽ tới mép của ván sau khoảng thời gian [TEX]t_2[/TEX]=[TEX]\frac{L}{v}[/TEX]
 
S

saodo_3

Trong ống hình trụ thẳng đứng có 2 đoạn tiết diện khác nhau có hai pittong A và B với tổng khối lượng 5 Kg nối với nhau bằng một sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể. Phần ống giữa hai pittong chứa một mol khí lí tưởng. Tiết diện pittong A lớn hơn tiết diện pittong B [TEX]\Delta S = 10 cm^2[/TEX]. Áp suất khí quyển bên ngoài là 1 atm. Hỏi phải nung nóng khí lên bao nhiêu để pittong A dịch chuyển lên trên một đoạn 5 cm?

picture.php
 
C

congratulation11

Giải chém chuối!

Gọi p là áp suất khí trong ống lúc đầu.
A đi lên 5cm thì B cũng đi lên 5cm

Độ tăng thể tích là: $\Delta V=0,05.(S_1-S_2)$

Haizz, trong thợp này, áp suất thay đổi không đáng kể :D

Như thế công mà khí thực hiện để đẩy A lên là:

$A=p.\Delta V=p.0,05.(S_1-S_2)=0,05.(F_1-F_2)$ (*)

Vơi $F_1, \ \ F_2$ lần lượt là lực mà khí tdung lên các pittong A và B.

Để đó đã, rồi làm sao mà biểu diễn $F_1-F_2$ đây ta???

Lực hả, ta sẽ nghĩ đến các PT động lực học.

Đại khái sử dụng mấy cái Pt vecto ấy, rồi có được các PT đại số sau:

$P_A+F_A-F_1+T=0 \\ P_B-F_B+F_2-T=0$

Với $F_A, \ \ F_B$ lần lượt là áp lực mà khí bên ngoài tác dụng lên A và B.

Vừa hay, lấy hai vế của hai Pt trên cộng vào nhau...

Ta được cái cần có:

$F_1-F_2=(P_A+P_B)+(F_A-F_B) =50+p_o(S_1-S_2)=50+10^{-3}$

Thay vô (*), ta sẽ tìm được ngay A.

Vả lại, may mắn thay, chúng ta có Pt Clapayron - Mendeleep để mà áp dụng.

Không phải là áp dụng thẳng luôn đâu ma từ cái đấy ta mới suy ra được cái sau đây:

Cụ thể nó thế này:

$p.\Delta V = R.n.\Delta t =A$

Ô hay, vừa đẹp... Thay số vào là ta tính được ngay $\Delta t$

$n=1$ đề cho rồi này! R chắc là 8,31 hả... hay 0,082.

Cái này tớ hay nhầm lắm. Mọi người thông cảm, ai thấy cái nào phù hợp thì thay vào nhé! :D

Ai vô xem rồi giải bài của tớ đi. Bài ở trên đó! ;)
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Cách giải thì cũng đúng rồi. Nói chung là cũng có sáng tạo. Sao phương trình động lực anh không thấy lực căng dây nhỉ? Tuy nó không ảnh hưởng tới kết quả nhưng nó không thiếu được.

Cách khác là tính áp suất khí bên trong rồi viết phương trình cho 2 trạng thái.

---hehe, vậy em sẽ sửa lại lần thứ 2
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

Bài này giải tớ đau đầu lắm... :D Bạn nào giải xong cho biết luôn thời gian giải nhá! :p

Ở một khúc sông thẳng, vận tốc của dòng nước tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách từ bờ. Vận tốc của dòng nước sát bờ là 0, vận tốc của dòng nước ở ngay giữa sông là $V_o$.

Một chiếc thuyền chạy băng qua dòng sông với vận tốc có độ lớn không đổi $u$ và hướng luôn vuông góc với vận tốc chảy của dòng nước.

Biết bề rộng của sông là $L$. Hãy tính quãng đường mà thuyền bị dòng nước cuốn đi khi băng ngang qua sông???

đầu bài cho tỉ lệ thuận thôi à ? Có cho v tăng bao nhiêu lần thì S tăng tần đấy lần không ?
 
Top Bottom