Vào đây giúp mình với !

C

chuot_kon_nak

Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

"Sống chết mặc bay" là vế đầu của câu "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"
Em phân tích thêm nội dung của văn bản thì đó chính là lý do :D
 
G

ga_cha_pon9x

Vì tên truyện gắn liền với nd văn bản mà:tên quan được coi là cha mẹ của dân mà lại bỏ rơi con mình trong lúc hoạn nạn để mà đánh tổ tôm rồi đến khi biết đê vỡ thì cũng coi như k0 ,thế chẳng là sống chết mặc bay hả em
 
C

chuot_kon_nak

Thank nha?
Nhưng sao mấy bạn hok viết bài lun
:confused::confused::confused::confused:
Coa' thể choa tớ thêm vài dẫn chứng đi
Mình sẽ thank nhiu`
:khi (77)::khi (77)::khi (77)::khi (77)::khi (77)::khi (77)::khi (77):
 
L

linhtinh98

Đề yêu cầu so sánh con người trên đê và con người trong đình, chúng ta có thể tìm ra những đặc điểm đề tiến hành so sánh làm nổi bật những nét khác biệt của hai đối tượng.
Thứ nhất: Về Không gian, thời gian:
+ Trên đê: Trời mưa gió, đêm tối mù mịt ("đã 1 giờ đêm"), nước sông cuồn cuộn lên to uy hiếp con đê ---> Nguy hiểm, hãi hùng.
+ Trong đình: Cao, vững chãi, đèn đuốc sáng trưng... ---> An toàn, tiện nghi đầy đủ.
Thứ hai:Những âm thanh
+ Trên đê: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc giục liên hồi, tiếng gà, trâu, bò kêu lẫn tiếng người thét ---> khẩn trương, thảm thiết.
+ Trong đình: Chỉ có tiếng sai bảo, đòi hầu hạ của quan lớn và tiếng xướng danh những quân bài trong ván tổ tôm ---> Tĩnh lặng, nghiêm trang, thờ ơ, lãnh đạm.
Thứ ba: Hành động
+ Trên đê: Hàng trăm nghìn dân hộ đê bì bõm dưới bùn lầy, vất vả, cơ cực , mệt lử, bất lực chống lại cơn lũ dữ ---> Cố gắng, nỗ lực trong tuyệt vọng
+ Trong đình: Quan ngồi chễm chệ trên phản, đánh tổ tôm và ăn yến.cười nói khi thắng ván bài ---> Bình thản, điềm nhiên, vô trách nhiệm.
Thứ tư: Tâm trạng
+ Trên đê: Lo âu, sợ hãi, hoảng loạn
+ Trong đình: Căng thẳng (nhưng không phải vì việc hộ đê mà vì kết quả ván bài), vô trách nhiệm.

Từ đó, bạn có thể rút ra những kết luận về sự đối lập, trái nghịch trong cảnh ngộ, số phận và hành động của những người "trên đê" và những người "trong đình", qua đó, tác giả kịch liệt phê phán thói vô trách nhiệm, quan liêu đến táng tận lương tâm của quan huyện. Và để thể hiện được nội dung đó, thủ pháp đối lập, tương phản được tác giả vận dụng thật đắc địa. I. Mở bài
- giới thiệu tác giả: sống ở thế kỉ 19, có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt bức tranh thái độ của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong hoàn cảnh khốn cùng" Sống chết mặc bay"

II. Thân bài
- Giải thích "Sống chết mặc bay" là vế đầu câu thục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi": Thái độ của bạn thày lang , thày cúng trong xã hội cũ
- Sống chết mặc bay, nhan đề của truyện ngắn mà PHT đặt nhằm để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc.
- Phép tương phản, tăng cấp được tác giả sử dụng qua hai hình ảnh:
+ Cảnh dân chúng cứu đê...
+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng vô trách nhiệm, xung quanh hắn: " bên canhj ngài, bên tay trái bát yến hấp phèn, để trong khay khảm , khói bay nghi ngút...hai bên nào là ống thuốc bạc, trông mà thích mắt"
- Kẻ hầu người hạ...
- Ham mê ván bài tổ tôm
- Hắn cười hả hê vì thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh vỡ đê xảy ra, nhà cửa trôi băng, nước tràn lênh láng, người sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn...

III. Kết bài
- Nhà văn quả thực chọn cho tác phẩm của mìn nhan đề thật hay, thật sâu sắc, ý nghĩa
- Đọc truyện, ta càng thêm căm phẫm bọn quan lại xã hội cũ vô trạch nhiệm, táng tận lương tâm
- Thấy được nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến đê điều, dời sống của nhân dân
__________________

SƯU TẦM ..
 
Top Bottom