VĂn9

KúnEllie

Học sinh
Thành viên
19 Tháng năm 2017
139
54
36
23
Thái Bình
thpt lê quý đôn
  • Like
Reactions: tdoien

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Nghe tiếng giã gạo gạo đem vào giã bạo đau đớn gạo giã xong rồi trắng tụa bông ống ở trên đồi người củng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công Em hãy bình luận ý thơ trên. Hổ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục lớn. Những ý kiến của Người, dù dưới hình thức văn học hay chinh luận cũng được giúp cho mỗi chúng ta những bài học vô cùng thâm thía. Bài "Nghe tiếng giã gạo" trong tập "Nhật ki trong tù" mang một ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, phấn đấu của con ngươi.
Chúng ta tìm hiểu rõ lời khuyên dạy trên để rút ra những bài học lớn cho việc rèn luyện, phấn đấu bản thân.

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giả xong rồi trắng tựa bông

Bác nêu lên một hiện thực thông thường, ai cũng có thể nhìn thấy, quan sát, kiểm nghiệm được: Hạt gạo được xay giã và trở nên trắng đẹp, tinh khiết. Ý thơ không chỉ dừng lại ở đây mà đi xa hơn. Tuy Bác chưa bộc lộ trực tiếp ở hai câu đầu, nhưng ý thơ đã được chuẩn bị sẵn sàng và công việc chuẩn bị đó được thể hiện qua thủ pháp nhân hóa: Gạo cũng "đau đớn" trong quá trình xay giả.

Từ một hiện tượng cụ thể, để thấy, dễ nhìn, dễ quan sát kiểm nghiệm ấy, Bác nâng lên ý khái quát :

Sống ở trên đời nguời cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thằnh công

Tính chất triết lý đã bộc lộ rõ và toàn bộ ý nghĩa của bài thơ đọng lại ở câu cuối cùng. Chữ "thành công" mà Bác dùng ở đây mang một ý nghĩa rộng và nhiều mặt: Việc đạt tới những kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp chinh trị, trong việc tiếp thu và phát huy tri thức cúa nhân loại, trong tu dưỡng đạo đức tác phong...

Nghĩa là tất cả nhũng khó khăn gian khổ đều phái trài qua một quá trình lâu dài phấn dấu, phải được tôi luyện với những thứ thách ghê gớm, kể cả những lúc gặp thất bại hay những lúc phải hi sinh cả tính mạng... đều phải vượt qua mới đi đến thành công, thắng lợi.

Tại sao con người muốn "thành công" lại phái chịu "gian nan rèn luyện" ở trên đời này, mọi điều tốt đẹp, chân chính không thể bỗng dưng mà có được. Cái mới, cái tốt... điều nảy sinh và phát triển từ một quá trình lâu dài, tử những gian khổ, trở ngại. Chính thử thách được tôi luyện đó rồi đứng lên thật vững vàng bằng một sức mạnh chiến thắng. Sức mạnh này giúp dân tộc ta trở nên kiên cường, bất khuất qua hai thời kì kháng chiến. Và cuộc đời của Bác là một tâm gương ngời sáng về ý chí, nghi lực phi thường cho mỗi chúng ta noi theo. Bác đã phải vuợt qua biết bao nhiêu gian khố, trở ngại mới tìm thấy con đường cứu dân cứu nước, mà phái chịu bao nhiêu cay đắng, thiếu thốn mới trở thành nhà bác học nổi tiếng.

Quả thật, bài thơ mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nghị lực và tu thân. Thế nhưng hiện nay vẫn không ít người khi đối đầu với khó khăn thử thách thì lại dễ dàng lùi bước. Đó là những kẻ thiếu ý chi, thiếu nghị lực nên họ luôn luôn nhận sự thất bại mà thôi. Do vậy, khi còn trên ghế nhà trường, ta phải tự rèn luyện cho mình có được một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Được như vậy ta sẽ tự tin hơn và chắc chắn trở thành người hữu ích cho xã hội.

Ta cũng nên nhớ rằng muốn "thành công" ngoài việc "gian nan rèn luyện "bằng nhiệt tình, lòng kiên trì, ta còn phải mưu trí', sáng tạo tìm ra những biện pháp tốt trong việc phấn đấu rèn luyện đê kết quả rực rỡ hợn.

Bài thơ "Nghe tiếng gịã gạọ" là một bài học sâu sắc. Học thi văn của Bác, chúng ta học được rất nhiều điều bỏ ích mà đều trước tiên và cơ bản là đạo làm người. Ngày nay, việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân vẫn là một bài học quý báu mà tấm gương về cuộc đời của Bác mãi mãi là phương châm để chúng ta nhìn vào đó mà học tập, mà tự rèn luyện phấn đấu cho bán thân.
nguồn internet

p/s :hôm nay mk bận nên đành copi trên mạng cho bạn tham khảo ,thông cảm :)
 
  • Like
Reactions: KúnEllie

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
dàn ý
+/mở bài
giới thiệu về bác
giới thiệu tác phẩm "nghe tiếng giã gạo "
-Nghe tiếng giã gạo chúng ta thường nghĩ đến nỗi vất vả của người lao động. Sâu sắc và độc đáo hơn, Bác Hồ cảm thông với hạt gạo. “Gạo đem vào giã bao đau đớn” từ đó bác đã dẫn đến kết luận :"Sống ở trên đời nguời cũng vậy.Gian nan rèn luyện mới thành công "

+/thân bài:
-Hai câu thơ nêu ra một bài học thiết thực về cách sống. “Sống ở trên đời người cũng vậy”. Mỗi chúng ta phải biết hiến thân, hãy kiên trì rèn luyện để giúp ích cho đời. Mà phải “Gian nan rèn luyện mới thành công” được. Ở câu cuối Bác đã nêu ý gian nan lên trước để nhấn mạnh, để yêu cầu phấn đấu rèn luyện, rồi mới viết “mới thành công” sau. Đó cũng là cuộc nhào nặn nhựa đời, để “nhân” được thành “quả”.

-Tại sao con người muốn "thành công" lại phái chịu "gian nan rèn luyện" ở trên đời này, mọi điều tốt đẹp, chân chính ?
Chính thử thách được tôi luyện đó rồi đứng lên thật vững vàng bằng một sức mạnh chiến thắng. Sức mạnh này giúp dân tộc ta trở nên kiên cường, bất khuất qua hai thời kì kháng chiến. Và cuộc đời của Bác là một tâm gương ngời sáng về ý chí, nghi lực phi thường cho mỗi chúng ta noi theo. Bác đã phải vuợt qua biết bao nhiêu gian khố, trở ngại mới tìm thấy con đường cứu dân cứu nước, mà phái chịu bao nhiêu cay đắng, thiếu thốn mới trở thành nhà danh nhân nổi tiếng.

-hiện nay vẫn không ít người khi đối đầu với khó khăn thử thách thì lại dễ dàng lùi bước. Đó là những kẻ thiếu ý chi, thiếu nghị lực nên họ luôn luôn nhận sự thất bại, do vậy, khi còn trên ghế nhà trường, ta phải tự rèn luyện cho mình có được một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Được như vậy ta sẽ tự tin hơn và chắc chắn trở thành người hữu ích cho xã hội.
=>muốn "thành công" ngoài việc "gian nan rèn luyện "bằng nhiệt tình, lòng kiên trì, ta còn phải mưu trí', sáng tạo tìm ra những biện pháp tốt trong việc phấn đấu rèn luyện đê kết quả rực rỡ hơn
-Bài thơ: “Nghe tiếng giã gạo” là sự rung động của trí tuệ. Đó là những câu thơ rất Hồ Chí Minh.Vì không những Bác tự khuyên mình, mà đã thực hiện trung thành những lời mình tự khuyên đó. Đọc và học thơ Bác, trước hết là cảm nhận và học theo đạo lý làm người của một “con người” - một nhân cách văn hóa có lý tưởng cao đẹp và giàu tình thương yêu.


kết bài
Noi gương Bác, chúng ta "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" như lời Người đã dặn. Như triết lý nhân sinh mà qua tiếng đời vọng lại - “Nghe tiếng giã gạo” - Người đã đúc kết lại như một quy luật muôn đời:Sống ở trên đời người cũng vậy, gian nan rèn luyện mới thành công”.

 
Top Bottom